Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2016
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục tiêu đánh giá biến động không gian đô thị tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006 - 2016 từ dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat và xác định mối quan hệ giữa sự thay đổi không gian đô thị với mật độ dân số của thành phố. Ảnh vệ tinh Landsat thu thập ở 3 thời điểm năm 2006, 2011 và 2016 được phân loại bằng phương pháp hướng đối tượng trên phần mềm ArcGIS 10.2.Phương pháp phân loại ảnh theo thuật toán xác suất cực đại dựa vào mẫu huấn luyện thu thập được bằng máy GPS cầm tay với 4 loại thực phủ, bao gồm: đất xây dựng, đất nông nghiệp, đất mặt nước và đất khác. Kết quả đánh giá độ chính xác phân loại ảnh vệ tinh Landsat năm 2006, 2011 và 2016 đạt tương ứng là 92,0%; 90,5 và 94,5%. Trong vòng 10 năm từ 2006 - 2016, diện tích đất có công trình xây dựng thành phố Đà Nẵng tăng từ 15.231 ha lên tới 21.520 ha. Mối quan hệ giữa sự phát triển không gian đô thị và mật độ dân số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được xác định qua công thức Y = 33.903X – 5972.3(Y là diện tích thực phủ có đất xây dựng, X là mật độ dân số).
, , , ,
#GIS #viễn thám #không gian đô thị #mật độ dân số #Đà Nẵng
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI CHIỀU CAO CỘT NƯỚC VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐẾN HIỆU QUẢ SINH SẢN CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita)
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp kích thích khác nhau đến hiệu quả sinh sản của ốc bươu đồng. Thí nghiệm được bố trí trong bể có kích thước (1m × 1m × 1 m), mật độ 30 cá thể ốc/m2 (tỷ lệ đực:cái bằng nhau) và mực nước trong bể ban đầu là 40 cm. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần với các phương pháp kích thích như sau: 1) Tăng 50% nước, kết hợp với phơi trong bóng râm 2 giờ (A50-2h); 2) Tăng 50% nước, kết hợp với phơi trong bóng râm 3 giờ (A50-3h); 3) Tăng 50% nước, kết hợp với phơi trong bóng râm 4 giờ (A50-4h); 4) Giảm 75% nước, kết hợp với phơi trong bóng râm 2 giờ (D75-2h); 5) Giảm 75% nước, kết hợp với phơi trong bóng râm 3 giờ (D75-3h) và 6) Giảm 75% nước, kết hợp với phơi trong bóng râm 4 giờ (D75-4h). Ốc bươu đồng được phơi trong bóng râm theo thời gian tương ứng với từng nghiệm thức. Kết quả cho thấy tỉ lệ sống của ốc cái ở nghiệm thức A50-2h và D75-2h (74,4 - 77,2%) cao hơn và khác biệt (p<0,05) so với A50-4h và D75-4h (58,9-62,8%). Ốc ở A50-3h thu được tổ trứng và tần suất sinh sản (12,5 tổ/m2; 4,17 tổ/ngày/m2) và D75-3h (11,8 tổ/m2; 3,92 tổ/ngày/m2) cao hơn và khác biệt (p<0,05) so với nghiệm thức A50-4h hay D75-4h. Các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng trứng ốc và kích thước ốc con mới nở không chịu ảnh hưởng của các phương pháp kích thích sinh sản khác nhau.
#Ốc bươu đồng #Phương pháp kích thích #Phơi trong bóng râm #Sinh sản
Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nông nghiệp tại vùng u minh thuộc hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thực trạng sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nông nghiệp tại khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau và U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu thực tế, đồng thời sử dụng phương pháp xử lý số liệu, tính toán hiệu quả kinh tế đầu vào, đầu ra và hiệu quả đồng vốn để so sánh, đánh giá tính hiệu quả của các mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số chủ hộ và lao động chính trong vùng có trình độ học vấn thấp chủ yếu là cấp 1 và cấp 2, nông dân trong vùng có kinh nghiệm sản xuất lâu năm, tuy nhiên người dân vẫn còn thiếu vốn và phương tiện sản xuất. Thị trường tiêu thụ nông sản của người dân trong vùng tương đối thuận lợi, phần lớn đều được thương lái thu mua. Trong vùng có khá nhiều mô hình canh tác như Lúa; các loại cây trồng cạn như Mía, Khóm, Gừng, rau màu; Chuối; Dây thuốc cá… Diện tích đất phân bổ cho các mô hình canh tác dao động từ 0,75 ha đến 2,58 ha, ngoại trừ mô hình trồng rau màu có diện tích nhỏ hơn là 0,28 ha. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của các mô hình chưa cao, mô hình Lúa – Gừng và Lúa – Mía – Gừng mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng hiệu quả đồng vốn thấp, mô hình Dây thuốc cá, mô hình trồng Chuối có hiệu quả đồng vốn cao nhưng chưa phổ biến trong vùng.
ABSTRACTThe study was carried out to determine production state and economic efficiency of agricultural production model at the U Minh Ha in Ca Mau province and U Minh Thuong in Kien Giang province. The household interview method, and data processing method to calculate data about the outcome, income and benefit cost of production model. The result of the study showed that most of the farmers who are major labors had low education level was ranging from primary school to secondary school, the farmer in the study area have long-term production experience, but they are lack capital and equipment for production. The market for agricultural products in the area was advantages and information market also got from many reliable sources. The land use types in the study zone were various such as Rice crop; Upland crops included: Sugarcane, Pineapple, Ginger, Vegetable; Bananas, Derris elliptica crop…. Most of the production lands were very variously from 0.75 ha to 2.58 ha, except upland crops for Vegetables was less than 0.28 ha. However, the cultivation models have brought in low economic efficiency, Rice – Ginger crop and Rice – Sugarcane – Ginger have high economic efficiency but benefit cost was low; Derris elliptica crop and Bananas crop have high economic efficiency but they were not popular in there yet.
#hiệu quả kinh tế #kiểu sử dụng đất #sản xuất nông nghiệp #U Minh #agricultural production #economic efficiency #land use
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ: ASSESSEMENT OF HANDLING THE SITUATION OF COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND LAND DISPUTES IN CAM LO DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE
Bài báo này nhằm mục đích làm rõ tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Giai đoạn 2014-2017, tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đã tiếp nhận trên địa bàn huyện là 220 lượt đơn, trong đó số lượng đơn thư liên quan đến lĩnh vực đất đai là 95 đơn, chiếm tỷ lệ 43,18%; (ii) Nội dung các đơn thư khiếu nại, tố cáo chủ yếu liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tranh chấp đất đai xảy ra phần lớn do mâu thuẫn giữa các chủ sử dụng đất liền kề; (iii) Tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết là 84 đơn (chiếm 88,42%) và 11 đơn (chiếm 11,58%) không thuộc thẩm quyền giải quyết đã được xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau.
Từ khóa: Khiếu nại, Tố cáo, Tranh chấp đất đai, Sử dụng đất, Huyện Cam Lộ
ABSTRACT
This paper aims to clarify the situation of handling complaints, denunciations and land disputes in Cam Lo district, Quang Tri province. The research results showed that: (i) In the period of 2014-2017, the total number of complaints, denunciations and disputes had been received in the district was 220 letters of petitions, of which the number of petitions relating to the land area was 95 (43.18%); (ii) The content of complaints and denunciations mainly related to the issuance of land-use right certificates and land disputes due to conflicts between adjacent landowners; (iii) The total number of complaints, denunciations and land disputes under jurisdiction was 84 petitions (88.42%) and 11 petitions (11.58%) had been resolved in many different forms.
Keywords: Complaint, Denunciation, Land dispute, Land use, Cam Lo District
#Complaint #Denunciation #Land dispute #Land use #Cam Lo District #Khiếu nại #Tố cáo #Tranh chấp đất đai #Sử dụng đất #Huyện Cam Lộ
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA VÀ XỬ LÝ RƠM RẠ SAU THU HOẠCH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ: SITUATION OF RICE PRODUCTION AND TREATMENT STRAW AFTER HARVEST IN THUA THIEN HUE PROVINCE
Điều tra thực trạng sản xuất lúa và vấn đề xử lý rơm rạ sau thu hoạch tại Thừa Thiên Huế được thực hiện thông qua phỏng vấn nông hộ ở xã Thủy Phù (thị xã Hương Thủy) và xã Hương Toàn (thị xã Hương Trà). Tiến hành điều tra 80 hộ nông dân bằng phiếu hỏi lập sẵn, kết quả cho thấy: Diện tích sản xuất lúa của các nông hộ đều phân bố rải rác với quy mô chủ yếu <5000 m2 (chiếm 77,5%). Cơ cấu giống lúa đa dạng với 16 giống và đã mạnh dạn canh tác các giống lúa mới. Các nông hộ ở địa điểm điều tra bón phân vô cơ cho lúa ở mức cao hơn so với quy trình khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế. Các loại phân vô cơ được trộn lẫn với nhau và bón tập trung trong 4 đợt (bón lót và 3 lần bón thúc). Nông dân cũng sử dụng phân hữu cơ vi sinh Sông Hương và Quế Lâm để bón lót cho cây lúa nhưng tỷ lệ hộ áp dụng chưa nhiều (22,5% ở Thủy Phù và 12,5% ở Hương Toàn) và lượng bón còn thấp (500 kg/ha). Đa số nông hộ thu hoạch lúa bằng máy gặp đập liên hợp. Tùy tập quán từng vùng mà chiều cao gốc rạ để lại sau thu hoạch có khác nhau từ 20 - 30 cm (ở Hương Toàn) và >30 cm (ở Thủy Phù). Hình thức xử lý rơm rạ của người dân chủ yếu là đốt trực tiếp, vùi lấp và xử lý bằng chế phẩm.
ABSTRACT
Investigating the current situation of rice production and the treatment of rice straw after harvest was conducted by interview households at two location, namely Thuy Phu and Huong Toan commune in Thua Thien Hue province. The samples of the survey were 80 farm households. Results indicated that the rice production area of the households was scatteredly distributed with the main scale of <5000 m2 (77.5%). The structure of rice varieties was quite diverse with 16 varieties and new rice varieties were actively cultivated. The amount of inorganic fertilizer was applied at a higher level than recommended by the Agriculture, Forestry and Fisheries Extension Center in Thua Thien Hue. Inorganic fertilizers were mixed together and applied in four times including the basal fertilizer and three times application. Farmers also used Song Huong Organic fertilizers and Que Lam Organic fertilizers for fertilizing but the number of households applying it was not much (22,5% at Thuy Phu and 12,5% Huong Toan) with the level of investment was still low (500 kg/ha). Harvesting rice was conducted by the combine harvester. Depending upon the custom of each region, the height of the stubble was left behind different with 30 cm in Thuy Phu and 20 - 30 cm in Huong Toan. The form of rice straw treatment of farmers was direct burning, backfilling and treatment by using probiotics.
#Cây lúa #Sản xuất lúa #Xử lý rơm rạ #Tỉnh Thừa Thiên Huế #Rice #Production #Straw treatment #Thua Thien Hue province
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ NẾP TẠI ĐIỆN BÀN, QUẢNG NAM
Tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam những năm gần đây đã đưa một số giống ngô nếp vào sản xuất và cho thấy phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Nghiên cứu được tiến hành trên 4 giống ngô nếp: HN88, MX6, CX274 và ADI602, thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại, trong vụ Xuân 2019 tại xã Điện Phước, Điện Bàn, Quảng Nam nhằm chọn được giống ngô nếp có khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cao để phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến sữa ngô nếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy: chiều cao cây cuối cùng giống HN88 cao nhất đạt 248,3 cm. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống HN88 cao nhất (161,2 tạ/ha và 155,7 tạ/ha). Hiệu quả kinh tế giống HN88 đạt cao nhất và thấp nhất là MX6.
#Ngô nếp #So sánh giống #Năng suất #Quảng Nam
Áp dụng mô hình tỷ lệ tần suất và phân mảnh rừng để xây dựng bản đồ dự báo mất rừng ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
Mục tiêu của nghiên cứu là thành lập bản đồ dự báo mất rừng tự nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tám nhân tố dự báo có liên quan mất rừng tự nhiên (độ cao, độ dốc, khoảng cách từ khu dân cư, khoảng cách từ sông suối, khoảng cách từ các con đường gần nhất) đã được lựa chọn và đánh giá các mức độ nguy cơ mất rừng khác nhau thông qua mô hình tỷ lệ tần suất trong GIS. Hai cảnh ảnh của vệ tinh Landsat 5 Thematic mapper (TM) năm 2005 và Landsat 8 Operational Land Imager (OLI) năm 2020 cũng đã được sử dụng để đánh giá sự thay đổi và phân mảnh rừng tự nhiên. Kết quả cho thấy khoảng 4,1% diện tích rừng tự nhiên bị mất trong vòng 15 năm qua (2005-2020). Mô hình tỷ lệ tần suất đảm bảo độ tin cậy và có khả năng dự báo tốt địa điểm mất rừng (thẩm định cho giá trị AUC đạt 0,805). Trong tổng số 47.805,4 ha rừng tự nhiên hiện có của năm 2020, có khoảng 8,88% được đánh giá ở mức nguy cơ mất rừng cao, 12,69% ở mức nguy cơ trung bình, 53,65% ở mức nguy cơ thấp và 24,79% ở mức nguy cơ rất thấp. Những khu vực dự báo có nguy cơ mất rừng cao cần có những hoạt động can thiệp phù hợp để giảm thiểu mất rừng tự nhiên. Ngoài ra, phương pháp tích hợp mô hình tỷ lệ tần suất, phân mảnh rừng, kỹ thuật GIS và viễn thám đã tỏ ra hữu ích trong việc phân tích các mức độ mất rừng tự nhiên khác nhau và nhận biết các nhân tố gây ra mất rừng ở vùng nghiên cứu.
#GIS #Landsat #Nam Đông #Mô hình tỷ lệ tần suất #Phân mảnh rừng
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế và xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Tuy nhiên, các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Mục tiêu của bài báo là xác định một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Quảng Nhâm và Trung Sơn, huyện A Lưới. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (Multiple Linear Regression) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa chịu ảnh hưởng các yếu tố số lao động (20,44%), chí phí nguyên vật liệu trực tiếp (19,59%), loại đất (19,09%), hệ thống tưới tiêu (14,41%), số năm kinh nghiệm trồng trọt (13,48%) và vốn vay (13,29%). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hiệu quả kinh tế sản xuất sắn bị chi phối do hệ thống tưới tiêu (30,31%), số lao động (23,96%), số năm kinh nghiệm trồng trọt (23,87%) và loại đất (21,86%). Nhìn chung, các yếu tố gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, loại đất, số năm kinh nghiệm trồng trọt và hệ thống tưới tiêu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện A Lưới.
#Đất sản xuất nông nghiệp #Mô hình hồi quy #Hiệu quả kinh tế #Huyện A Lưới
VAI TRÒ CỦA GIỚI TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỘNG ĐỒNG CỦA HUYỆN NAM ĐÔNG, THỪA THIÊN HUẾ: THE ROLE OF GENDER IN COMMUNITY FOREST MANAGEMENT, PROTECTION AND DEVELOPMENT IN NAM DONG DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE
Thông qua kết quả phỏng vấn sâu 11 người am hiểu là cán bộ kiểm lâm huyện, trưởng thôn, đại diện ban quản lý rừng cộng đồng; phỏng vấn 60 hộ dân, vàthảo luận 8 nhóm nam, nữ và trẻ em tại hai điểm nghiên cứu, đề tài đã xác định được có sự phân biệt giới trong các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng ở cả 2 nhóm dân tộc Kinh (xã Hương Lộc) và Cơ tu (xã Thượng Quảng). Mức độ tham gia của nữ giới và nam giới trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng là không giống nhau và có sự tương đồng giữa 2 nhóm dân tộc. Nam giới thường tham gia vào các hoạt động quản lý bảo vệ rừng nhiều hơn nữ giới. Nam giới hầu như có quyền tham gia và quyết định tất cả mọi việc từ gia đình đến ngoài xã hội như: lập kế hoạch, xây dựng quy ước, tuần tra bảo vệ, phát triển rừng cộng đồng và tham gia lãnh đạo cộng đồng; Trong lúc đó phụ nữ rất ít có cơ hội để tham gia vào các hoạt động trên, đặc biệt là vị trí quản lý cộng đồng. Sở dĩ có sự khác biệt giới như vậy là do 2 nhân tố chi phối: định kiến giới và địa vị xã hội. Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích kết quả thì sự khác biệt giới trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng cộng đồng do địa vị xã hội ở nhóm người Cơ tu rõ nét hơn ở nhóm người Kinh.
Từ khóa: Địa vị xã hội, Định kiến giới, Giới, Rừng cộng đồng, Nam Đông
ABSTRACT
11 knowledgeable people who were district forest rangers, village heads, representatives of community forest management boards were thoroughly interviewed; 60 households, 8 groups of men, women and children in two research sites were interviewed and discussed; the study identified that there was the gender discrimination in community forest management, protection and development activities in both 2 groups of Kinh people (Huong Loc commune) and Co tu people (Thuong Quang commune). The participation level of women and men was different from these activities, thus there were similarities between the two ethnic groups. Men were more involved in forest protection and management activities than women. Most men had the rights to participate in and decide everything from their families to social activities such as making plans and regulations, patrolling, protecting and developing community forest and joining community leadership. At the same time, women had few opportunities to participate in these activities, especially community management positions. There were gender differences in the community forest management, protection and development activities due to two main factors: Gender discrimination and social status. However, based on the analysis of the results, there were gender differences in forest protection and development of community forests due to the fact that social status in the Cotu group was clearer than the Kinh group.
Keywords: Community forest, Gender discrimination, Nam Dong, Social status
#Địa vị xã hội #Định kiến giới #Giới #Rừng cộng đồng #Nam Đông #Community forest #Gender discrimination #Social status
ĐA DẠNG HỌ NA (ANNONACEAE) Ở KHU BẢO TỒN SAO LA, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Họ Na (Annonaceae) là một họ lớn, phân bố chủ yếu ở vùng núi thấp nhiệt đới và cận nhiệt đới. Kết quả điều tra, thu thập mẫu trên 21 tuyến điều tra ở Khu bảo tồn (KBT) Sao La, tỉnh thừa Thiên Huế từ tháng 12/2021 - 12/2022 đã xác định được 35 loài thuộc 13 chi, trong đó có 1 chi và 9 loài bổ sung cho Danh lục thực vật KBT Sao La năm 2018. Chi đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu đó là chi Goniothalamus với 9 loài. Các loài thuộc họ Na ở khu vực nghiên cứu có các giá trị sử dụng khác nhau, có 28 loài cho tinh dầu, 16 loài làm thuốc, 5 loài làm cảnh, 5 loài lấy gỗ, 2 loài cho quả ăn được và 4 loài chưa biết. Hầu hết kiểu sinh cảnh phát hiện và ghi nhận các loài thuộc họ Na ở khu vực nghiên cứu là rừng thứ sinh với 32 loài, trảng cây bụi, ven rừng với 20 loài, rừng nguyên sinh với 12 loài và ven suối với 8 loài. Họ Na ở KBT Sao La có 3 yếu tố địa lý chính, yếu tố cổ nhiệt đới chiếm 14,29%, yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm 51,43% và yếu tố Đặc hữu Việt Nam chiếm 34,28%.
#Đa dạng #Giá trị sử dụng #Họ Na #Yếu tố địa lý
Tổng số: 415
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10