Tạp chí Sinh lý học Việt Nam
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
MỐI LIÊN QUAN TĂNG MEN GAN VÀ ĐỢT CẤP BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
Tạp chí Sinh lý học Việt Nam - Tập 26 Số 1 - 2022
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tăng men gan trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống (SLE) và mối liên quan giữa tăng men gan với đợt cấp bệnh SLE. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 157 bệnh nhân SLE được chẩn đoán theo tiêu chẩn SLICC 2012 điều trị tại Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: 44/157 (28,0%) bệnh nhân tăng men gan. Số lượng bạch cầu máu ngoại vi nhóm bệnh 5,267±4,019 G/L thấp hơn nhóm chứng 8,509±4,331 G/L (p=0,000). Nồng độ C4 nhóm bệnh 0,099±0,076 g/L thấp hơn nhóm chứng 0,135±0,127 g/L (p=0,038). Điểm SLEDAI nhóm bệnh 12,556±7,229 cao hơn nhóm chứng 8,179±5,191 (p=0,002). Kết luận: Đợt cấp SLE gây tăng men gan.
#SLEDAI #đợt cấp lupus ban đỏ hệ thống #tăng men gan
NGHIÊN CỨU ĐÁP ỨNG GIAO CẢM DA Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
Đáp ứng giao cảm da (Sympathetic skin response – SSR) là test thăm dò chức năng giao cảm của dây thần kinh ngoại vi, dễ thực hiện, có thể lặp lại nhiều lần. Khi có một kích thích như đau, stress, lo lắng… hệ giao cảm tăng tiết acetylcholine ở ngoại vi khiến da tăng tiết mồ hôi, dẫn đến thay đổi trở kháng của da, máy điện cơ sẽ ghi lại các dao động đó và thể hiện bằng một sóng đáp ứng, thời gian tiềm của sóng được tính từ lúc kích thích đến lúc bắt đầu xuất hiện điện thế đáp ứng (ms), biên độ được tính là khoảng cách giữa 2 đỉnh của sóng đáp ứng (µV). Kết quả được coi là chắc chắn bất thường nếu như không có phản xạ. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát đáp ứng giao cảm da (SSR) ở người bệnh đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến đáp ứng giao cảm da (SSR) ở người bệnh đái tháo đường typ 2. Đối tượng nghiên cứu 58 người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 và 30 người bình thường. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Sóng SSR xuất hiện ở 100% nhóm chứng khỏe mạnh. Trong 58 người bệnh, SSR vắng mặt ở 52% người bệnh ĐTĐ typ 2 có biến chứng thần kinh ngoại vi (BCTKNV) và 18.2% người bệnh không có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán BCTKNV trên lâm sàng, tỷ suất chênh OR là 4,9, có ý nghĩa thống kê (95%CI từ 1,5 – 15,9 không chứa 1). Sự vắng mặt SSR không tương quan với các yếu tố như tuổi, giới, BMI, tiền sử tăng huyết áp (THA) hay rối loạn chuyển hóa (RLCH) lipid, tình trạng hút thuốc và tình trạng kiểm soát đường huyết nhưng có mối liên quan với số năm mắc bệnh ĐTĐ, thời gian mắc bệnh càng dài tỷ lệ vắng mặt SSR càng tăng. Ngoài ra SSR thường vắng mặt ở những người bệnh có triệu chứng rối loạn chức năng tự chủ (65,2%) như rối loạn tiết mồ hôi, rối loạn tiểu tiện, rối loạn cương dương, hạ huyết áp tư thế, rối loạn nhịp tim với tỷ suất chênh OR là 17,1 có ý nghĩa thống kê (95% CI từ 4,3 – 67,7). Với kết quả nghiên cứu này, SSR có thể là một thăm dò có giá trị trong việc hỗ trợ phát hiện sớm bệnh lý thần kinh ĐTĐ.
#Đáp ứng giao cảm da #SSR #thần kinh #đái tháo đường
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC GIẤC NGỦ CỦA NGƯỜI BỆNH MẮC HỘI CHỨNG NGỪNG THỞ DO TẮC NGHẼN KHI NGỦ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm cấu trúc giấc ngủ của người bệnh mắc hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2022-2023 và phân tích mối liên quan giữa thay đổi cấu trúc giấc ngủ và mức độ ngừng thở của nhóm đối tượng trên . Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 42 người bệnh đến khám và ghi đa ký giấc ngủ tại Bệnh viện. Kết quả và kết luận: Chỉ số giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu: Tổng thời gian giấc ngủ trung bình 315,8 ±67,95 phút, thời gian tiềm giấc ngủ trung bình 10,326±2.31 với đa số người bệnh có thời gian tiềm giấc ngủ dưới 30 phút ( 90,5 %) , hiệu quả giấc ngủ trung bình 83,90±13,17 và tỉ lệ người bệnh có hiệu quả giấc ngủ lớn hơn 80% là 69 %. Tỷ lệ giai đoạn giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu có thay đổi so với người bình thường, trong đó thấy sự kéo dài của tỷ lệ giai đoạn giấc ngủ N1 và N2 (giai đoạn giấc ngủ nông) và sự suy giảm của tỷ lệ giai đoạn giấc ngủ N3 và REM (giai đoạn ngủ sâu). Đặc điểm phân mảnh cấu giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu. Chỉ số AHI trung bình: 44,72 ± 28,02 cơn/giờ trong đó tỷ lệ người bệnh ngừng thở do tắc nghẽn mức độ nặng (chỉ số AHI ≥ 30 cơn/giờ) chiếm ưu thế với 69 % Không có sự liên quan giữa thay đổi giấc ngủ N1 và N2 với mức độ ngừng thở của người bệnh.Có sự liên quan giữa thay đổi cấu trúc giấc ngủ của đối tượng tham gia và mức độ ngừng thở do tắc nghẽn theo chỉ số AHI. Sự giảm tỉ lệ trung bình giai đoạn giấc ngủ N3 và giai đoạn giấc ngủ REM và tăng chỉ số vi thức từ nhóm mức độ nhẹ đến nặng có ý nghĩa thông kê (p<0,05).
Từ khoá: Đa ký giấc ngủ, ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ.
#Từ khoá: Đa ký giấc ngủ #ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NGƯỜI BỆNH SARCOPENIA CAO TUỔI
Tạp chí Sinh lý học Việt Nam - Tập 27 Số 2 - 2023
Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm lâm sàng của người bệnh sarcopenia cao tuổi tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 312 người bệnh ≥ 60 tuổi được chẩn đoán sarcopenia khám và điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng nghiên cứu được chẩn đoán sarcopenia dựa trên tiêu chuẩn của Hiệp hội Sarcopenia Châu Á 2019. Kết quả: 66,03% là nữ giới; tuổi trung bình là 75,25 ± 8,06 (năm). Tỷ lệ sarcopenia là 39,05%, trong đó 69,23% là sarcopenia nặng. Phần lớn các đối tượng nghiên cứu có nguy cơ suy dinh dưỡng MNA-SF (51,28%), có suy giảm chức năng hoạt động hằng ngày ADL (50,96%), có suy giảm chức năng hoạt động hằng ngày có dụng cụ IADL (60,58%), có mức độ hoạt động thể lực thấp IPAQ (70,51%) và có nguy cơ ngã (61,64%). Trung bình mỗi người bệnh sarcopenia mắc 3,45 ± 3,43 bệnh mạn tính, trong đó tăng huyết áp và đái tháo đường chiếm đa số (tương ứng là 56,09% và 38,46%). Kết luận: Tỷ lệ sarcopenia ở người bệnh cao tuổi tại bệnh viện Lão khoa Trung ương là khá cao, trong đó phần lớn là sarcopenia mức độ nặng. Cần thiết phải sàng lọc và phát hiện sớm sarcopenia ở người cao tuổi để phòng tránh các biến chứng bất lợi.
#Sarcopenia #người cao tuổi #đặc điểm lâm sàng
ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ ĐẾN THỰC TRẠNG RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU VÀ NGUY CƠ XUẤT HUYẾT DO QUÁ LIỀU CHỐNG ĐÔNG KHÁNG VITAMIN K
Tạp chí Sinh lý học Việt Nam - Tập 27 Số 2 - 2023
Mục tiêu: Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ đến thực trạng rối loạn đông máu và nguy xuất huyết trên 79 trường hợp người bệnh có tình trạng rối loạn đông máu được phát hiện tại tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng - Vĩnh Bảo, Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: NC thuần tập mô tả, tiến cứu. Những người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông kháng vitamin K có chỉ số xét nghiệm INR vượt ngưỡng yêu cầu ở những người bệnh tuân thủ liều dùng và có thời điểm XN INR định kỳ 4 tuần/lần. Kết quả: Nhóm nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 65.65 ± 12.17 [33:85], đa số thuộc nhóm cao tuổi (73.4%). Tỉ lệ Nam giới (31.65%) thấp hơn so với nữ giới (68.35%) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0.05). Người bệnh có biểu hiện xuất huyết chiếm 22.8%. Chỉ số INR có giá trị trung bình là 5.88 ± 3.0 [3.02 – 23.95]. Nhóm có mức độ INR > 5 (chiếm 51.9%) và nhóm có mức độ INR ≤5 (chiếm 48.1%) có tỉ lệ tương đương nhau. Trong nhóm rối loạn đông máu, nhóm có chỉ số INR >5 có nguy cơ gây xuất huyết chảy máu cao hơn nhóm có chỉ số INR < 5 (p < 0.001). Người bệnh sử dụng CoEnzym Q10 và dinh dưỡng rau xanh thuộc họ cải (turnip green) khá hay gặp (chiếm 31.6% và 35.4%) có thể ảnh hưởng rối loạn đông máu và đều gây tăng nguy cơ xuất huyết chảy máu với tỉ suất chênh OR lần lượt là 5.28 (CI: 1.72-16.17, với p < 0.01) và 2.99 (CI: 1.01-8.80, với p < 0.05) có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Nhóm nghiên cứu có rối loạn đông máu chủ yếu gặp ở nhóm cao tuổi. Nhóm nam giới gặp ít hơn so với nhóm nữ nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nhóm người bệnh có chỉ số INR > 5 và ≤ 5 là không có sự khác biệt; Người bệnh có triệu chứng xuất huyết chảy máu chiếm 22.8%, có sự khác biệt giữa 2 nhóm có chỉ số INR > 5 và nhóm có chỉ số INR ≤ 5 với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.001). Nhóm người bệnh sử dụng Coenzym Q10 và rau xanh họ rau cải chiếm khá phổ biến ở nhóm có rối loạn đông máu khi dùng thuốc kháng vitamin k, nó thực sự là những yếu tố nguy cơ có liên quan đến tăng tình trạng rối loạn đông máu và nguy cơ xuất huyết chảy máu.
#Risk factors #INR #coagulation disorders #bleeding
HOẠT TÍNH KHÁNG VIÊM CỦA CAO CHIẾT SÂM VIỆT NAM (PANAX VIETNAMENSIS) ĐỐI VỚI TẾ BÀO RAW 264.7
Tạp chí Sinh lý học Việt Nam - Tập 27 Số 2 - 2023
Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis, SVN) là cây dược liệu quý và đặc hữu của Việt Nam. SVN được chứng minh là có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống ôxi hóa, chống ung thư. Tuy nhiên, tác dụng của SVN với các tổn thương viêm còn chưa được làm sáng tỏ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng kháng viêm của phân đoạn cao chiết nước và cao chiết butanol của SVN đối với tế bào RAW 264.7 được kích hoạt viêm bởi lipopolysaccharide (LPS). Tế bào RAW 264.7 được nuôi cấy trong điều kiện môi trường bình thường hoặc bị xử lý với LPS. Cao chiết SVN được bổ sung vào trước thời điểm xử lý gây viêm bởi LPS. Cuối thời điểm thí nghiệm, khả năng sống của tế bào, hàm lượng nitric oxide (NO) và gốc ôxi phản ứng (reactive oxygen species, ROS) của tế bào được xác định bằng các kit CCK-8, Griess Reagent và CM-H2DCFDA. Kết quả thu được cho thấy, cao chiết butanol của SVN (50 và 100 µg/ml) đã làm tăng đáng kể tỷ lệ tế bào sống của tế bào RAW 264.7 trong điều kiện có LPS. Mẫu tế bào bị gây viêm bởi LPS đồng thời được bổ sung cao chiết butanol của SVN có lượng NO và ROS giảm rõ rệt (p<0,05 so với nhóm chỉ có LPS). Tuy nhiên, cao chiết nước của SVN chưa thể hiện các hoạt tính khảo sát. Kết quả nghiên cứu bước đầu cung cấp các dẫn liệu thể hiện tác dụng bảo vệ cao chiết butanol của SVN đối với tế bào RAW 246.7 thông qua khả năng làm giảm các sản phẩm trung gian của quá trình viêm như NO và ROS.
#Vietnamese ginseng #RAW 264.7 #LPS #nitric oxide.
MỨC ĐỘ MẤT ĐOẠN LỚN CỦA ADN TY THỂ Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
Mục tiêu: Xác định được mức độ mất đoạn lớn của ADN ty thể ở mẫu mô u, mô lân cận u và mẫu máu của bệnh nhân ung thư đại trực tràng (UTĐTT) qua đó đánh giá mối liên quan giữa mức độ mất đoạn với các đặc điểm bệnh học, so sánh mức độ mất đoạn giữa mẫu máu của bệnh nhân ung thư với mẫu máu của người khỏe mạnh làm đối chứng. Phương pháp: Mức độ mất đoạn lớn của ADN ty thể đã được xác định bằng phương pháp PCR định lượng (real -time PCR). Mức độ mất đoạn được so sánh bằng các kiểm định thống kê phù hợp. Chúng tôi đã phân tích mức độ mất đoạn trên bộ mẫu từ 94 bệnh nhân UTĐTT, trong đó 54 cặp mẫu mô u và lân cận u (LCU) được cung cấp bởi bệnh viên K, 40 cặp mẫu mô u và LCU có kèm theo mẫu máu của 40 bệnh nhân được cung cấp tại Bệnh viện Quân Y 103. Mẫu máu của 67 người khỏe mạnh được sử dụng làm đối chứng. Kết quả: Nghiên cứu đã xác định được mức độ mất đoạn lớn của ADN ty thể trên mô u, mô LCU, mẫu máu ở một nhóm bệnh nhân UTĐTT người Việt Nam và mẫu máu đối chứng tương ứng là 56,89%; 58,09%; 59,37% và 53,61%. Mức độ mất đoạn ở mẫu máu của bệnh nhân cao hơn so với mẫu máu đối chứng (p < 0,05). Mức độ mất đoạn không phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và các đặc điểm bệnh học. Kết luận: Phần lớn bệnh nhân có mức độ mất đoạn thuộc khoảng 50-60%. Mức độ mất đoạn ở mẫu máu của bệnh nhân cao hơn so với mẫu máu đối chứng (p < 0,05). Mức độ mất đoạn không phụ thuộc vào các đặc điểm bệnh học của bện nhân. Sự tương quan về mức độ mất đoạn giữa mẫu mô và máu của bệnh nhân UTĐTT là tương quan yếu (p > 0,05).
#Mức độ mất đoạn lớn ADN ty thể #ung thư đại trực tràng và PCR định lượng
STABILITY OF THE TRANSGENE REPORTER FOR OSTEOBLASTS IN THE TRANSGENIC COL10A1:NLGFP MEDAKA FISH (ORYZIAS LATIPES)
Objective: to examine genetic and functional stability of an osteoblast reporter transgene coding for green fluorescence protein (GFP) in the transgenic col10a1:nlGFP fish generated a decade ago. Methods: homozygous and hemizygous fish for the transgene GFP were segregated by testcrossing. PCR were performed to check for the presence of the transgene GFP in the homozygous and hemizygous genomes. GFP signal was used to assess distribution of collagen10a1 expressing osteoblasts. Alizarin complexone (ALC) was used to visualize mineralized matrix of the live larvae. Expression pattern of the transgene GFP and level of bone mineralization in the live transgenic fish was analyzed using fluorescent imaging and ImageJ analysis for GFP and ALC signal, respectively. Results: three homozygous col10a1:nlGFP fish were found and many hemizygotes were produced. Both homozygous and hemizygous fish still contain the transgene GFP in their genomes and express GFP in a pattern recapitulating endogenous collagen10a1 gene expression in osteoblast. They also retain the pattern of GFP expression in bone structures like that of the original transgenic fish generated a decade ago. This confirms the genomic and functional stability of the transgene GFP in the fish
Collagen10a1 GEN EXPRESSION AND BONE MINERALIZATION IN THE col10a1:nlGFP TRANSGENTIC MEDAKA FISH LARVAE
Objective: To assess the expression level of the osteoblast-specific collagen10a1 gene and the degree of bone mineralization during the early larval stages of col10a1:nlGFP transgenic medaka fish to identify a specific developmental time window suitable for conducting bone anabolic effect evaluations of bioactive substances. Methods: Homozygous and hemizygous col10a1:nlGFP fish larval groups at 7, 9, 10, 11, and 14 days post fertilization (dpf) were used in the study (n=…/group). The fish were subjected to live staining with alizarin red S (ARS) dye to visualize their mineralized bone structures. Fluorescent images were captured using a fluorescent stereoscope to document both the GFP and ARS signals in the fish. The density of the GFP signal was utilized to assess the expression level of the collagen10a1 gene in osteoblasts, while the density of the ARS signal was used to evaluate the extent of bone mineralization. ImageJ software was employed for this analysis. Results: The intensity of GFP signal exhibited an upward trend as the fish grew from 7 to 9 dpf, followed by a gradual decline from 9 to 14 dpf. Along with that, the intensity of ARS signal increased as the fish grew from 7 to 10 dpf, followed by a gradual decrease from 10 to 14 dpf. These findings indicate that the optimal developmental window for conducting tests on the fish with bioactive compounds, utilizing a stereo fluorescence microscope, is between 7 and 9 dpf.
ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƯỜI BỆNH MẮC COVID 19 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG
Tạp chí Sinh lý học Việt Nam - - 2022
Mục tiêu: Khảo sát mức độ rối loạn lo âu, trầm cảm, căng thẳng của người bệnh mắc Covid -19 điều trị tại bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 270 người bệnh mắc Covid-19 được điều trị tại Bệnh viện Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương từ 02/2021 đến 05/2021. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh mắc Covid-19 điều trị tại bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương có biểu hiện stress, lo âu và trầm cảm của người bệnh tại thời điểm vào viện lần lượt là 50,4%, 52,6%, 42,6% và bệnh tại thời điểm ra viện lần lượt là 23,7%, 49,3%, 30,7%. Kết luận: Chất lượng sức khỏe tâm thần của người bệnh sau điều trị tại bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương được cải thiện.
#sức khỏe tâm thần #Covid-19
Tổng số: 149
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10