Tạp chí Y học Dự phòng
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
Thực trạng chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn của người tiếp xúc hộ gia đình với bệnh nhân lao phổi tại Thái Nguyên năm 2022
Tạp chí Y học Dự phòng - Tập 33 Số 2 - Trang 70-76 - 2023
Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả thực trạng chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn của người tiếp xúc hộ gia đình với bệnh nhân lao phổi tại tỉnh Thái Nguyên năm 2021 - 2022. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 431 người tiếp xúc hộ gia đình với bệnh nhân lao phổi tham gia khám sàng lọc lao tiềm ẩn tại tỉnh Thái Nguyên năm 2021 - 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người tiếp xúc hộ gia đình là nữ giới chiếm 59,2%, độ tuổi từ 5 - 14 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (19%); tỷ lệ mắc lao tiềm ẩn của đối tượng nghiên cứu là 22,3%, chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm từ 55 - 64 tuổi (22,9%) và 57,3% đối tượng mắc lao tiềm ẩn là nữ giới; tỷ lệ đồng ý điều trị lao tiềm ẩn là 83,3%, tỷ lệ hoàn thành điều trị đạt 97,5%. Người tiếp xúc hộ gia đình với bệnh nhân lao phổi từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ mắc lao tiềm ẩn cao gấp 2,2 lần so với người tiếp xúc dưới 60 tuổi. Kết quả cho thấy, tỷ lệ mắc lao tiềm ẩn của người tiếp xúc hộ gia đình với bệnh nhân lao phổi là 22,3%, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác chẩn đoán lao tiềm ẩn trong nhóm tiếp xúc hộ gia đình với bệnh nhân lao phổi, đặc biệt là những người từ 60 tuổi trở lên.
#Bệnh lao #lao tiềm ẩn #tiếp xúc hộ gia đình
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ và một số yếu tố liên quan của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi ở hai phường tại Thành phố Thái Nguyên năm 2020
Tạp chí Y học Dự phòng - Tập 31 Số 6 - Trang 41-49 - 2021
Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 196 bà mẹ có con dưới 2 tuổi nhằm mô tả thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ và một số yếu tố liên quan của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi ở hai phường tại Thành phố Thái Nguyên năm 2020. Kết quả cho thấy tỷ lệ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 74,5%; tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ lần đầu trong vòng 1 giờ đầu sau sinh 42,8%, 24 giờ đầu sau sinh 18,4%, sau 24 giờ 38,8%; tỷ lệ các bà mẹ không cho con sử dụng đồ uống nào ngoài sữa mẹ trong 6 tháng đầu là 73,5%; thời điểm cho trẻ ăn bổ sung trên 6 tháng tuổi chiếm 26,2%. Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn, phương pháp sinh trẻ, số con hiện tại, được cán bộ hướng dẫn về nuôi con bằng sữa mẹ với nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Tỷ lệ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tương đối cao; không có sự liên quan giữa trình độ học vấn, phương pháp sinh trẻ, số con hiện tại, được cán bộ hướng dẫn về nuôi con bằng sữa mẹ với nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
#Nuôi con bằng sữa mẹ #trẻ dưới 2 tuổi #bú sữa mẹ hoàn toàn
Thực trạng cận thị của học sinh tại một số tỉnh ở Việt Nam năm 2019
Tạp chí Y học Dự phòng - - 2020
Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả thực trạng cận thị ở học sinh tại 4 tỉnh miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam (Hà Nội, Yên Bái, Hà Tĩnh và Cần Thơ) của Việt Nam. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 7217 học sinh đại diện cho khu vực thành phố và nông thôn, và đại diện cho bậc học. Tật cận thị ở học sinh được khám, chẩn đoán theo phương pháp chủ quan bằng bảng thị lực nhìn xa 5 mét. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ giảm thị lực của học sinh chiếm 34,8% và tăng dần theo bậc học (tiểu học là 23,2%, trung học cơ sở là 36,7%, và trung học phổ thông là 43,8%, p<0,001). Tỷ lệ học sinh bị cận thị chiếm 32,8%, viễn thị là 0,1%, loạn thị là 0,7%, tăng dần theo bậc học (tiểu học: 21,6 %, trung học cơ sở: 34,5%, trung học phổ thông: 41,9%, p<0,001), ở thành phố cao hơn so với nông thôn (42,4% so với 22,9%; p<0,001).
#Giảm thị lực #tật khúc xạ #cận thị #học sinh
Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh dại của người dân tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La năm 2019
Tạp chí Y học Dự phòng - Tập 32 Số 5 - Trang 95-104 - 2022
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 375 người dân thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La năm 2019 bằng bộ câu hỏi nhằm mục tiêu mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh dại của người dân. Kết quả cho thấy: Việc không tiêm phòng cho chó của các hộ gia đình có liên quan với trình độ học vấn dưới trung học phổ thông (OR = 4,97; 95% CI: 3,15 – 7,83) và nghề nghiệp không phải là cán bộ công nhân viên chức (OR: 2,66; 95% CI: 1,45 – 4,88). Người dân có thực hành về phòng chống bệnh dại không đạt liên quan tới giới tính (nam giới, OR: 1,77; 95% CI: 1,15 – 2,73), nhóm tuổi (từ 40 tuổi trở xuống, OR: 1,47; 95% CI: 1,02 – 2,42), dân tộc (Thái, OR: 3,34; 95% CI: 2,12 – 5,28), trình độ học vấn dưới trung học phổ thông (OR: 7,46; 95% CI: 4,56 – 12,20), nghề nghiệp không phải là cán bộ công nhân viên chức (OR: 6,62; 95% CI: 3,04 – 14,4). Để nâng cao kiến thức và thực hành của người dân về phòng chống bệnh dại, địa phương cần có những biện pháp truyền thông trực tiếp và tích cực hơn đối với các đối tượng có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông, đối tượng là nam giới và người dân tộc.
Kiến thức, thái độ và thực hành liên quan đến kháng sinh và kháng kháng sinh trong chăn nuôi tại xã Yên Nam, tỉnh Hà Nam, 2019
Tạp chí Y học Dự phòng - Tập 32 Số 3 - Trang 33-47 - 2022
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả kiến thức, thái độ và thực hành liên quan đến kháng sinh và kháng kháng sinh trong chăn nuôi ở người làm chăn nuôi và một số yếu tố liên quan tại xã Yên Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam năm 2019. Nghiên cứu thực hiện trên 139 đối tượng, sử dụng bộ câu hỏi và thang điểm để đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của người tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy 63,3% đối tượng nghiên cứu cho rằng kháng sinh có tác dụng phòng bệnh cho vật nuôi, 40,3% cho rằng kháng kháng sinh không xảy ra trong chăn nuôi hoặc không chắc chắn về điều này, 81,2% sử dụng kháng sinh với mục đích phòng bệnh cho vật nuôi. Người từ 41 – 50 tuổi có kiến thức tốt nhất; người có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên có thái độ tốt nhất. Thu nhập là yếu tố có mối liên quan hai chiều với các yếu tố kiến thức, thái độ và thực hành. Tăng một điểm kiến thức làm tăng 92% khả năng sử dụng kháng sinh theo đúng nguồn hướng dẫn. Tăng một điểm thái độ làm giảm 31% khả năng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy cần nâng cao kiến thức và thái độ của người làm chăn nuôi nhằm tăng cường các thực hành tốt trong sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.
#Kiến thức #thái độ #thực hành #kháng sinh #kháng kháng sinh #chăn nuôi #Việt Nam
Genetic diversity of G3 rotavirus strains circulating among children with acute gastroenteritis in Nam Dinh and Thua Thien Hue provinces, Vietnam, 2016 - 2021
Tạp chí Y học Dự phòng - Tập 32 Số 4 - Trang 54-63 - 2022
Rotavirus (RV) is the most common cause of severe childhood diarrhea worldwide. Since 2006, the WHO has approved the use of two vaccines against Rotavirus (RotaTeq and Rotarix), which has contributed to a significant reduction in morbidity and mortality from this disease in children under 5 years of age. Beside of that, the presence of vaccines could also cause selective pressure among circulating RV strains. Diarrhea samples were a part of the study of the project “Evaluation of rotavirus vaccine effectiveness in Vietnam” and some diarrhea samples were randomly selected from 2010 - 2015 and were stored in our laboratory. Rotavirus antigen in diarrhea samples was detected using the Premier Rotaclone kit. G and P genotypes were determined by RT-PCR using type specific primers. The nucleotide sequencewas determined by next generation sequencing and phylogenetic analysis was performed by the neighbor-joining method. 375/1715 (21.9%) samples detected G3 strain include equine-like G3 (eG3) and human G3 (hG3). The prevalence of G3 strains decreased from 2016 to 2021. All eleven gene segments were typed among 34 samples and substantial diversity among the circulating strains was observed. The circulating G3 strains were also phylogenetically diverse and related to strains from several different countries, different origins such as human (20 samples), pig (1 sample), cat (3 samples) and equine (10 samples). Comparing with the vaccine strains, the antigenic epitopes present on VP7 ofG3 in Vietnam differed considerably, especially the K238N. With the genetic characteristics of the G3 strain, it could contribute to the vaccine effectiveness in Vietnam.
#Rotavirus (RV) #G3 rotavirus #gastroenteritis #Vietnam
Kiến thức, thực hành về sử dụng kháng sinh của bệnh nhân tại trạm y tế xã của một số vùng miền Việt Nam năm 2018 - 2019
Tạp chí Y học Dự phòng - Tập 30 Số 10 - Trang 84-94 - 2021
Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về việc sử dụng kháng sinh của người dân một số vùng miền của Việt Nam năm 2018 – 2019. Nghiên cứu được thực hiện trên 1200 đối tượng bằng phương pháp mô tả cắt ngang tại ba miền Bắc, Trung, Nam. Kết quả cho thấy thực trạng sử dụng kháng sinh trong cộng đồng khá phổ biến: 34,3% bệnh nhân trả lời có sử dụng kháng sinh và 49,9% các thành viên trong gia đình có sử dụng kháng sinh. Tỷ lệ này cao nhất ở miền Bắc là 40,5% và 68,9%. 39% người tham gia nghiên cứu có kiến thức tốt về sử dụng kháng sinh và 16,7% số người tham gia nghiên cứu đạt thực hành tốt về sử dụng kháng sinh. 55,8% gia đình của người tham gia nghiên cứu sử dụng kháng sinh không kê đơn và có 66,2% gia đình sử dụng kháng sinh cho vật nuôi không theo hướng dẫn của thú y. Kiến thức về sử dụng kháng sinh ở miền Trung và miền Nam tốt hơn nhưng tỷ lệ thực hành đạt lại thấp hơn so với miền Bắc. Cộng đồng chưa có đủ kiến thức liên quan đến việc sử dụng kháng sinh và tầm quan trọng của kháng kháng sinh. Cần tăng cường các can thiệp cung cấp kiến thức về sử dụng kháng sinh hợp lý cho cả cộng đồng.
#Kháng sinh #kháng kháng sinh #vi khuẩn kháng kháng sinh #kiến thức #thực hành
Tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em Việt Nam năm 2019
Tạp chí Y học Dự phòng - Tập 30 Số 1 - Trang 123-129 - 2020
Sâu răng sữa ở trẻ em được ghi nhận bởi chỉ số răng sâu – mất – trám (DMFT) và chỉ số mặt răng sâu – mất – trám (DMFS) theo tiêu chí của Tổ chức Y tế thế giới kết hợp với chỉ số sâu răng sớm của ICIDAS. Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm xác định tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em Việt Nam năm 2019, từ đó hoạch định các biện pháp dự phòng sâu răng cho trẻ em trước tuổi đi học trong thời gian tới. Với cỡ mẫu 4028 trẻ em chia làm 2 lứa tuổi (6 – 8 tuổi và 9 – 11 tuổi) được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, phân tầng nhiều giai đoạn từ 14 tỉnh thành đại diện cho cả nước theo các vùng địa lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sâu răng sữa ở nhóm tuổi 6 - 8 tuổi là rất cao (86,4%), trung bình mỗi trẻ có 6,21 răng bị sâu, tỷlệ răng được điều trị thấp. Kết quả này cho thấy cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ em lứa tuổi mầm non.
#Sâu răng sữa #trẻ em #Việt Nam
Khẩu phần thực tế của phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi ở hai phường tại Thành phố Thái Nguyên
Tạp chí Y học Dự phòng - Tập 31 Số 6 - Trang 164-170 - 2021
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 91 đối tượng với mục tiêu mô tả khẩu phần thực tế của phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi tại hai phường của thành phố Thái Nguyên năm 2020. Ở nhóm phụ nữ đã cai sữa tổng năng lượng ăn vào trung là 1843,7kcal/ngày. Hàm lượng các chất dinh dưỡng protein và lipid lần lượt là 96,8g và 60,2g. Tỷ lệ phụ nữ đạt về các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ở nhóm này còn thấp. Ở nhóm còn nuôi con bú tổng năng lượng tiêu thụ trung bình là 2228,1kcal/ngày. Hàm Lượng các chất dinh dưỡng Protein là 103g và lipid là 65,3g. Tỷ lệ phụ nữ đạt về các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ở nhóm này còn thấp. Tỷ lệ protein: lipid: glucid là 19,4: 26,9: 53,3 chưa cân đối. Tỷ lệ protein động vật/protein tổng số cao hơn so với khuyến nghị trong khi tỷ lệ lipid thực vật/lipid tổng số và canxi/phospho thấp hơn so khuyến nghị. Nghiên cứu cho thấy khẩu phần thực tế của phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi chưa cân đối, hợp lý.
#Khẩu phần thực tế #phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi #năng lượng tiêu thụ
Nghiên cứu tối ưu hóa và thiết lập qui trình sản xuất vắc xin sởi bán thành phẩm trên chai nhựa 10 tầng
Tạp chí Y học Dự phòng - Tập 31 Số 3 - Trang 45-56 - 2021
Trung tâm nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế tiến hành nghiên cứu này nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất vắc xin sởi bán thành phẩm trên chai nhựa 10 tầng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tế bào bám dính và phát triển tốt trên chai nhựa vô trùng, mật độ tế bào phù hợp là 118.000 tế bào/cm2, chỉ số MOI là 0,003, thể tích hôn dịch tế bào là 3000ml/chai, thể tích môi trường sau gây nhiễm và thay lần 1 là 2000ml, môi trường thay lần 1 là môi trường có bổ sung 0,03% Lactose. Chúng tôi đã thiết lập được quy trình sản xuất vắc xin sởi bán thành phẩm trên chai nhựa 10 tầng như sau: Nuôi tế bào trong 2 ngày → Rửa tế bào, gây nhiễm vi rút, bổ sung môi trường, nuôi ở 32,5 ± 1oC trong 3 ngày → Thay môi trường và nuôi ở 32,5± 1oC trong 6 ngày → Giữ lạnh qua đêm, thu hoạch vắc xin → Bổ sung chất ổn định, lọc → Đông nhanh, chia tank và bảo quản ≤ -65oC. Với việc ứng dụng quy trình cải tiến có thể tăng được sản lượng vắc xin lên khoảng 3.200.000 liều/1 loạt kích cơ 30 chai 10 tầng. Ngoài ra se tiết kiệm được chi phí, không phải sử dụng chất tẩy rửa xử lý chai, các chai nhựa khi sử dụng xong có thể tái chế sử dụng cho mục đích khác.
#Bệnh sởi #vắc xin sởi #phôi gà SPF #bán thành phẩm
Tổng số: 66
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7