Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
Trẻ khuyết tật vận động ở trường học Việt Nam: Trải nghiệm, khả năng tự thích ứng và mô hình trợ giúp công tác xã hội
Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn - Tập 2 Số 1 - Trang 87-104 - 2016
Trần Văn Kham
Nội dung bài viết này là một phần trong nghiên cứu về trải nghiệm khuyết tật của trẻ khuyết tật vận động tại Hà Nội được triển khai thực hiện năm 2014 với mục tiêu nhận diện cách mà trẻ em trải nghiệm ở trường học ra sao, cách thức giải quyết những khó khăn và các đề xuất nhằm trợ giúp đối tượng này từ các lĩnh vực hoạt động chuyên môn, đặc biệt là từ công tác xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ khuyết tật vận động trải nghiệm những khó khăn về đi lại, học tập nhiều hơn về mặt thái độ, kỳ thị xã hội; để giải quyết những khó khăn như vậy, trẻ khuyết tật hướng đến tự thích ứng, tạo dựng các mối quan hệ trong trường học có xu hướng rõ nét hơn là đòi hỏi những thay đổi về điều kiện cơ sở vật chất, các hình thức dịch vụ chăm sóc. Trên cơ sở các kết quả thu nhận được, bài viết này đề xuất một vài hàm ý về phát triển các hoạt động đào tạo, tập huấn và xây dựng mạng lưới dịch vụ xã hội cho trẻ khuyết tật tại trường học. -------------------- 1024x768 Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Children with physical disabilities in contemporary Vietnam Schools: Experiences, self-adaptations and social work’s supports Abstract: This paper is a part of current research project on “Life experiences of children with physical disabilities in Hanoi” aims at indentifying how they experience their life in schools with advantages and disadvantages, and how they dealt with such disadvantages. Initial findings taken from this research illustrate that they face more difficulties in terms of physical environment and accessibility rather than social attitude; and the best way they deal with such difficulties and challenges in their life in schools by the self-adaptation. The last section of this paper proposes some implications for social work services and supports to improve the social inclusion for disabled children in schools. Keywords: Children with disability; physical disability; Vietnam, experiences, social inclusion  
#Trẻ khuyết tật #vận động #trải nghiệm #hoà nhập xã hội;
Kinh tế tỉnh Vĩnh Yên từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn - Tập 6 Số 2b - Trang 250-261 - 2021
Trần Xuân Hùng
Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và cai trị Việt Nam (1858-1945), kinh tế tỉnh Vĩnh Yên đã có những biến chuyển đáng kể. Bằng các nguồn tài liệu lưu trữ, tài liệu lịch sử địa phương, tham khảo các nghiên cứu có liên quan, bài viết này tập trung làm rõ ba nội dung. Thứ nhất, điều kiện tự nhiên xã hội và quá trình thay đổi địa giới hành chính của Vĩnh Yên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Thứ hai, tập trung trình bày thực trạng của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp Vĩnh Yên. Thứ ba, rút ra một số kết luận, đánh giá về kinh tế Vĩnh Yên từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Ngày nhận 30/10/2020; ngày chỉnh sửa 25/11/2020; ngày chấp nhận đăng 30/12/2020
#Vĩnh Yên #thực dân Pháp #nông nghiệp #thủ công nghiệp #thương nghiệp
Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất phương thức đánh giá năng lực thông tin cho sinh viên đại học tại Việt Nam
Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn - Tập 7 Số 5b - Trang 777-785 - 2022
Bùi Thị Thanh Huyền, Đinh Việt Hải
Để thúc đẩy việc học tập suốt đời và nâng cao khả năng tự học tự nghiên cứu của người học trong bối cảnh bùng nổ thông tin và kỷ nguyên công nghệ thông tin 4.0 hiện nay, việc phát triển năng lực thông tin cho người học là vô cùng cần thiết. Một trong những vấn đề quan trọng của việc phát triển năng lực thông tin cho người học chính là hoạt động đo lường, đánh giá năng lực thông tin của người học. Bài viết này hướng vào việc phân tích, đánh giá các khung năng lực thông tin hiện có trên thế giới để đề xuất các nhóm năng lực, chỉ báo phục vụ việc đánh giá năng lực thông tin của người học, đồng thời đề xuất các nhóm kiến thức, kỹ năng cần được đánh giá để làm rõ mức độ đáp ứng năng lực thông tin của người học. Ngày nhận 18/09/2021; ngày chỉnh sửa 15/10/2021; ngày chấp nhận đăng 22/11/2021
#năng lực thông tin #đánh giá năng lực thông tin #giáo dục đại học #năng lực người học #đánh giá giáo dục
Mối quan hệ giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian cho hoạt động thư giãn với sự hài lòng cuộc sống của người cao tuổi ở thành phố Cần Thơ
Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn - Tập 7 Số 3b - Trang 533-547 - 2022
Phan Thuận
Sử dụng thời gian nhàn rỗi có nhiều lợi ích cho sự phát triển của cá nhân và xã hội. Do đó, người cao tuổi sử dụng thời gian nhàn rỗi cũng có ý nghĩa tích cực đối với của cuộc sống của họ. Bằng phương pháp khảo sát với 399 người cao tuổi được lựa chọn ngẫu nhiên ở 6 quận/huyện thành phố Cần Thơ, bài viết nhận diện thực trạng sử dụng thời gian nhàn rỗi và mối quan hệ giữa khuôn mẫu sử dụng thời gian cho hoạt động thư giãn với sự hài lòng cuộc sống của người cao tuổi. Kết quả cho thấy, người cao tuổi dành khá nhiều thời gian cho hoạt động xem tivi nhưng ít dành cho hoạt động thư giãn tích cực (tập thể dục, hoạt động xã hội, văn hóa, v.v.). Người cao tuổi càng dành nhiều thời gian cho hoạt động thư giãn đặc biệt là hoạt động thư giãn tích cực thì mức độ hài lòng cuộc sống càng cao. Trên cơ sở này, đề xuất một số khuyến nghị hàm ý chính sách nhằm giúp cho người cao tuổi có cuộc sống tốt hơn trong những năm tháng cuối đời. Ngày nhận 15/11/2021; ngày chỉnh sửa 22/12/2021; ngày chấp nhận đăng 31/12/2021
#Cần Thơ #người cao tuổi #thời gian rỗi #cuộc sống #mối quan hệ.
Tác động của cha mẹ đi làm ăn xa đến “trẻ em bị bỏ lại” ở nông thôn châu Á
Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn - Tập 2 Số 3 - Trang 330-340 - 2016
Nguyễn Văn Lượt
Bài báo tập trung phân tích các hướng nghiên cứu về tác động của tình trạng cha mẹ đi làm ăn xa đến trẻ em bị bỏ lại ở khu vực nông thôn châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và ASEAN. Qua việc khảo cứu các tư liệu chủ yếu trong khoảng 5 năm gần đây, từ 2010-2016, tác giả khái quát 3 hướng nghiên cứu chính về tác động của tình trạng này đến trẻ em bị bỏ lại ở nông thôn: (I) đến việc học tập của trẻ; (II) đến đời sống tâm lý của trẻ (cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc, tự đánh giá và rối loạn hành vi); (III) đến việc thực hiện chức năng sống hàng ngày của trẻ. Tác giả chỉ ra khoảng trống cần  nghiên cứu về tác động của tình trạng cha mẹ đi làm ăn xa đến trẻ em bị bỏ lại ở nông thôn Việt Nam.
#Cha mẹ đi làm ăn xa #“trẻ em bị bỏ lại” #nông thôn #trẻ em
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mô hình phát triển bền vững ở khu vực ven sông Hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai, hoạt động nhân sinh
Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn - Tập 6 Số 4 - Trang 488-503 - 2020
Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Tài Tuệ, Nguyễn Tuấn Anh
Bài viết này tập trung vào việc xây dựng một số bộ tiêu chí để đánh giá các mô hình phát triển bền vững ở khu vực ven sông Hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai, hoạt động nhân sinh. Bài viết có bốn nội dung chính. Nội dung thứ nhất bàn về cơ sở đề xuất số lượng bộ tiêu chí. Nội dung thứ hai phân tích căn cứ xây dựng các nhóm tiêu chí trong mỗi bộ tiêu chí. Nội dung thứ ba nêu luận cứ đối với các tiêu chí. Nội dung thứ tư trình bày một bộ tiêu chí. Đó là bộ tiêu chí đánh mô hình phát triển bền vững trong lĩnh vực trồng trọt. Bộ tiêu chí này đang được các tác giả triển khai thử nghiệm trên thực tế. Ngày nhận 05/6/2020; ngày chỉnh sửa 10/7/2020; ngày chấp nhận đăng 28/8/2020 DOI.................................................... Normal 0 false false false EN-US JA X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} Normal 0 false false false EN-US JA X-NONE
#Bộ tiêu chí #mô hình phát triển bền vững #biến đổi khí hậu #thiên tai #hoạt động nhân sinh
Đừng chỉ lo cho thế hệ tương lai: Tiếp cận nhân học về phát triển bền vững
Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn - Tập 2 Số 3 - Trang 320-329 - 2016
Lâm Minh Châu
Nghiên cứu này là một phản biện nhân học đối với một cách hiểu phổ biến hiện nay trong giới hoạch định chính sách, và thậm chí trong một bộ phận của giới khoa học, về phát triển bền vững. Theo cách hiểu này, nguyên nhân chính của phát triển không bền vững là do các hoạt động và chương trình phát triển của thế hệ hiện tại có thể làm phương hại đến quyền lợi và sự sinh tồn của các thế hệ tương lai. Tuy nhiên, bài viết này cho rằng nguyên nhân chính của phát triển không bền vững cần phải được xem xét từ những tác động của phát triển ngay ở hiện tại, và thay vì nhấn mạnh vào việc không làm tổn hại đến thế hệ tương lai, chúng ta cần nhấn mạnh việc không làm tổn hại đến người khác và tôn trọng sự khác biệt như là nguyên tắc quan trọng nhất của phát triển bền vững. Qua đó, tôi lý giải vai trò đặc biệt quan trọng của nhân học, một khoa học đặc biệt nhạy cảm với cái khác và tôn trọng sự khác biệt, với việc đảm bảo tính bền vững cho quá trình phát triển hiện nay.
#Nhân học #phát triển bền vững #khác biệt #văn hóa #hiện đại hóa #toàn cầu hóa
Các công cụ đánh giá niềm tin tôn giáo: Thành tựu và thách thức
Nguyễn Thị Minh Hằng, Đặng Hoàng Ngân
Bài báo giới thiệu về các công cụ đánh giá niềm tin tôn giáo trong nghiên cứu tâm lý học theo tiếp cận mô hình thứ bậc hai mức độ: Tổ chức tôn giáo và chức năng tôn giáo. Một số thang đánh giá tiêu biểu được trình bày cụ thể thông qua việc mô tả mục tiêu đánh giá, cấu trúc các thành tố, độ tin cậy. Các công cụ đánh giá ở tiếp cận chức năng tôn giáo như thang định hướng tôn giáo, ứng phó tôn giáo, chuyển hóa tâm lý và tâm linh được đề cập sâu hơn về cơ sở lý thuyết. Những vấn đề cần bàn luận về việc thiết kế và sử dụng các công cụ đánh giá niềm tin tôn giáo cũng được đưa ra như: Khung tham chiếu lý thuyết, vấn đề thao tác hóa khái niệm, tính đại diện của mẫu, các chương trình nghiên cứu hỗ trợ, sự khác biệt văn hóa. Từ khóa: Niềm tin tôn giáo; công cụ đánh giá, định hướng tôn giáo; ứng phó tôn giáo; chuyển hóa tâm lý và tâm linh.
Tổng số: 764   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10