Tạp chí khoa học và công nghệ năng lượng

  1859-4557

 

  Việt Nam

Cơ quản chủ quản:  N/A

Lĩnh vực:

Các bài báo tiêu biểu

ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI VÀ VỊ TRÍ PHÉP ĐO TỚI KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TRẠNG THÁI HỆ THỐNG ĐIỆN BẰNG THUẬT TOÁN TỐI ƯU BẦY ĐÀN
Tập 19 Số 19 - Trang 1 - 2019
Trần Thanh Sơn, Đặng Thu Huyền, Kiều Thị Thanh Hoa
Bài toán ước lượng trạng thái hệ thống điện sử dụng các thông số đo tại một số điểm trên hệ thống để tính toán ra tất cả các thông số của hệ thống. Đây là một trong các bài toán quan trọng của hệ thống điện. Bài toán này đã và đang được nghiên cứu giải quyết bằng nhiều phương pháp và thuật toán khác nhau. Trong đó có thuật toán tối ưu bầy đàn. Vị trí và loại phép đo trên hệ thống có ảnh hưởng tới kết quả của bài toán. Bài báo này giới thiệu các nghiên cứu về ảnh hưởng của loại và vị trí phép đo đến kết quả ước lượng trạng thái hệ thống điện trên lưới điện IEEE 14 nút.
XÂY DỰNG BỘ ĐIỀU KHIỂN TRƯỢT CHO HỆ TURBINE PHÁT ĐIỆN GIÓ KHI XÉT ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN NHIỄU BẤT ĐỊNH
Tập 28 Số 28 - Trang 103 - 2022
Đặng Tiến Trung
Bài báo trình bày kết quả tổng hợp bộ điều khiển trượt cho hệ máy phát điện turbine gió khi tính đến nhiễu loạn gió. Các kết quả được khảo sát đánh giá bằng mô phỏng trên phần mềm Matlab-Simulink cho thấy bộ điều khiển này đảm bảo được các yêu cầu chất lượng nguồn phát khi nối lưới, tối ưu hóa quá trình chuyển đổi năng lượng cho tuabin gió.
NGHIÊN CỨU SỰ LAN TRUYỀN SÓNG HÀI TRONG LƯỚI ĐIỆN TRÊN MIỀN TẦN SỐ
Tập 16 Số 16 - Trang 36 - 2018
Nguyễn Phúc Huy, Đặng Việt Hùng
Sóng hài xâm nhập và lan truyền trong lưới điện có thể tăng lên khi có cộng hưởng ở những tần số hài nhất định. Bài báo ứng dụng kỹ thuật quét tần số để tìm ra những điểm cộng hưởng xuất hiện trên lưới điện. Xây dựng quan hệ truyền sóng hài dòng điện - điện áp riêng tại các nút, hoặc giữa các nút giúp ta dự báo được khả năng sóng hài tăng cao hoặc giảm thấp ở những tần số quan tâm. Áp dụng phân tích vectơ phức các đại lượng, tiến hành tính toán chế độ xác lập của hệ thống theo lý thuyết mạch tuyến tính trên miền tần số và xếp chồng kết quả để tìm sóng hài dòng điện và điện áp tại các nút. Kết quả cho thấy, các kỹ thuật được sử dụng kết hợp trên miền tần số là phù hợp để khảo sát sự lan truyền sóng hài. Đó là bước đầu tiên thiết lập cơ sở cho việc đề xuất giải pháp loại trừ ảnh hưởng của sóng hài, tính toán thiết kế và quy hoạch lưới điện.
NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐO NHIỆT ĐỘ, XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ BỆNH NHÂN CÓ CẢNH BÁO VÀ GIÁM SÁT TỪ XA
Tập 26 Số 26 - Trang 81 - 2021
Nguyễn Thị Thủy
Trong bài báo này nghiên cứu phát triển một thiết bị cầm tay nhằm ứng dụng đo nhiệt độ và xác định vị trí bệnh nhân có cảnh báo và giám sát từ xa. Bộ thiết bị được thiết kế trên cơ sở cảm biến nhiệt độ, Module SIM808 và mạch tương tự, mạch số. Một chíp vi điều khiển Atmega 2560 là khối điều khiển trung tâm để tính toán, định lượng tín hiệu từ cảm biến. Dữ liệu đo được hiển thị trên màn hình LCD đồng thời truyền qua internet, lưu trữ trên một server và tự động gửi tin nhắn về điện thoại. Các kết quả phân tích cho thấy khi dữ liệu bệnh nhân vừa đo được vượt ra ngoài mức cho phép, hệ thống sẽ cảnh báo tự động gửi tin nhắn về điện thoại cho bác sĩ để họ tức thời có thể theo dõi từ xa hay lấy dữ liệu trên sever để phân tích, tư vấn và hỗ trợ cho bệnh nhân. Thiết bị đo nhiệt độ và xác định vị trí bệnh nhân có ý nghĩa rất thực tế giúp bệnh nhân có thể sử dụng tại tư gia hay bất cứ nơi nào, từ thành phố đến vùng sâu vùng xa, biển đảo hay ở nước ngoài.
#Temperature sensor #Atmega 2560 microcontroller chip #locate GPS.
NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC ĐIỆN THẾ VÔ HƯỚNG ĐỂ TÍNH TOÁN SỰ PHÂN BỐ CỦA ĐIỆN THẾ VÀ DÒNG ĐIỆN TRONG VẬT DẪN BẰNG KỸ THUẬT PHẦN TỬ HỮU HẠN
Tập 24 Số 24 - Trang 70-76 - 2021
Nguyễn Đức Quang, Đặng Quốc Vương
Tính toán và mô phỏng bài toán điện từ ngày càng có vai trò quan trọng đối với các nhà nghiên cứu, chế tạo và vận hành thiết bị điện - điện tử.  Do đó, việc nghiên cứu, tính toán và phân tích bài toán điện từ nói chung và bài toán điện động nói riêng luôn là chủ đề mang tính thời sự. Nội dung bài báo này phát triển công thức điện thế vô hướng để phân tích, tính toán và mô phỏng sự phân bố của vectơ điện thế, vectơ dòng điện trong vật liệu dẫn từ và dẫn điện bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Sự phát triển của phương pháp được kiểm nghiệm và áp dụng vào bài boán thực tiễn. 
#electrokinetic formulations #electric scalar potential #electric current density #finite element approach.
XÂY DỰNG THUẬT TOÁN MỞ CÁNH LÁI HƯỚNG CẤP NƯỚC VÀO TURBIN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ
Số 14 - Trang 22-28 - 2017
Đặng Tiến Trung
Bài báo trình bày việc áp dụng lý thuyết điều khiển tối ưu để tổng hợp lệnh điều khiển cánh lái hướng cấp nước cho turbin ở nhà máy thủy điện vừa và nhỏ nhằm ổn định tần số điện áp phát trong điều kiện tải thay đổi.
MỨC ĐỘ TIÊU THỤ ĐIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
Tập 26 Số 26 - Trang 18 - 2021
Phạm Minh Chinh, Trương Minh Thắng
Bài báo trình bày kết quả khảo sát và tính toán mức độ tiêu thụ điện trong các hộ gia đình ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả, tiết kiệm điện.
#Electric consumption #electric saving #household.
MÔ HÌNH PHỐI HỢP SỬ DỤNG SUY LUẬN LOGIC MỜ ĐỂ DỰ BÁO TỐC ĐỘ GIÓ DÙNG CHO VẬN HÀNH CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ
Tập 31 Số 31 - Trang 102 - 2023
Trần Hoài Linh
Trong bài báo này, một mô hình mới sử dụng phối hợp khối dự báo tuyến tính và khối dự báo bằng các luật suy luận logic mờ sẽ được đề xuất sử dụng cho mô hình dự báo tốc độ gió tại các vị trí đặt turbin của nhà máy điện gió. Các nhà máy điện cần có các mô hình này để phối hợp vận hành với các đơn vị điều độ của hệ thống. Mô hình sử dụng phối hợp một khối phi tuyến và một khối tuyến tính sẽ cho kết quả chính xác hơn khi chỉ sử dụng độc lập các khối thành phần. Mô hình đề xuất trong bài báo này được áp dụng thử nghiệm cho một năm số liệu đo lường tốc độ gió ở cao độ100 m và 80 m, với các bài toán dự báo 30 phút trong ngày, dự báo 2 ngày tiếp theo ngày hiện tại đạt sai số trung bình của giải pháp nhỏ hơn 9,1% cho dự báo 30 phút trong ngày và 13,6% cho dự báo 2 ngày tiếp theo.
#Wind speed prediction #wind turbine operation #renewable energy generation #short-term prediction.
ĐIỀU KHIỂN DTC KHÔNG CẢM BIẾN TỐC ĐỘ CHO SPMSM ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC XE ĐIỆN
Tập 31 Số 31 - Trang 52 - 2023
Tieu Xuan Hoang, Ha Huy Cong, Pham Van Tuan, Bui Thanh Hoa, Nguyen Quang Huy
Động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, dân dụng và đặc biệt là trong lĩnh vực xe điện. Nghiên cứu về điều khiển không cảm biến tốc độ cho PMSM là một phần quan trọng của nghiên cứu về truyền động động cơ đồng bộ. Bởi truyền động không cảm biến tốc độ với các thuật toán điều khiển mới có nhiều ưu điểm so với truyền động có cảm biến tốc độ như: kích thước nhỏ gọn, giá thành kinh tế và có tính bền vững cao. Bài báo này trình bày điều khiển trực tiếp mômen cho PMSM, với tốc độ động cơ được ước lượng sử dụng phương pháp MRAS. Phần mềm Matlab/simulink được sử dụng để mô phỏng hệ truyền động DTC không cảm biến tốc độ cho PMSM. Các kết quả mô phỏng đã chỉ ra: tốc độ được ước lượng bám tốc độ thực và tốc độ đặt với sai số bé.
#Permanent magnet synchronous motor #direct torque control #motor speed estimation #model reference adaptive system.
GIẢM NHIỄU, CẢI THIỆN PHÉP ĐO XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ PHÓNG ĐIỆN CỤC BỘ TRONG MÁY BIẾN ÁP THEO LÝ THUYẾT THỜI GIAN ĐẾN
Số 13 - Trang 69-82 - 2018
Đỗ Anh Tuấn, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Vũ Thắng, Hoàng Sĩ Hồng
Trong máy biến áp, phóng điện cục bộ (PD-partial discharge) là nguyên nhân chính dẫn đến phá hủy hệ thống cách điện. Vì vậy, việc xác định chính xác vị trí PD trong máy biến áp đem lại nhiều lợi ích. Do vậy, bài báo tập trung nghiên cứu nhằm cải thiện độ chính xác của các phép đo theo lý thuyết thời gian đến. Trong đó bài báo đề cập tới một mô hình thí nghiệm thực hiện quá trình phát và thu tín hiệu PD giả định theo phương pháp thời gian đến. Kết quả cho thấy có thể loại bỏ được nhiễu, nâng cao độ chính xác của phép đo thông qua việc thiết kế các phần tử trong hệ mạch thích hợp.