Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
Tăng Kali máu sau khi truyền Mannitol ở bệnh nhân phẫu thuật u não
Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng - - 2023
Mannitol là thuốc lợi niệu thẩm thấu được sử dụng rộng rãi trong các phẫu thuật thần kinh. Tuy nhiên, việc dùng mannitol có thể dẫn đến rối loạn điện giải nghiêm trọng đặc biệt là tăng Kali máu. Chúng tôi thông báo ca lâm sàng bệnh nhân nam 58 tuổi với tiền sử tăng huyết áp có chỉ định phẫu thuật lấy u não. Các xét nghiệm trước phẫu thuật cho phép phẫu thuật, trong quá trình phẫu thuật sau khi truyền 250ml Mannitol 20% trong thời gian 10 phút ngay trước khi mở màng cứng. Sau khi truyền xong Mannitol 15 phút xuất hiện tăng Kali máu với biểu hiện sóng T cao nhọn trên điện tim, xét nghiệm khí máu động mạch cho thấy kali 6,74mmol/l. Bệnh nhân được xử trí cấp cứu tăng Kali máu bằng sử dụng Canxiclorua, Insulin nhanh và Furosemid, sau 2 giờ xét nghiệm lại Kali 5,52mmol/l. Sau khi phẫu thuật kết thúc chuyển bệnh nhân về khoa hồi sức tích cực, và xét nghiệm lại khí máu động mạch kết quả Kali 3,2mmol/l. Sau phẫu thuật 2 tuần bệnh nhân được ra viện và không có bất kì biến chứng nào.
#Phẫu thuật u não #Mannitol #tăng Kali máu
Đặc điểm quân nhân bị bỏng điều trị tại bệnh viện bỏng quốc gia trong 10 năm (2008 - 2017)
Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng - Số 2 - Trang 7-15 - 2020
Mục tiêu nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với các mục tiêu như sau: (1) Nhận xét một số đặc điểm dịch tễ học và (2) đánh giá kết quả điều trị quân nhân bị bỏng từ năm 2008 đến 2017 tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, thống kê, mô tả dựa trên 311 hồ sơ bệnh án quân nhân bị bỏng điều trị nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia, thời gian vào viện từ ngày 01/01/2008 đến 31/12/2017.Kết quả:Tỷ lệ Nam/Nữ là 8,4/1 (98,39%/10,61%). 53,4% trường hợp bị bỏng thuộc bộ phận công tác tại thao trường, công xưởng. Quân nhân chuyên nghiệp (QNCN), công nhân viên quốc phòng (CNVQP) là nhóm đối tượng bị bỏng cao nhất (38,6%). Nguyên nhân gây bỏng chủ yếu do lửa, nhiệt ướt (43,09%, 24,76%). Chủ yếu do tai nạn sinh hoạt (75,2%), xảy ra tại nơi không phải nơi làm việc (74,6%). Bệnh nhân chủ yếu là bỏng nhẹ (chiếm 54,02%). Chấn thương kết hợp chiếm 1,61%. Bỏng hô hấp chiếm 2,25%. Tỷ lệ sơ cứu đúng là 71,7%, tại công xưởng là 61,4%. Sơ cấp cứu đúng giảm tỷ lệ bị bỏng sâu (25,11% so với 60,23%, p < 0,01). Bỏng do TNLĐ chiếm tỷ lệ cao nhất ở quân nhân làm việc tại công xưởng, nhà máy và có tỷ lệ bệnh nhân nặng là cao nhất.Ngày nằm trung bình của bệnh nhân quân bị bỏng là 17,04 ± 15,25 ngày. Ngày nằm kéo dài với bệnh nhân bị bỏng điện (27,79 ± 21,124 ngày, p < 0,01), hay khi bỏng rộng, độ sâu lớn, sơ cấp cứu không đúng. Số lần phẫu thuật trung bình ở bệnh nhân bỏng sâu là 2,33 lần. Cao hơn ở bệnh nhân là QNCN, ở bệnh nhân bị bỏng điện, bỏng lửa, bỏng vừa và nặng, ở bệnh nhân bỏng rộng, độ sâu lớn. Tỷ lệ tử vong chung là 1,9% (100% là bỏng lửa, bỏng trên 40% DTCT, bỏng sâu trên > 10% DTCT).Kết luận: QNCN, CNVQP là nhóm đối tượng bị bỏng cao nhất, nguy cơ bị bỏng do TNLĐ làm việc tại công xưởng, nhà máy và bị bỏng nặng. Cần cải thiện kiến thức sơ cấp cứu bỏng ở quân nhân và có công tác dự phòng tốt với nguyên nhân bỏng do điện và do lửa.
#Đặc điểm dịch tễ #điều trị #quân nhân #bỏng
Đánh giá hiệu quả của nẹp miệng trong dự phòng sẹo co kéo vùng miệng sau bỏng
Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng - Số 5 - Trang 49-65 - 2024
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của nẹp miệng cải tiến trong dự phòng sẹo co kéo vùng miệng sau bỏng. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng vùng miệng sau bỏng.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 18 bệnh nhân bỏng do tác nhân nhiệt là chủ yếu. Trong đó 6 bệnh nhân bỏng nông chiếm 33,3% và 12 bệnh nhân có tổn thương bỏng sâu tỷ lệ 66,7%, có nguy cơ sẹo co kéo gây hẹp vùng miệng. Bệnh nhân nghiên cứu được nẹp miệng cải tiến và kết hợp với một số kỹ thuật phục hồi chức năng tại Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng (Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác) từ tháng 04/2023 đến tháng 04/2024. Nghiên cứu tiến cứu theo dõi dọc trước và sau ra viện 1 tháng, 3 tháng và kết quả xa sau 6 tháng về mức độ cải thiện tầm vận động miệng, mức độ đau và tình trạng sẹo.Kết quả nghiên cứu: Nẹp miệng cải tiến có hiệu quả ngăn ngừa di chứng co kéo, co hẹp miệng sau bỏng. Sau nghiên cứu 1 tuần bằng đặt nẹp miệng cải tiến phối hợp với một số kỹ thuật phục hồi chức năng thấy tầm vận động của miệng theo chiều dọc và chiều ngang của bệnh nhân nhóm bệnh nhân bỏng sâu độ IV đã tăng từ 24,22 6,57 mm và 40,00 4,14mm (trước điều trị) lên 35,27 9,64 mm và 47,44 4,87 mm (sau khi ra viện 6 tháng, tương đương 7,5 tháng can thiệp), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Tầm vận động miệng của đa số bệnh nhân trở về bình thường (66,7%), còn 16,7% bệnh nhân co hẹp miệng mức độ vừa và 16,7% bệnh nhân co hẹp miệng mức độ nặng. Mức độ đau và tình trạng sẹo cũng được cải thiện. Điểm đau VAS giảm từ 4,11 0,83 (trước can thiệp) xuống 1,94 1,05 (sau khi ra viện 6 tháng), (p < 0,001). Độ sẹo theo Vancouver giảm từ 7,78 2,39 (trước can thiệp) xuống 5,78 2,79 (sau khi ra viện 6 tháng), (p < 0,01). Nhóm bệnh nhân bỏng nông, sau khi nghiên cứu 3 tháng tầm vận động miệng theo chiều dọc và chiều ngang đã trở lại bình thường; không còn cảm giác đau; nền sẹo trở lại tương đồng với nền da lành và duy trì kết quả tới thời điểm sau 6 tháng. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng vùng miệng sau bỏng như độ sâu của tổn thương bỏng, thời điểm tiến hành nghiên cứu và mức độ co hẹp ở vùng miệng trước nghiên cứu cũng được đề cập.Kết luận: Nẹp miệng cải tiến có có hiệu quả điều trị và dự phòng cho bệnh nhân bỏng vùng miệng cả nhóm bệnh nhân bỏng nông và nhóm bệnh nhân bỏng sâu. Phương pháp này có thể triển khai tại đơn vị phục hồi chức năng và tại gia đình sau khi bệnh nhân được hướng dẫn cách sử dụng
#Bỏng #phục hồi chức năng #nẹp miệng
Chất lượng cuộc sống và các đặc điểm nhân khẩu học của người cao tuổi tại phường Hoà Quý, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng năm 2023
Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng - Số 5 - Trang 87-97 - 2024
Mục tiêu: Xác định một số đặc điểm nhân khẩu học và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cắt ngang thực hiện trên 253 người cao tuổi trong thời gian từ tháng 06/2022 đến tháng 06/2023. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp người cao tuổi bằng bộ công cụ của tác giả Nguyễn Thanh Hương [4] gồm 65 câu hỏi. Kết quả: Người cao tuổi là nữ giới (56,5%), nhỏ hơn 80 tuổi (85,3%), không theo tôn giáo nào (83%), trình độ học vấn dưới trung học cơ sở (65,6%), là nông dân (75,5%), có tỷ lệ ly hôn/ độc thân cao (35,2%). Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi ở mức trung bình (222,2/325 điểm), quy đổi theo thang điểm 10 là 6,8/10 điểm. Không có sự khác biệt về các mức chất lượng cuộc sống giữa người cao tuổi nam và nữ. Tỷ lệ nhóm người cao tuổi trên 80 tuổi có chất lượng cuộc sống ở mức thấp cao hơn nhóm 60 - 69 tuổi. Trong 6 khía cạnh liên quan đến chất lượng cuộc sống, tín ngưỡng có điểm số cao nhất (7,7/10 điểm), thứ hai là môi trường (7,6/10 điểm), thứ ba là tinh thần (7,4/10 điểm), thấp nhất là kinh tế (6,1/10 điểm).Kết luận: Người cao tuổi sống tại phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng có đặc điểm phong phú, chất lượng cuộc sống ở mức trung bình.
#Người cao tuổi #đặc điểm #chất lượng cuộc sống
Thực trạng, thái độ, rào cản và giải pháp nâng cao động lực nghiên cứu khoa học của sinh viên điều dưỡng Trường đại học Yersin Đà Lạt năm 2023
Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng - Số 5 - Trang 98-108 - 2024
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng, thái độ, rào cản và một số giải pháp nâng cao động lực nghiên cứu khoa học của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Yersin Đà Lạt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt trang trên 135 sinh viên (SV) ngành Điều dưỡng Trường Đại học Yersin Đà Lạt. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH) chiếm 25.2%. Hầu hết sinh viên có thái độ tích cực về hoạt động nghiên cứu khoa học từ 66,7% đến 83,7% với các nội dung về sự cần thiết của nghiên cứu khoa học, phát triển kỹ năng mềm, kinh nghiệm và cơ hội việc làm, củng cố kiến thức chuyên môn. Ngoài ra, một số rào cản nghiên cứu khoa học chiếm trọng số cao như kỹ năng tin học, ngoại ngữ chưa tốt 63.7%, thiếu kiến thức, kỹ năng làm nghiên cứu khoa học 64,5%. Bên cạnh đó, một số giải pháp được sự đồng tình cao để thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong sinh viên như cộng điểm rèn luyện 74.8%; trao thưởng: học bổng, giấy khen… 98 (72,6%); ban hành quy chế khuyến khích nghiên cứu khoa học trong sinh viên 65,9%; đổi mới cách thức, quy trình thực hiện đề tài tinh gọn, đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý 68,2%; phát triển đội ngũ giáo viên hướng dẫn nghiên cứu khoa học 66,6%. Kết luận: Nhà trường nên có các biện pháp thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học trong sinh viên
#Sinh viên #điều dưỡng
Nghiên cứu hiệu quả giảm đau của hỗn hợp Nefopam - Fentanyl bệnh nhân tự điều khiển sau phẫu thuật nội soi khớp gối
Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng - Số 5 - Trang 66-73 - 2024
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau của hỗn hợp Nefopam - Fentanyl bệnh nhân tự điều khiển đường tĩnh mạch sau phẫu thuật nội soi khớp gối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả lâm sàng, tiến cứu trên 50 BN có chỉ định phẫu thuật nội soi khớp gối dưới gây tê tủy sống, được giảm đau bằng hỗn hợp tỷ lệ (Fentanyl: 12,5mcg/ml; Nefopam 1,5mg/ml); cài đặt PCA với các thông số: liều nền 1ml/giờ (25mcg/giờ), liều bolus 1ml (25mcg), thời gian khóa 10 phút, liều tối đa 15ml/4 giờ. Đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ bằng thang điểm VAS lúc nghỉ và lúc vận động, mức độ tiêu thụ các thuốc giảm đau sau mổ, mức độ hài lòng của bệnh nhân sau mổ. Kết quả: Ở thời điểm 24 giờ sau phẫu thuật điểm đau VAS khi nghỉ và vận động của bệnh nhân là 1,18 ± 1,11 (0 - 3) và 2,52 ± 1,21 (0 - 6); liều lượng Fentanyl và Nefopam sử dụng trung bình là 27,78 ± 1,542ml (25ml - 30ml); số lần bolus thuốc giảm đau là 3,78 ± 1,54 lần (1 - 6 lần), không có trường hợp nào phải giải cứu đau, các bệnh nhân đều rất hài lòng (56%) và hài lòng (44,0%). Kết luận: Giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối bằng hỗn hợp dung dịch Nefopam và Fentanyl bệnh nhân (BN) tự điều khiển đường tĩnh mạch cho hiệu quả giảm đau tốt.
#giảm đau tự điều khiển #Nefopam #Fentanyl #phẫu thuật nội soi khớp gối
Sử dụng mật ong hoa tràm chiếu xạ trong điều trị loét tì đè
Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng - Số 5 - Trang 114-123 - 2024
MMật ong có khả năng chữa lành các vết thương nhờ vào sự kết hợp của nhiều tính chất đặc biệt khác nhau như tính siêu thẩm thấu, pH thấp, tính chất kháng khuẩn peroxide và kháng khuẩn không peroxide cũng như có các chất chống oxi hóa. Mật ong có thể được sử dụng băng vết thương để kích thích làm mau lành vết thương. Mật ong đã dược sử dụng để điều trị các vết thương cấp tính và mạn tính nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam rất có hiệu quả.Tác giả trình bày trong báo cáo một số kinh nghiệm dùng mật ong hoa tràm được chiếu xạ (MOHTCX) để chăm sóc một số các trường hợp loét tì đè.
#Mật ong #mật ong hoa tràm chiếu xạ #loét tỳ đè
Báo cáo một trường hợp ghép da đồng loại từ người hiến tạng chết não tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng - Số 5 - Trang 124-128 - 2024
Mục tiêu: Tổn thương phỏng lửa diện rộng, diện độ sâu lớn do xăng, gas tại Khoa Bỏng và Tạo hình (Bệnh viện Chợ Rẫy) hiện nay còn rất phổ biến. Để cứu sống người bệnh, cần cắt lọc hoại tử, che phủ sớm vết thương, nhằm giảm thiểu tối đa nhiễm trùng, mất nước, điện giải, protein qua vết thương, giảm đau, đẩy nhanh quá trình liền thương, cải thiện tỉ lệ sống còn cho người bệnh. Ghép da đồng loại từ người thân đã được áp dụng tại Khoa từ nhiều năm trước để điều trị cho người bệnh. Chúng tôi xin trình bày một trường hợp ghép da đồng loại từ người cho chết não đầu tiên tại Khoa Bỏng - Tạo hình.Phương pháp: Người bệnh bỏng sau khi được hồi sức tích cực được cắt lọc sớm vết thương hai lần, ghép da đồng loại từ người cho chết não 1 lần, sau đó được ghép da tự thân hai lần.Kết quả: Da ghép đồng loại bám dính tốt, sau 10 ngày có hiện tượng bong dần do thải ghép, để lộ nền mô hạt đẹp. Người bệnh được ghép da tự thân hai lần tiếp theo, da ghép bám sống tốt, vết thương liền hoàn toàn, được cho xuất viện.Kết luận: Ghép da đồng loại đã được sử dụng trong thực hành lâm sàng hơn một thế kỉ qua, là vật liệu thay thế da sinh lí nhất, giúp tạo hàng rào chống nhiễm trùng, mất nước, điện giải, protein qua vết thương, giảm đau, tốt cho lành thương, cải thiện tỉ lệ sống còn cho người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ người hiến tạng, hiến da ở nước ta nói chung còn thấp, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng chưa có ngân hàng mô ghép để bảo quản da đồng loại.
#Bỏng diện rộng #ghép da đồng loại #hiến da người cho chết não #bảo quản da ghép
Đánh giá tác động của tế bào gốc trung mô mô mỡ và thể tiết của chúng với mạch máu, cơ trên in vivo
Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng - Số 5 - Trang 74-81 - 2024
Mục tiêu: Đánh giá tính kích thích mạch máu, kích thích cơ của tế bào gốc trung mô mô mỡ và exosome từ tế bào gốc trung mô mô mỡ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm 12 thỏ New Zealand (1728 - 2190g) trưởng thành khỏe mạnh, 6 thỏ đánh giá tính kích thích mạch, cơ của tế bào gốc (MSC), 6 thỏ đánh giá kích thích mạch, cơ của thể tiết (TT); mức độ kích thích mạch máu, kích thích cơ dựa trên tổn thương vi thể tổ chức vùng tiêm. Kết quả: Kích thích mạch máu nhẹ đến trung bình ở cả 3 nhóm với điểm kích thích nhóm MSC (3), nhóm TT (2,5) và nhóm chứng (2,7); số lượng mạch máu trung bình nhóm MSC (5), nhóm TT (7,33), nhóm chứng (5,4); không có thâm nhiễm tế bào viêm trên mô cơ cả 3 nhóm nghiên cứu. Kết luận: Kết quả bước đầu chưa thấy tế bào gốc trung mô mô mỡ và thể tiết ngoại bào exoxome của chúng kích thích mạch máu, cơ trên động vật thực nghiệm.
#Kích thích mạch #kích thích cơ #tế bào gốc trung mô #exosome
Kiểm soát đau cấp tính ở bệnh nhân bỏng người lớn (Tổng quan)
Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng - Số 5 - Trang 129-136 - 2024
Đau xuất hiện sau bỏng là do sự kích thích của các thụ cảm thể của da đáp ứng lại với tác nhân nhiệt, cơ học và hóa học. Đau do tổn thương bỏng rất khó kiểm soát. Xu thế hiện nay sử dụng phối hợp các loại thuốc giảm đau khác nhau và sử dụng bằng các đường khác nhau (giảm đau đa mô thức) trong và sau các phẫu thuật, thủ thuật, chấn thương nhằm kiểm soát tốt cơn đau, giảm tác dụng không mong muốn của các thuốc.
#Kiểm soát đau #bỏng
Tổng số: 85
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 9