Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
Đánh giá kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh bỏng của điều dưỡng Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng - Số 4 - Trang 80-94 - 2023
Đỗ Thị Ngọc Anh
Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh bỏng tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 điều dưỡng ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác. Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn tự điền. Nghiên cứu được triển khai từ 8/2022 đến 2/2023Kết quả: Cao nhất là tỷ lệ điều dưỡng nhận biết được các quy định về nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng đạt 76%, kiến thức về hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh là 73%, kiến thức về dinh dưỡng cho người bệnh bỏng là 61% và thấp nhất là kiến thức về sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng cho người bệnh bỏng có tỷ lệ đạt 55%.Kết luận: Kiến thức chung về chăm sóc dinh dưỡng người bệnh bỏng của điều dưỡng tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác ở mức khá, tốt có tỉ lệ là 57%.
#Kiến thức #điều dưỡng #chăm sóc dinh dưỡng #người bệnh bỏng
Hiệu quả gây mê mask thanh quản trong phẫu thuật nâng ngực băng túi độn
Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng - Số 4 - Trang 55-61 - 2023
Võ Văn Hiển, Hoàng Thanh Tuấn
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả gây mê bằng mask thanh quản cho các khách hàng (KH) được phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 60 KH có chỉ định phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn tại Trung tâm Phẫu thuật Tạo hình, Thẩm mỹ - Tái tạo và Khoa Gây mê, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 1/2023 - 6/2023. Khách hàng được gây mê toàn thể theo phác đồ và được đặt mask thanh quản (MTQ) kiểm soát hô hấp. Ghi lại các biến đổi huyết động, hô hấp tại các thời điểm sau khi đặt và rút MTQ, các thời điểm trong quá trình mổ, các tác dụng không mong muốn như đau họng, khàn tiếng, buồn nôn, nôn. Kết quả: 100% khách hàng được đặt MTQ thành công sau một lần duy nhất, các chỉ số về huyết động và hô hấp được duy trì ổn định trong suốt quá trình phẫu thuật, không có khách hàng nào có các triệu chứng buồn nôn, nôn, đau họng hoặc khàn tiếng…Kết luận: Gây mê MTQ cho phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn đảm bảo an toàn, các chỉ số huyết động, hô hấp ổn định và không có tác dụng phụ liên quan đến gây mê.
#Gây mê mask thanh quản #phẫu thuật nâng ngực
Đánh giá tác dụng điều trị trên lâm sàng của gel HOCL tại chỗ vết thương mạn tính
Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng - Số 3 - Trang 7-15 - 2023
Phạm Thị Mai Phương, Nguyễn Ngọc Tuấn, Bùi Thanh Lợi
Nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị trên lâm sàng của Hemi gel (gel chứa HOCl 0,02%) do Việt Nam sản xuất tại chỗ vết thương mạn tính; đối tượng nghiên cứu: 30 bệnh nhân bỏng có vết thương chậm liền, phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, so sánh trước sau thử nghiệm; chỉ tiêu đánh giá lâm sàng toàn thân và tại chỗ. Kết quả: Viêm nề vết thương; dịch xuất tiết dịch mủ giảm rõ rệt, biểu mô hoá bờ mép tăng, mô hạt đẹp hơn, diện tích vết thương thu hẹp đáng kể, tạo thuận lợi cho ghép da. Không gặp các biểu hiện dị ứng, rối loạn toàn thân hoặc tại chỗ liên quan tới sử dụng thuốc. Kết luận: Hemi gel có tác dụng chống viêm và nhiễm khuẩn; tạo thuận lợi liền vết thương mạn tính; sử dụng trên bệnh nhân an toàn.
#Vết thương mạn tính #gel HOCl #kháng khuẩn #kháng viêm #liền vết thương
Đánh giá kết quả thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
Phạm Thị Vân, Phan Thị Dung
Mục tiêu: Đánh giá kết quả thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại Khoa Gây mê hồi sức / Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp năm 2018.Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 350 người bệnh mổ phiên và cấp cứu từ tháng 03/2018 đến tháng 10/2018.Kết quả: Trước khi rạch da: Có 9,7% thành viên trong kíp phẫu thuật giới thiệu tên; 95,1% người bệnh được xác nhận lại tên, phương pháp mổ và vị trí rạch da; 97,7% người bệnh được điều dưỡng xác nhận tình trạng vô khuẩn dụng cụ và máy hút, dao mổ điện; 95,4% điều dưỡng kiểm tra gạc và dụng cụ trước khi rạch da; 16% phẫu thuật viên dự kiến những bất thường có thể xảy ra trong cuộc phẫu thuật; 22% phẫu thuật viên tiên lượng thời gian phẫu thuật. Trước khi đóng vết mổ: Có 94,3% điều dưỡng hoàn thành kiểm tra kim, gạc, dụng cụ; 40,9% nhãn bệnh phẩm được đọc to và ghi tên người bệnh.Kết luận: Áp dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật góp phần tích cực phát hiện những khâu chưa thực hiện đúng để khắc phục sai sót trước, trong và sau phẫu thuật.
#An toàn phẫu thuật #bảng kiểm
Assessment of the effect of low-level laser therapy (808nm) on the proliferation and migration of fibroblasts from chronic wound tissue
Nguyen Ngoc Tuan, Nguyen Thi Bich Phuong, Pham Ngoc Toan, Dinh Van Han, Nguyen Nhu Lam, Nguyen Thi Thai Linh, Ho Xuan Le, Nguyen Thi Huong
Objectives: 1/To evaluate the morphology and proliferation of cultured dermal fibroblasts derived from patients with chronic wounds. 2/Evaluating the effect of low-level laser therapy (LLLT) 808nm on the proliferation and migration of fibroblasts from chronic wound tissue. Subjects and Methods: A prospective study was conducted on 36 dermal samples from 12 patients with pressure ulcers and diabetic ulcers. Dermal samples were taken in the operating room and fibroblasts were isolated according to the procedure of Freshney RI (2003). Fibroblasts obtained in P3 generation will be cultured on 6 plates and divided into groups of laser irradiation with different energy levels and a control group (without laser). Conduct LLLT projection with energy levels of 5J; 4J; 3.5J; 3J; 2.5J and exposure times were: 60, 48, 42, 36, the 30s, respectively, for 3 consecutive days to evaluate proliferation and migration between the Laser group and the control group. Cells were counted at 24 h after the last laser exposure using the trypan blue experiment. Results: The wound base fibroblasts (position 1) proliferated slowly, showed signs of aging, did not retain their phenotype, died floating on the surface of the culture plate, and could not trypsin to the P4 generation. Fibroblasts at positions 2, and 3 (wound margins and healing skin adjacent to the wound) could be isolated to the P3, P4, and P5 generation and did not change morphology. After LLLT irradiation, the number of cells in the laser group with energy levels: 3.5J; 3J, and 2.5J increased higher than the control group; with the highest increase at the energy level of 3J. LLLT dose of 3J with a corresponding exposure time of 36s increased the migration rate of fibroblasts when compared with the control group, completely covering the culture plate on 3rd day.Conclusion: Fibroblasts derived from patients with pressure ulcers and diabetic ulcers can be isolated from the wound edge and healed skin adjacent to the wound without changing morphology when cultured. After LLLT irradiation (808 nm) on isolated fibroblasts, the effect was dose-dependent. The 3J dose did not change fibroblast morphology; or induce biostimulation, proliferation, and migration of cultured fibroblast samples derived from chronic wound patients.
#Low-level laser therapy #fibroblasts #chronic wound
Đặc điểm kiến thức, kỹ năng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng và hộ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thiện An
Nguyễn Viết Tiến, Phan Thị Dung
Đặt vấn đề: Giáo dục sức khỏe có vai trò to lớn trong việc giúp người bệnh thay đổi hành vi có hại và duy trì hành vi có lợi cho sức khỏe. Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động giáo dục sức khỏe thì người điều dưỡng cần có kiến thức và kỹ năng giáo dục sức khỏe tốt. Mục tiêu: Mô tả kiến thức, kỹ năng của điều dưỡng, hộ sinh về giáo dục sức khỏe cho người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Phụ sản Thiện An năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện trên toàn bộ 15 điều dưỡng và hộ sinh đang trực tiếp chăm sóc người bệnh từ tháng 4/2022 đến tháng 10 năm 2022. Bộ công cụ đáng giá kiến thức và thực hành của điều dưỡng về hoạt động giáo dục sức khỏe. Điểm trung bình kiến thức, thực hành càng cao thì kiến thức, thực hành của điều dưỡng và hộ sinh càng tốt và ngược lại. Phần mềm Epidata 3.1 và SPSS 20.0 được sử dụng để nhập và phân tích số liệu. Kết quả: Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh có kiến thức tốt là 60,0%; khá là 20,0% và trung bình là 20,0%. Điểm trung bình kiến thức là 49,8(±7,06)/60 điểm. Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh có kỹ năng tốt là 13,3%; khá là 33,3%; trung bình là 53,3% và không có điều dưỡng, hộ sinh nào yếu. Điểm trung bình 08 kỹ năng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng, hộ sinh là 28,2(±3,97)/40 điểm. Kết luận. Kiến thức, kỹ năng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng và hộ sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Thiện An ở mức cao. Tuy nhiên có một số điều dưỡng, hộ sinh và một số nội dung kiến thức, kỹ năng giáo dục sức khỏe cần tập trung đào tạo, rèn luyện thêm.
#Kiến thức #kỹ năng #giáo dục sức khỏe #điều dưỡng
Đánh giá thực trạng cấp cứu hồi sinh tim phổi của điều dưỡng tại Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác
Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng - Số 3 - Trang 66-78 - 2023
Đào Thị Thanh Tuyền, Nguyễn Văn Đại, Hoàng Thị Uyên, Hoàng Trung Hiếu, Ngô Tuấn Hưng
Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá thực trạng cấp cứu hồi sinh tim phổi của điều dưỡng tại Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang. Khảo sát lý thuyết hồi sinh tim phổi trên 120 điều dưỡng công tác tại bệnh viện và đánh giá kỹ năng thực hành trong 41 lần phát hiện và xử lý bệnh nhân ngừng tuần hoàn của điều dưỡng viên từ ngày 01/07/2022 đến 31/03/2023 tại Khoa Hồi sức Cấp cứu và Trung tâm Liền vết thương. Đánh giá thông qua bảng kiểm theo quy trình của Bộ Y tế. Kết quả: Trong 120 điều dưỡng được khảo sát lý thuyết, có 20 điều dưỡng không đạt (chiếm 16,67%); 100 điều dưỡng đạt, chiếm 83,33%, trong đó giỏi và xuất sắc chiếm tỷ lệ cao nhất (35%). Các đối tượng không đạt có tuổi, thời gian làm việc trong ngành y và thời gian làm việc tại bệnh viện cao hơn đáng kể so với các đối tượng đạt (p < 0,001). Ngược lại, các đối tượng đạt chủ yếu làm việc ở Khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC) và có thời gian làm ở khoa Hồi sức nhiều năm hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tất cả 41 lần thực hiện hồi sức tim phổi, điều dưỡng thực hiện cấp cứu đều đạt, trong đó 33 điều dưỡng được đánh giá thuần thục (chiếm 80,49%), có 8 điều dưỡng ở mức đạt (19,51%); mức độ “thuần thục” liên quan đến đơn vị công tác. Kết luận: Tất cả các điều dưỡng đều có chuyên môn thực hành hồi sức tim phổi; trong đó, đạt mức “thuần thục” chiếm chủ yếu. Các yếu tố liên quan đến kết quả khảo sát lý thuyết hồi sinh tim phổi gồm tuổi, đơn vị công tác và thời gian công tác.Kiến nghị: Xây dựng chương trình đào tạo cập nhật kiến thức - kỹ năng hồi sức tim phổi cho điều dưỡng tại các khoa lâm sàng hàng năm, tập trung vào đối tượng đã chuyển khoa Hồi sức nhiều năm hoặc chưa từng làm việc tại khoa Hồi sức.
#Hồi sinh tim phổi #điều dưỡng
Khảo sát một số đặc điểm sử dụng kháng sinh có độc tính thận trên bệnh nhân bỏng tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác
Nguyễn Như Sơn, Nguyễn Thị Thu Hằng, Lương Quang Anh
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm sử dụng kháng sinh có độc tính thận của colistin, amikacin, tobramycin, vancomycin trên bệnh nhân bỏng tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu bệnh án của 84 bệnh nhân người lớn (từ 18 đến 60 tuổi) bị bỏng có sử dụng kháng sinh độc tính thận được điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân dùng một loại kháng sinh độc tính thận gồm: Colistin có 13 bệnh nhân (15,48%); Amikacin có 2 bệnh nhân (2,38%); Tobramycin có 61 bệnh nhân (72,62%); Vancomycin có 1 BN (1,19%). Số bệnh nhân dùng 2 loại kháng sinh độc tính thận có 7 trường hợp chiếm 8,33% (Colistin với amikacin có 3 trường hợp, với tobramycin có 3 trường hợp, với vancomycin có 1 trường hợp). Chế độ liều dùng: Colistin với liều nạp trung bình 8,75 ± 1,21 MUI và liều duy trì 8,55 ± 1,36 MUI /ngày (4,18 mg/kg/24h); Tobramycin 232,62 ± 39,30mg /ngày; Amikacin 1000 mg/ ngày và vancomycin 2,5 ± 0,71 gam/ngày. Số ngày điều trị kháng sinh có độc tính thận trung bình là 8,88 ± 4,94 ngày (3 - 28 ngày). Các bệnh nhân được chỉ định dùng colistin là những bệnh nhân bỏng nặng đã sử dụng các nhóm kháng sinh khác trên 5 ngày không hiệu quả, hoặc đã có kết quả cấy khuẩn dương tính với vi khuẩn Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa,..Trong khi đó, kháng sinh amikacin, tobramycin, vancomycin phần lớn được chỉ định theo kinh nghiệm. Phác đồ phối hợp chủ yếu là 2 thuốc chiếm 87,91%, đạt hiệu quả 60%. Trong đó, cặp kháng sinh phối hợp nhiều nhất là Tobramycin với Piperacillin/ Tazobactam chiếm 26,25% tỷ lệ thành công trong điều trị là 33,33%; Cặp phối hợp có hiệu quả: Tobramycin với Cefoperazon/Sulbactam chiếm 25% với tỷ lệ thành công là 80%; colistin với Carbapenem (13,75%), tỷ lệ thành công là (72,73%). Kết luận: Đã khảo sát được tình hình sử dụng kháng sinh có độc tính thận (Colistin, Amikacin, Tobramycin, Vancomycin) trên bệnh nhân bỏng tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác.
#Bệnh nhân bỏng #sử dụng kháng sinh có độc tính thận
Một số nhận xét về kết quả trị liệu hút áp lực âm trong điều trị tổn thương bỏng độ V vùng bàn tay trẻ em
Nguyễn Thị Thu Minh, Lê Đức Mẫn, Lê Bá Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Hương, Hồ Thị Vân Anh, Dương Văn Phú
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả liệu pháp hút áp lực âm trong điều trị tổn thương lộ gân xương vùng bàn tay trẻ em. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 16 bệnh nhân trẻ em với vết thương bỏng sâu lộ gân, xương vùng bàn tay; điều trị tại Khoa Điều trị Bỏng Trẻ em, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 2/2021 đến tháng 9/2022; đánh giá hiệu quả dựa trên diễn biến lâm sàng tại chỗ và kết quả phẫu thuật ghép da che phủ. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0Kết quả: Tổng số 16 bệnh nhân, trẻ trai chiếm 62,5%, trẻ gái chiếm 37,5%; độ tuổi dưới 5 là 68,75%. Nguyên nhân chủ yếu do bỏng điện hạ thế chiếm 93,75%. Diện tích bỏng sâu trung bình là 7,5cm2, diện tích lộ xương trung bình là 3,6cm2. Thời gian hút áp lực âm trung bình là 14 ngày, thời gian liền vết thương trung bình là 28 ngày.Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy trị liệu hút áp lực âm có hiệu quả trong điều trị vết thương lộ gân xương vùng bàn tay, góp phần chuẩn bị nền vết thương cho các phẫu thuật tiếp theo và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình liền vết thương.
#Bỏng sâu bàn tay #trẻ em #liệu pháp hút áp lực âm
Ứng dụng vạt trước ngoài đùi tự do điều trị khuyết hổng phần mềm vùng đầu mặt do di chứng bỏng
Tống Thanh Hải, Đỗ Trung Quyết, Hoàng Thanh Tuấn, Hoàng Tuấn Hoàng, Vũ Quang Vinh, Võ Văn Việt
Những khuyết hổng lớn, phức tạp vùng đầu mặt cổ do nhiều nguyên nhân khác nhau đặc biệt do nguyên nhân bỏng gây nên. Để đảm bảo che phủ các khuyết phần mềm trên bằng sử dụng vạt tự do có nối mạch vi phẫu là một trong những biện pháp điều trị hiệu quả. Vạt trước đùi ngoài được sử dụng linh hoạt dưới nhiều hình thức khác nhau và với kích thước lớn là lựa chọn tối ưu trong che phủ khuyết hổng phần mềm vùng đầu mặt di chứng bỏng.Chúng tôi giới thiệu phương pháp tái tạo da đầu sử dụng vạt trước ngoài đùi trên 3 bệnh nhân với các khuyết hổng phần mềm vùng đầu phức tạp di chứng bỏng điện cao thế. Các vạt đều sống hoàn toàn, vết mổ liền kỳ đầu, đảm bảo chức năng che phủ tốt.
#Vạt trước ngoài đùi #khuyết hổng phần mềm đầu mặt #di chứng bỏng
Tổng số: 220   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10