Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
Polyp killian qua lỗ thông xoang sàng sau vào hốc mũi: Báo cáo ca lâm sàng
Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam - Số 3 - Trang 11-17 - 2023
Nguyễn Xuân Nam, Cao Minh Thành, Lê Duy Chung, Nguyễn Bá Thuần, Cao Minh Hưng, Nguyễn Văn Hùng
Polyp Killan hay còn gọi là polyp mũi sau là dạng polyp lành tính được hình thành do tổn thương biểu mô chế nhày trong xoang hàm, ngày càng phát triển to lên và đi vào hốc mũi qua lỗ thông xoang hàm, hướng về lỗ mũi sau, kích thước ngày càng lớn tới mức che kín hoàn toàn lỗ mũi sau1,2,3. Polyp Killian là loại polyp đơn độc, biểu hiện bệnh một bên, ở người lớn polyp Killian chiếm tỷ lệ 3-5% viêm mũi xoang có polyp2,3, nhưng chiếm tới 33% bệnh viêm mũi xoang có polyp ở trẻ em4,5,6,7. Trong báo cáo này chúng tôi mô tả một trường hợp polyp lỗ mũi sau mà đi vào hốc mũi qua khe mũi trên, chưa tìm thấy trường hợp nào tương tự trong y văn.
#Polyp Killan #Polyp cửa mũi sau
Polyp killian qua lỗ thông xoang sàng sau vào hốc mũi: Báo cáo ca lâm sàng
Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam - Số 3 - Trang 11-17 - 2023
Cao Minh Thành, Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Văn Hùng, Lê Duy Chung, Cao Minh Hưng, Nguyễn Bá Thuần
Polyp Killan hay còn gọi là polyp mũi sau là dạng polyp lành tính được hình thành do tổn thương biểu mô chế nhày trong xoang hàm, ngày càng phát triển to lên và đi vào hốc mũi qua lỗ thông xoang hàm, hướng về lỗ mũi sau, kích thước ngày càng lớn tới mức che kín hoàn toàn lỗ mũi sau1,2,3. Polyp Killian là loại polyp đơn độc, biểu hiện bệnh một bên, ở người lớn polyp Killian chiếm tỷ lệ 3-5% viêm mũi xoang có polyp2,3, nhưng chiếm tới 33% bệnh viêm mũi xoang có polyp ở trẻ em4,5,6,7. Trong báo cáo này chúng tôi mô tả một trường hợp polyp lỗ mũi sau mà đi vào hốc mũi qua khe mũi trên, chưa tìm thấy trường hợp nào tương tự trong y văn.
#Polyp Killan #Polyp cửa mũi sau
KHẢO SÁT VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ Ở CÁC BỆNH LÝ NHIỄM TRÙNG TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2022
Phan Võ Thy Ngân, Trần Minh Trường, Trương Thiên Phú
Đặt vấn đề: Bệnh lý nhiễm trùng vùng tai mũi họng là những bệnh rất thường gặp. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích định hướng đúng về chủng vi khuẩn hiện tại thường gặp của từng vùng trong các bệnh lý nhiễm trùng vùng tai mũi họng để sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm một cách hiệu quả nhất trước khi có kết quả định danh và kháng sinh đồ vi khuẩn. Mục tiêu: Phân bố và đề kháng kháng sinh của các loài vi khuẩn trên bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng vùng tai mũi họng. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang trên 72 bệnh nhân bị nhiễm trùng vùng tai mũi họng có kết quả nuôi cấy vi khuẩn dương tính tại khoa Tai mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi phân lập được 78 vi khuẩn ở các bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Staphylococcus aureus (26,9%), Pseudomonas aeruginosa (24,4%), và Klebsiella pneumoniae (16,7%). Staphylococcus aureus có độ nhạy cao nhất với vancomycin (100,0%), teicoplanin (100,0%), linezolid (94,1%). Pseudomonas aeruginosa có độ nhạy cao nhất với tobramycin (100,0%), imipenem (94,4%), meropenem (94,7%), amikacin (94,4%). Klebsiella pneumoniae có độ nhạy cao nhất với ertapenem (76,9%), meropenem (76,9%), imipenem (75,0%). Kết luận: Dựa vào tần suất và kháng sinh đồ của các chủng vi khuẩn hay gặp trong nhiễm trùng tai mũi họng để cân nhắc việc chỉ định kháng sinh theo kháng sinh đồ.
#Nhiễm trùng vùng tai mũi họng #vi khuẩn #kháng sinh đồ #đề kháng kháng sinh
Kết quả phẫu thuật nội soi treo thanh quản cắt bán phần sau dây thanh một bên bằng dao siêu âm điều trị liệt khép hai dây thanh
Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam - Số 3 - Trang 67-75 - 2023
Nguyễn Hồng Hải, Trần Việt Hồng, Trần Lê Thiên Phúc, Huỳnh Tấn Lộc
Đặt vấn đề: Liệt đồng thời hai dây thanh xảy ra do liệt các cơ mở thanh môn, làm hai dây thanh bất động ở vị trí khép, gây hẹp thanh môn khít hoàn toàn hay một phần. Khi bệnh nhân bị liệt khép đồng thời hai dây thanh biểu hiện khó thở thanh quản cấp hay mạn, ngủ ngáy, giảm chất lượng cuộc sống. Phẫu thuật nội soi cắt bán phần sau dây thanh một bên bằng dao điện đơn cực, lưỡng cực, Laser CO2  đã được thế giới ứng dụng từ nhiều năm qua. Ở Việt Nam, khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đã sử dụng dao siêu âm vào phẫu thuật này từ 2015 đến nay giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phương pháp phẫu thuật nội soi treo thanh quản cắt bán phần sau dây thanh một bên băng dao siêu âm điều trị liệt khép hai dây thanh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Với 30 bệnh nhân liệt khép dây thanh hai bên. Một nghiên cứu tiến cứu mô tả có can thiệp thực hiện từ 1/2019- 6/2023 tại BVND Gia Định. Kết quả và bàn luận: Từ 1/2019 đến 6/2023, với 30 bệnh nhân liệt khép dây thanh hai bên tham gia nghiên cứu, theo dõi sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Kết quả đánh giá theo các tiêu chuẩn chủ quan và khách quan: 100% bệnh nhân cải thiện đường thở, không trường hợp nào tái phát khó thở, sau phẫu thuật bệnh nhân có khàn tiếng nhẹ, rối loạn giọng nói ít. Kết luận: Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt bán phần sau dây thanh một bên bằng dao siêu âm điều trị liệt khép dây thanh hai bên cho kết quả cải thiện đường thở 100%, an toàn, thời gian nằm viện tương đối ngắn, vừa giúp giải quyết khó thở nhưng vẫn bảo tồn được chức năng nói và nuốt, bệnh nhân hài lòng với kết quả phẫu thuật.
#Cắt dây thanh
Ứng dụng hệ thống EJS trong chẩn đoán và điều trị cholesteatoma tai giữa mắc phải
Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam - Số 4 - Trang 77-85 - 2023
Dương Anh Vũ, Dương Thanh Hồng, Nguyễn Thanh Vinh
Mục tiêu: Ứng dụng hệ thống EJS (EAONO/JOS system) trong chẩn đoán và điều trị cholesteatoma tai giữa mắc phải. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện trên 71 bệnh nhân tại bệnh viện Tai Mũi Họng từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 10 năm 2022. Kết quả: Có 64 trường hợp (90,14%) được chẩn đoán giống giai đoạn và 7 trường hợp (9,86%) được chẩn đoán khác giai đoạn trong lúc phẫu thuật so với trước phẫu thuật. EJS là một hệ thống có giá trị tốt trong việc phân giai đoạn cholesteatoma tai giữa với chỉ số Kappa là 0,766. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ tiệt căn xương chũm với từng giai đoạn của cholesteatoma tai giữa (Fisher’s exact test, p = 0,006). Không có sự liên quan giữa tỉ lệ tái phát, thời gian phẫu thuật với từng giai đoạn của cholesteatoma tai giữa (Fisher’s exact test, p > 0,05). Không có sự liên quan giữa tỉ lệ tái phát với các vị trí giải phẫu khó tiếp cận của cholesteatoma tai giữa (Fisher’s exact test, p > 0,05). Kết luận: Nhờ vào hệ thống EJS, các phẫu thuật viên có thể phân loại, phân giai đoạn bệnh trước phẫu thuật và tiên lượng được những khó khăn có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật, cũng như là chủ động trong việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật (phẫu thuật xương chũm tường cao hay tường thấp) và phương tiện để phẫu thuật (kính hiển vi, nội soi hay kết hợp). Từ đó sẽ giúp cho việc phẫu thuật điều trị cholesteatoma đạt được hiệu quả tối ưu.
#Hệ thống EJS #cholesteatoma
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của mềm sụn thanh quản ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam - Số 3 - Trang 5-10 - 2023
Lý Xuân Quang, Huỳnh Thị Mỹ Hiền
Đặt vấn đề: Mềm sụn thanh quản (MSTQ) là nguyên nhân thường gặp nhất của thở rít bẩm sinh, do cấu trúc mô nâng đỡ thanh quản và thượng thanh môn sa vào đường thở trong thì hít vào. Hầu hết trẻ bị mềm sụn thanh quản thường có triệu chứng nhẹ, các triệu chứng sẽ giảm khi trẻ 18-24 tháng. Bệnh mức độ nặng ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn, phát triển tâm vận, tăng số lần, thời gian nằm viện, thậm chí tử vong. Trước đây, việc thăm khám và đánh giá thanh quản ở trẻ em thường khó khăn vì trẻ không hợp tác, ngày nay với sự tiến bộ của nội soi ống mềm có nhiều ưu điểm hơn so với soi trực tiếp dưới gây mê. Ở nước ta, cho tới nay, có vài nghiên cứu về mềm sụn thanh quản nhưng vẫn chưa thống nhất phân loại mềm sụn thanh quản ở trẻ em, cũng như đối chiếu hình ảnh nội soi với hình thái lầm sàng, khảo sát những bệnh lý đi kèm ảnh hưởng đến mức độ nặng của mềm sụn thanh quản còn ít được quan tâm. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi của MSTQ, mối liên quan của bệnh lý đi kèm với mức độ nặng của MSTQ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả loạt ca. Tất cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú có MSTQ từ tháng 06/2020 đến tháng 08/2022 tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Kết quả: Tuổi trung bình là 7,5 ± 2,9 tháng, tỷ lệ nhóm >3-18 tháng cao nhất (75,6%). Nhóm > 18 tháng có 100% mức độ nhẹ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiếm 18,6%. Tỷ lệ sinh non, nhẹ cân chiếm 25,2%. Tiếng thở rít thanh quản điển hình (100%), khó bú, khó nuốt, sặc, biến dạng lồng ngực chỉ gặp ở mức độ nặng. Theo phân loại Thompson, MSTQ mức độ nhẹ (87,2%), trung bình (4,7%), nặng (8,1%). Theo phân loại Olney, MSTQ type I (69,8%), type II (15,1%), type III (7%), type phối hợp (8,1%). Bệnh lý đi kèm chiếm tỷ lệ 37,2%, trong đó trào ngược họng thanh quản là bệnh kèm theo thường gặp nhất, kế đến là tình trạng viêm phổi (24,4%), tim bẩm sinh (3,5%), bất thường thần kinh (4,7%), hội chứng Down (2,3%). MSTQ trung bình và nặng có 100% LPR cao hơn MSTQ nhẹ (28%), LPR trong nhóm có bệnh lý đi kèm (62,5%) nhiều hơn nhóm không có bệnh lý đi kèm (37,5%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (c2; p= 0,002). Tổn thương đường thở đi kèm (26,7%), trong đó hẹp hạ thanh môn và mềm sụn khí quản thường gặp nhất (9,3%). Tổn thương đường thở đi kèm ở MSTQ nặng (85,7%), trung bình (50%), nhẹ (20%). Kết luận: MSTQ thường nhẹ (87,2%). Phân loại mức độ nặng theo triệu chứng lâm sàng của tác giả Thompson khác biệt không có ý nghĩa thống kê với phân loại qua nội soi theo tác giả Olney (c2; p= 0,2). Các bệnh lý đi kèm khác nhau đặc biệt là tổn thương đường thở có ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh nặng.
#Mềm sụn thanh quản # #trào ngược họng thanh quản #nội soi thanh quản ống mềm
Đặc điểm thính lực trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 2022-2023
Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam - Số 4 - Trang 51-59 - 2023
Lâm Huyền Trân, Châu Ngọc Hân, Lê Nguyễn Uyên Chi
Đặt vấn đề: Mối liên quan giữa Đái tháo đường (ĐTĐ) và giảm thính lực đã được biết đến qua nhiều nghiên cứu, tình trạng tăng đường huyết ảnh hưởng đến nghe kém và cơ chế được nhắc đến chủ yếu do bệnh lý mạch máu nhỏ. Mục tiêu: So sánh sự khác biệt về thính lực giữa 2 hai nhóm không mắc và mắc Đái tháo đường type 2 và các yếu tố có ảnh hưởng đến thính lực của bệnh nhân mắc ĐTĐ type 2. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có nhóm chứng. 141 người tham gia từ 36-60 tuổi tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả: Tỷ lệ nghe kém tiếp nhận ở nhóm bệnh là 77,1%, trong đó chủ yếu 48,94% nghe kém tiếp nhận mức độ rất nhẹ. Ngưỡng nghe của nhóm mắc ĐTĐ type 2 cao hơn đáng kể đặc biệt ở các tần số cao so với nhóm chứng khi so sánh ở các nhóm tuổi. Tình trạng kiểm soát đường huyết kém, có biến chứng, thời gian mắc bệnh lâu dài cho thấy đều có sự khác biệt về ngưỡng nghe ở các tần số cao khi so sánh giữa 2 nhóm. Kết luận: Có mối liên quan giữa Đái tháo đường type 2 và ngưỡng nghe, đặc biệt ở các tần số cao. Kiểm soát đường huyết không tốt, thời gian mắc bệnh kéo dài, có biến chứng của bệnh có ý nghĩa trong việc dự báo sớm có sự hiện diện nghe kém trên bệnh nhân.
#Đái tháo đường type 2 #thính lực đơn âm #nghe kém tiếp nhận
TỔNG QUAN VỀ QUAN ĐIỂM ĐIỀU TRỊ RÒ XOANG LÊ HIỆN NAY: NỘI SOI ĐÓNG LỖ RÒ HAY LẤY TOÀN BỘ ĐƯỜNG RÒ?
Phan Hữu Ngọc Minh, Trần Văn Bửu
Bối cảnh/Mục tiêu: Rò xoang lê là bất thường bẩm sinh hiếm gặp nhất trong số các bất thường bẩm sinh vùng mang. Điều trị bệnh lý này thường gồm 2 quá trình là điều trị nhiễm trùng trong giai đoạn cấp và điều trị triệt để đường rò trong giai đoạn ổn định nhằm phòng ngừa tái phát. Phương pháp nào là tối ưu trong điều trị triệt để rò xoang lê đang là vấn đề gây tranh cãi hiện nay. Mặc dù phẫu thuật lấy đường rò toàn bộ đóng vai trò chủ đạo, nhưng phẫu thuật nội soi đóng lỗ rò là phương pháp can thiệp tối thiếu tỏ ra hiệu quả và an toàn. Bài tổng quan này nhằm bàn luận cách tiếp cận tốt nhất trong điều trị rò xoang lê dựa vào các bằng chứng hiện có. Phương pháp: Tìm kiếm các bài báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu bằng công cụ PubMed sử dụng các từ khóa “piriform sinus fistula’’ OR ‘‘third branchial cleft anomaly’’ OR ‘‘fourth branchial cleft anomaly’’ AND ‘‘endoscopic cauterization’’ OR “endoscopic ablation” OR “endoscopic obliteration” OR “open surgical excision” OR “open fistulectomy”. Kết quả: Tỷ lệ thành công của hai phương pháp là tương đương nhau, tuy nhiên phương pháp nội soi ít biến chứng hơn.Trong số các kỹ thuật đóng lỗ rò qua nội soi, không có kỹ thuật nào tỏ ra vượt trội hơn kỹ thuật khác. Một lưu đồ xử trí rò xoang lê dựa vào bằng chứng được đề xuất. Trong giai đoạn cấp, nếu có chỉ định dẫn lưu áp xe (chèn ép đường thở, biến chứng, abscess > 2.2 cm trên CT scan, tuổi < 4, phải điều trị tại ICU) thì dẫn lưu áp xe và nội soi đóng lỗ rò đồng thời. Nếu không có chỉ định dẫn lưu áp xe thì điều trị nội khoa với kháng sinh nhóm penicillin kết hợp với chất ức chế β-lactamase hoặc kháng sinh bền vững với β-lactamase phối hợp với một kháng sinh hiệu quả với vi khuẩn kỵ khí. Điều trị triệt để đường dò nên tiến hành trong giai đoạn ổn định, trong đó nội soi đóng lỗ rò là phương pháp đầu tay, có thể lặp lại đến 2 lần nếu thất bại. Phẫu thuật mở lấy đường rò toàn bộ dành cho trường hợp không phát hiện lỗ rò trong hoặc thất bại sau nội soi đóng lỗ rò. Kết luận: Cả hai phương pháp nội soi đóng lỗ rò và lấy đường rò toàn bộ đều giữ vị trí quan trọng trong điều trị rò xoang lê và có thể bổ sung cho nhau. Phẫu thuật nội soi đóng lỗ rò nên là phương pháp đầu tay, phẫu thuật mở lấy đường rò toàn bộ dành cho trường hợp không phát hiện lỗ rò trong hoặc thất bại sau nội soi đóng lỗ rò.
Đánh giá kiến thức và thực hành của điều dưỡng về kỹ thuật tiêm insulin cho người bệnh
Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam - Số 3 - Trang 76-83 - 2023
Phùng Thị Hòa, Nguyễn Tiến Hồng, Nguyễn Phương Hoa
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa ngày càng phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới và có tốc độ phát triển rất nhanh theo chất lượng cuộc sống. Tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương hiện số người bệnh có mắc kèm bệnh lý đái tháo đường cần sử dụng insulin cũng ngày càng tăng. Để đạt được kết quả cao trong điều trị vai trò của điều dưỡng trong việc hướng dẫn người bệnh sử dụng insulin vô cùng quan trọng, điều dưỡng cần có kiến thức, thực hành về kỹ thuật tiêm isulin. Mục tiêu: “Đánh giá kiến thức và thực hành của điều dưỡng về kỹ thuật tiêm insulin cho người bệnh”. Đối tượng: 62 điều dưỡng có thực hiện tiêm Insulin và đồng ý tham gia nghiên cứu tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ tháng 3/2022 đến tháng 10/2022. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu. Kết quả: Nhìn chung tỷ lệ có kiến thức sai khá cao điển hình như 53.3% có kiến thức sai về nồng độ insulin, 75.8% điều dưỡng không lăn trộn insulin trước khi sử dụng. Tỷ lệ điều dưỡng nhắc bệnh nhân ăn sau tiêm insulin thấp với insulin tác dụng nhanh đúng 11,6%, insulin tác dụng thường đúng 17.8%, insulin bán chậm đúng 21%, insulin hỗn hợp đúng 16.1%. Số điều dưỡng có xếp loại kiến thức đạt không cao và thấp hơn so với số điều dưỡng có kiến thức không đạt lần lượt là 41.9% và 58.1%. Tỷ lệ không đạt về thực hành của điều dưỡng khá cao 43.6%. Kết luận: Để đạt được kết quả cao trong điều trị vai trò của điều dưỡng trong việc hướng dẫn người bệnh sử dụng insulin vô cùng quan trọng, điều dưỡng cần có kiến thức, thực hành về kỹ thuật tiêm isulin.
#Kỹ thuật tiêm Insulin cho người bệnh #Điều trị Đái tháo đường
Tính hiệu quả và an toàn của Adrenaline 1:1000 đặt tại chỗ trong phẫu thuật nội soi mũi xoang
Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam - Số 3 - Trang 58-66 - 2023
Trần Viết Luân, Vũ Minh Đức
Đặt vấn đề: Việc kiểm soát chảy máu trong phẫu thuật nội soi mũi xoang đóng vai trò rất quan trọng. Adrenaline 1/1000 đặt tại chỗ đã được sử dụng nhiều nơi trên thế giới nhưng chưa được nghiên cứu và sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát tính hiệu quả và an toàn của Adrenaline 1:1000 đặt tại chỗ trong phẫu thuật nội soi mũi xoang”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có chỉ định phẫu thuật nội soi, sau khi được gây mê toàn thân sẽ được đặt bấc tẩm Adrenaline 1:1000 vào trong hốc mũi, chờ 5 phút rồi tiến hành phẫu thuật. Lượng máu mất, độ sạch phẫu trường theo thang điểm Boezaart, các chỉ số nhịp tim, huyết áp: tâm thu, tâm trương, huyết áp động mạch trung bình được ghi nhận sau khi gây mê trước khi đặt bấc và sau khi đặt bấc với thời gian 1 phút, 3 phút 5 phút, 10 phút và mỗi 10 phút cho đến khi chấm dứt phẫu thuật. Kết quả: mẫu nghiên cứu có 31 bệnh nhân. Số lượng máu mất trung bình 377.41 ± 271.05 mL, không có trường hợp nào chảy máu nhiều cần truyền máu. Mức độ chảy máu theo Boezaart: nhẹ chiếm 77.5%, trung bình chiếm 22.5% Nhịp tim sau đặt bấc tăng 1.97 ± 6.59 nhịp/phút sau 1 phút, tăng 1.32 ± 6.6 nhịp/phút sau 3 phút, tăng 0.61 ± 8.28 nhịp/phút sau 5 phút và giảm 1.03 ± 9.19 sau 10 phút đặt bấc tẩm Adrenaline 1:1000 và giảm tại hậu phẫu, không có trường hợp nào loạn nhịp tim. Huyết áp tâm thu, tâm trương tăng nhẹ sau khi đặt bấc 1 phút, 3 phút nhưng vẫn trong giới hạn an toàn. Không có trường hợp nào xảy ra biến chứng tim mạch trong lúc mổ. Kết luận: Adrenaline 1:1000 đặt tại chỗ an toàn và hiệu quả trong phẫu thuật nội soi mũi xoang: giúp quan sát phẫu trường rõ ràng, ít chảy máu, và không ảnh hưởng đáng kể đến huyết động trong suốt quá trình phẫu thuật.
#Adrenaline #phẫu thuật nội soi mũi xoang
Tổng số: 74   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 8