TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO TINH THẦN HIẾN PHÁP NĂM 2013
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo với 95% dân số có đời sống tín ngưỡng và hơn 26,5 triệu tín đồ các tôn giáo. Hằng năm, có hơn 8.500 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta được quy định rõ trong Hiến pháp. Ngày 18/11/2016 Quốc hội ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, sau 5 năm triển khai trong thực tiễn, đối chiếu với những nguyên tắc trong Hiến pháp, bước đầu Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số những hạn chế, yếu kém cần khắc phục.
#Tự do tín ngưỡng #tôn giáo #; Quản lý nhà nước #Pháp luật
ĐƯA DÂN CA, DÂN VŨ VÀO HỌC ĐƯỜNG Ở THANH HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Dân ca là sản phẩm văn hóa tinh thần, kết tinh từ hoạt động lao động và sản xuất của nhân dân. Là một trong những loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm, nhiều thể loại dân ca, dân vũ còn lại đến ngày nay đã trở thành tài sản văn hóa đặc biệt, là bản sắc, niềm tự hào của mỗi cộng đồng. Thanh Hóa là vùng đất có bề dày lịch sử, với nhiều loại hình di sản văn hóa hiện tồn, trong đó có kho tàng dân ca, dân vũ. Nhận thức đầy đủ về loại hình này và cách thức dạy - học, lưu truyền là một trong những hướng đi quan trọng để bảo vệ di sản văn hóa hữu hiệu trong đời sống đương đại.
#Dạy - học dân ca #dân vũ; trường học; cách thức bảo tồn.
THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN THANH HÓA (GIAI ĐOẠN 2016 - 2020)
Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng và thế mạnh trong phát triển du lịch với nhiều loại hình đa dạng đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Với thế mạnh sẵn có, trong những năm qua, du lịch Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên, khách đến với Thanh Hóa chủ yếu là khách nội địa, lượng khách du lịch quốc tế còn rất khiêm tốn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đi vào phân tích thực trạng thu hút khách quốc tế đến với Thanh Hoá giai đoạn 2016 - 2020 để có cái nhìn tổng thể hơn trong chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa trong những năm tới.
#Thực trạng; khách du lịch quốc tế; Thanh Hóa.
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TẠI VÙNG BIỂN THANH HÓA
Trong những năm gần đây cùng với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh đã trở thành một loại hình du lịch phổ biến và có sức hút lớn. Thanh Hóa với hơn 1.535 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có nhiều di tích gắn với tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, hàm chứa những giá trị tâm linh và có vai trò nhất định đối với người dân. Hàng năm, những di tích này thu hút hàng triệu lượt khách đến chiêm bái và thưởng ngoạn. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung đánh giá tiềm năng và thế mạnh của loại hình du lịch tâm linh của vùng biển Thanh Hóa làm cơ sở để ngành du lịch Thanh Hóa đa dạng hệ thống sản phẩm du lịch biển nhằm đáp ứng nhu cầu của ngày càng cao của du khách.
#Du lịch tâm linh #Biển Thanh Hóa #Phát triển
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG CÁC CA KHÚC VIẾT VỀ THANH HÓA
Âm nhạc xứ Thanh thường được mọi người biết đến với những làn điệu hò sông Mã hay khúc hát “ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng”, những điệu nhạc Xuân Phả, khúc hát ru của người Mường, tiếng khèn bè của người Thái... tất cả tạo nên một bức tranh âm nhạc nhiều sắc, trong đó có một mảng màu khá đậm nét đó là các ca khúc viết về xứ Thanh. Trong quá trình hình thành và phát triển hơn 50 năm, hàng nghìn ca khúc viết về Thanh Hóa được ra đời, đã để lại những giá trị, những đóng góp nhất định cho nền âm nhạc Việt Nam nói chung, âm nhạc Thanh Hóa nói riêng. Những giá trị đó đã và đang tham gia vào việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước, giáo dục đạo đức, thẩm mỹ cho thế hệ trẻ; quảng bá du lịch; phục vụ công cuộc đổi mới quê hương, đất nước.
#Ca khúc viết về Thanh Hóa #Âm nhạc #Giá trị nghệ thuật
GIAO THOA ÂM NHẠC, MÚA ĐẠI VIỆT - CHĂM PA QUA NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC CHÙA HOA LONG
Hoa Long là ngôi chùa cổ thuộc xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa mang đậm kiến trúc, điêu khắc và văn hóa Phật giáo thời Trần. Ngôi chùa tuy nhỏ nhưng với nghệ thuật tạo hình tinh xảo bằng chất liệu gỗ và đá độc đáo, in dấu văn hóa rõ nét giữa Đại Việt và Chăm pa. Chùa Hoa Long tựa như bông sen từ từ hé nở, khoe hương sắc, làm đẹp cho cõi Phật linh thiêng, huyền diệu.
#Chùa Hoa Long; nghệ thuật chạm khắc; dấu ấn văn hóa Đại Việt - Chăm pa.
TÌM HIỂU BIỂU TƯỢNG MỸ THUẬT TRÊN KIẾN TRÚC THỜI NGUYỄN, SUY NGHĨ VỀ VIỆC SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC NGÀY NAY
Biểu tượng mỹ thuật bằng ngôn ngữ điêu khắc góp phần làm rõ nội dung của công trình kiến trúc mà chúng gắn kết. Những biểu tượng đó giúp chúng ta nhận diện chức năng của công trình ngay khi quan sát từ xa. Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng gần với thời đại chúng ta nhất, cho nên biểu tượng mỹ thuật thời Nguyễn vẫn có tầm ảnh hưởng sâu rộng cho đến tận ngày nay. Việc tiếp tục giải mã và phát huy những giá trị văn hóa - mỹ thuật cổ truyền là việc làm vô cùng cần thiết.
#Biểu tượng #Mỹ thuật truyền thống #Thời Nguyễn
ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU VÀ TIÊU DÙNG THỂ DỤC THỂ THAO CỦA HỘI VIÊN CÂU LẠC BỘ KHIÊU VŨ THỂ THAO SINH VIÊN THANH HÓA MỞ RỘNG
Khảo sát đặc điểm nhân khẩu và tiêu dùng thể dục thể thao (TDTT) làm cơ sở trong việc triển khai, tổ chức mô hình phát triển khiêu vũ thể thao (Dancesport) trong sinh viên các trường đại học, cao đẳng tỉnh Thanh Hóa. Loại hình câu lạc bộ (CLB) khiêu vũ thể thao sinh viên mở rộng hướng tới chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng; thu hút nguồn lực xã hội để phát triển; duy trì hoạt động của CLB cho sinh viên, góp phần phát triển thể chất, đáp ứng nhu cầu của sinh viên và quần chúng ở tỉnh Thanh Hóa.
#Nhân khẩu #Tiêu dùng thể dục thể thao #Khiêu vũ thể thao #Sinh viên Thanh Hóa
VẬN DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ VÀO GIẢNG DẠY MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC
Vận dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy là một phương pháp cơ bản, cần thiết nhằm gắn lý luận với thực tiễn, giảm bớt tính trừu tượng khó hiểu, giúp sinh viên nắm bắt được những tri thức của triết học một cách sinh động nhất. Qua đó, làm tăng thêm sức thuyết phục và giá trị của môn Triết học Mác - Lênin đối với sinh viên; kích thích sự hứng thú, say mê nghiên cứu và học tập môn học này. Khẳng định giá trị thực tiễn, sự gắn bó chặt chẽ của triết học đối với đời sống con người; cung cấp cho sinh viên một phương pháp khoa học, nâng cao năng lực nhận thức và cải tạo hiện thực xã hội.
#Ca dao #tục ngữ; vận dụng trong giảng dạy; môn Triết học Mác - Lênin.
BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỪ GÓC NHÌN KINH TẾ HỌC DI SẢN
Ngày nay, mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển đã trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu ở tất cả các quốc gia trên thế giới; trong đó, mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch bền vững được tiếp cận từ hai góc nhìn công nghiệp văn hóa và kinh tế học di sản. Bài viết đặt mục tiêu bàn luận thêm về một số khái niệm có liên quan tới các mối quan hệ tương hỗ nêu trên, từ đó gợi mở một vài ý tưởng nhằm thúc đẩy quá trình bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch tại Thanh Hóa.
#Di sản văn hóa #Phát triển du lịch bền vững #Mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch #Phát triển du lịch Thanh Hóa
Tổng số: 141
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10