Tạp chí Y Dược học Cần Thơ
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TỶ LỆ TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2021 – 2022
Đặt vấn đề: Trầm cảm xuất hiện ở bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường gây ra hậu quả nghiêm trọng lên cả thể chất và tâm thần của người bệnh. Việc nghiên cứu rối loạn trầm cảm trên bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường có vai trò quan trọng trong nâng cao ý thức đồng thời đưa ra hướng can thiệp giúp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường týp 2 điều trị nội trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 bệnh nhân cao tuổi, đái tháo đường týp 2 đang được điều trị nội trú. Trầm cảm được xác định theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD-10. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm trên đối tượng người cao tuổi đái tháo đường là 58%, trong đó trầm cảm nhẹ và trung bình chiếm đa số (41,3% và 37,9%), triệu chứng trầm cảm thường gặp là giảm năng lượng, dễ mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ (87,9% và 89,6%). Kết luận: Trầm cảm trên bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường chiếm tỷ lệ cao. Cần quan tâm đến nhóm đối tượng người cao tuổi về vấn đề trầm cảm để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
#trầm cảm #đái tháo đường #người cao tuổi
TÍNH ĐẦY ĐỦ, KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TRỰC TUYẾN TRÊN HỆ THỐNG QUẢN LÝ GIÁM SÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ TẠI TỈNH VĨNH LONG NĂM 2022
Đặt vấn đề: Hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm (eCDS) được triển khai từ năm 2016 nhưng tính đầy đủ và tính kịp thời của báo cáo bệnh truyền nhiễm còn thấp. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của báo cáo trực tuyến trên Hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Vĩnh Long năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại 27/126 cơ sở y tế bao gồm hệ công lập và hệ tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bằng cách đánh giá thông tin thu thập từ 545 báo cáo trường hợp bệnh (THB), 528 báo cáo tuần, 120 báo cáo tháng và 36 báo cáo ổ dịch được ghi nhận trên hệ thống quản lý giám sát báo cáo bệnh truyền nhiễm (eCDS) và được đánh giá thông qua bảng kiểm các tiêu chuẩn về tính kịp thời, đầy đủ. Kết quả: Tính kịp thời: có 38,9% trường hợp bệnh báo cáo đúng hạn; 83,7% báo cáo tuần đúng hạn, 50,8% báo cáo tháng đúng hạn và 2,6% báo cáo ổ dịch đúng hạn. Tính đầy đủ: Đối với trường thông tin: báo cáo trường hợp bệnh đạt tỷ lệ 76,7%; báo cáo tuần đạt tỷ lệ 100%; báo cáo tháng đạt tỷ lệ 100%; báo cáo ổ dịch đạt tỷ lệ 91,7%; Đối với số lượng báo cáo đủ thông tin: báo cáo trường hợp bệnh đạt tỷ lệ 0%; báo cáo tuần đạt tỷ lệ 100%; báo cáo tháng đạt tỷ lệ 100%; báo cáo ổ dịch đạt tỷ lệ 13,9%; Hệ số xác minh (VF): báo cáo trường hợp bệnh có giá trị 1,3; báo cáo tuần có giá trị 1; báo cáo tháng có giá trị 1; báo cáo ổ dịch có giá trị 1. Kết luận: Tính đầy đủ và kịp thời của báo cáo trực tuyến trên hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long còn thấp.
#Bệnh truyền nhiễm #hệ thống quản lý và giám sát bệnh truyền nhiễm #chất lượng dữ liệu
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CÂY TRÂM SƠRI (EUGENIA UNIFLORA L.) - HỌ SIM (MYRTACEAE)
Tạp chí Y Dược học Cần Thơ - - 2021
Đặt vấn đề: Trâm sơri (Eugenia uniflora L.) là một loài du nhập vào Việt Nam. Lá dùng làm thuốc lợi tiểu ở Brazil và Surinam; quả dùng làm thuốc hạ huyết áp ở Giava. Đặc điểm hình thái và vi học là cơ sở để nhận diện loài Trâm sơri. Tuy nhiên chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu hình thái và chưa tài liệu nào nghiên cứu giải phẫu loài này ở Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học cây Trâm sơri để góp phần nhận dạng đúng loài này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cây Trâm sơri tươi được thu thập tại thành phố Cần Thơ năm 2019. Mô tả, chụp hình các đặc điểm hình thái. Thân, phiến lá, cuống lá được cắt ngang thành lát mỏng, nhuộm vi phẫu với son phèn và lục iod, mô tả và chụp hình các đặc điểm giải phẫu; soi bột dược liệu. Kết quả: Hình thái: Thân gỗ. Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 4. Lá đài dính, đồng trưởng. Cánh hoa rời. Nhị rời, không đều. Lá noãn 2, bầu trên 2 ô. Quả mọng. Giải phẫu: Sợi trụ bì, vùng gân lá dày gấp 1,5-2 lần vùng thịt lá, hệ thống dẫn của gân lá xếp thành hình cung xung quanh có sợi, mô mềm giậu có 1 lớp tế bào; libe quanh tủy và tinh thể calci oxalat hiện diện trong giải phẫu của thân, lá và cuống lá. Bột lá: Biểu bì dưới có lỗ khí kiểu song bào, sợi, tinh thể calci oxalat. Bột quả: Sợi, tinh thể calci oxalat. Kết luận: Các đặc điểm hình thái và giải phẫu của Trâm sơri giúp nhận diện loài chính xác.
#Eugenia uniflora L. #hình thái #giải phẫu #bột dược liệu
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DI CHUYỂN RĂNG TRONG CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT BẰNG LASER DIODE TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Tạp chí Y Dược học Cần Thơ - - 2020
Đặt vấn đề: Chỉnh hình răng mặt là điều trị chuyên sâu trong răng hàm mặt, nhằm phục hồi thẩm mỹ gương mặt và chức năng của hệ thống nhai. Tuy nhiên, một trong những quan tâm chính của bệnh nhân chỉnh hình là thời gian điều trị. Laser công suất thấp là một trong những quan điểm điều trị hỗ trợ đầy hứa hẹn nhằm rút ngắn thời gian điều trị bởi đây là phương pháp không xâm lấn, dễ sử dụng và không đòi hỏi những máy móc đắt tiền. Mục tiêu: 1. Xác định và so sánh trung bình khoảng cách tích lũy di xa răng nanh giữa nhóm sử dụng laser công suất thấp và nhóm chứng ở các thời điểm T1 (sau 4 tuần), T2 (sau 8 tuần), T3 (sau 12 tuần). 2. Xác định và so sánh trung bình độ rộng khoảng di xa răng nanh giữa nhóm sử dụng laser công suất thấp và nhóm chứng giữa các thời điêm T1-TO (bắt đầu di xa răng nanh), T2-T1, T3-T2. 3. Xác định và so sánh tốc độ di chuyển răng nanh giữa nhóm sử dụng laser công suất thấp và nhóm chứng tại thời điểm T3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mù đôi có nhóm chứng với thiết kế nửa miệng trên 16 bệnh nhân điều trị chỉnh hình có chỉ định nhổ răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên bên phải và trái để tạo khoảng cho việc điều trị chỉnh hình. Trên mỗi bệnh nhân, răng nanh bên phải hoặc bên trái ở hàm trên sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên để đưa vào nhóm có sử dụng laser (nhóm 1), răng nanh còn lại sẽ được đưa vào nhóm chứng (nhóm 2). Sự di chuyển răng được đánh giá trên mẫu hàm sau khi bắt đầu kéo lui răng nanh ở các thời điểm: 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần. Kết quả nghiên cứu: Khoảng cách tích lũy di xa răng nanh ở nhóm laser (sau 4 tuần: 0,84 ± 0,08 mm, sau 8 tuần: 1,71 ± 0,12 mm, sau 12 tuần: 2,56 ± 0,11 mm) lớn hơn nhóm chứng (sau 4 tuần: 0,80 ± 0,07mm, sau 8 tuần: 1,66 ± 0,11 mm, sau 12 tuần: 2,38 ± 0,12 mm). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sau 12 tuần (p<0,05). Độ rộng khoảng di xa răng nanh mỗi 4 tuần ở nhóm laser (4 tuần đầu: 0,84 ± 0,08 mm, 4 tuần giữa: 0,87 ± 0,86 mm, 4 tuần cuối: 0,85 ± 0,72 mm) lớn hơn nhóm chứng (4 tuần đầu: 0,80± 0,07mm, 4 tuần giữa: 0,86 ± 0,10 mm, 4 tuần cuối: 0,72 ± 0,08 mm). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 4 tuần giữa và 4 tuần cuối (p < 0,001). Tốc độ di chuyển răng nanh ở nhóm laser (0,853 mm/tháng) nhanh hơn so với nhóm chứng (0,795 mm/tháng). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Kết luận: laser công suất thấp có thể làm tăng tốc độ di chuyển răng nanh và có thể được xem như một phương pháp hỗ trợ trong điều trị chỉnh hình truyền thống bằng mắc cài.
#liệu pháp laser công suất thấp #chỉnh nha #di chuyển răng
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÁC NHÂN VI SINH GÂY TIÊU CHẢY CẤP CÓ MẤT NƯỚC Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Tạp chí Y Dược học Cần Thơ - - 2023
Đặt vấn đề: Tiêu chảy cấp có mất nước là một bệnh nặng ở trẻ em, có thể gây giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn điện giải, nhiễm trùng dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Real-time PCR là kỹ thuật hiện đại có độ nhạy và độ đặc hiệu cao giúp phát hiện nhanh và chính xác tác nhân gây bệnh có ích trong chẩn đoán và điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ tiêu chảy cấp có mất nước tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ; và (2) xác định tỷ lệ các tác nhân vi sinh gây bệnh bằng Real-time PCR. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca trên 47 trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán tiêu chảy cấp có mất nước tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 11/2022 đến tháng 8/2023. Kết quả: Tiêu chảy cấp có mất nước thường gặp ở trẻ <24 tháng tuổi (87,2%) và trẻ nam (68,1%). Triệu chứng lâm sàng thường gặp là nôn (89,4%), sốt (78,7%), tiêu phân lỏng tóe nước (66,0%). 53,5% trường hợp có số lượng bạch cầu >10G/L. Trẻ có nồng độ natri máu <135 mmol/L chiếm tỷ lệ 26,1%, trẻ có nồng độ kali máu <3,5 mmol/L chiếm tỷ lệ 17,4%. Kết quả Real-time PCR dương tính ở 91,6% trường hợp. Tác nhân phổ biến nhất là Rotavirus (47,2%), kế đến là Salmonella, Shigella spp., Vibrio Cholerae, EPEC. Kết luận: Tiêu chảy cấp có mất nước thường gặp ở trẻ nhỏ với triệu chứng thường gặp là nôn, sốt cùng với số lượng thấy bạch cầu tăng, rối loạn điện giải thường gặp là hạ natri máu, kali máu. Tác nhân vi sinh đa phần là do Rotavirus do đó cần phòng bệnh tác nhân này như chủng ngừa vắc xin Rotavirus đầy đủ.
#Tiêu chảy cấp #mất nước #trẻ em #Real-time PCR #tác nhân vi sinh
THỰC TRẠNG TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN Y TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2020
Đặt vấn đề: Trong quá trình chăm sóc người bệnh, điều dưỡng đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó bị tổn thương do vật sắc nhọn là vấn đề thường gặp. Sinh viên điều dưỡng thiếu kiến thức và kỹ năng hơn so với điều dưỡng viên nên nguy cơ gặp phải các tổn thương do vật sắc nhọn lại càng đáng quan tâm hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định thực trạng tổn thương do vật sắc nhọn y tế ở sinh viên điều dưỡng và tìm hiểu các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả ở 111 sinh viên điều dưỡng khóa 43 và khóa 44 tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ đồng ý tham gia nghiên cứu từ tháng 11/2020 đến tháng 03/2021. Kết quả: tỷ lệ sinh viên từng bị tổn thương do VSN trong vòng 6 tháng chiếm tỷ lệ 51,4%. Trong đó, số lần bị tổn thương do VSN nhiều nhất là 6 lần, số lần tổn thương do VSN trung bình là 1,25 lần ± 1,604 lần. Sinh viên năm thứ 3 bị tổn thương do VSN nhiều hơn sinh viên năm thứ 4 1,265 lần (p<0,001) trong 6 tháng gần nhất. Kết luận: Sinh viên điều dưỡng từng bị tổn thương do vật sắc nhọn y tế trong vòng 6 tháng chiếm tỷ lệ cao, cần được quan tâm tìm giải pháp khắc phục.
#vật sắc nhọn #tổn thương do vật sắc nhọn #sinh viên điều dưỡng
GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO KHỚP GỐI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2020-2022
Tạp chí Y Dược học Cần Thơ - - 2023
Đặt vấn đề: Đứt dây chằng chéo khớp gối là tổn thương thường gặp sau chấn thương gối, nếu không được chẩn đoán đúng và phục hồi kịp thời sẽ dẫn đến thoái hóa khớp gối sớm. Việc chẩn đoán có thể dựa vào các nghiệm pháp lâm sàng, tuy nhiên trong giai đoạn cấp hoặc khi bệnh nhân đau nhiều vùng gối, thăm khám lâm sàng sẽ kém chính xác, dẫn đến bệnh nhân không được tư vấn điều trị phù hợp. Cộng hưởng từ là phương tiện hình ảnh học an toàn và có giá trị trong chẩn đoán tổn thương khớp, đặc biệt là khớp gối. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo khớp gối Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 117 bệnh nhân chấn thương gối được chụp cộng hưởng từ và có phẫu thuật nội soi khớp gối tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 6/2020 đến tháng 7/2022. Kết quả: Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, độ chính xác của cộng hưởng từ trong chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau lần lượt là: 100%; 71,4%; 98,2%; 100%; 98,3% và 88,9%; 99,1%; 88,9%; 99,1%; 98,3%. Kết luận: Cộng hưởng từ có giá trị rất cao trong chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo khớp gối.
#Dây chằng chéo trước #dây chằng chéo sau #cộng hưởng từ #nội soi khớp gối
HIỆU QUẢ CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI Ở PHỤ NỮ CÓ CHỒNG TUỔI TỪ 18-49 TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017
Đặt vấn đề: Nhiễm trùng đường sinh dục dưới (NTĐSDD) không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn gây nên nhiều rối loạn trong đời sống, sinh hoạt, khả năng lao động và cả đến hạnh phúc gia đình của phụ nữ mắc bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng về phòng, chống NTĐSDD trước và sau can thiệp ở phụ nữ có chồng, tuổi từ 18-49, cư trú tại thành phố Cần Thơ. 2. Xác định tỷ lệ mắc NTĐSDD và hiệu quả can thiệp phòng chống NTĐSDD ở phụ nữ có chồng tuổi từ 18-49 tại thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có đối chứng trên 668 phụ nữ có chồng tuổi 18-49 được phân làm 2 nhóm: nhóm can thiệp (324 phụ nữ) và nhóm đối chứng (344 phụ nữ), bao gồm cả những người được chẩn đoán xác định mắc và không mắc NTĐSDD qua khám lâm sàng. Đánh giá kết quả truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhóm can thiệp sau 12 tháng. Kết quả nghiên cứu: Sau 12 tháng can thiệp, tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đúng về phòng, chống NTĐSDD tăng từ 46,6% lên 89,5%, hiệu quả can thiệp đạt 92,1%. Tỷ lệ phụ nữ có hành vi đúng về phòng chống NTĐSDD tăng từ 78,7% lên 92,6%, hiệu quả can thiệp đạt 17,7% (p<0,001). Tỷ lệ mắc NTĐSDD ở phụ nữ giảm từ 31,8% xuống còn 13,9%, hiệu quả can thiệp đạt 26,8% (p<0,001). Kết luận: Can thiệp truyền thông giáo dục kiến thức, thực hành có hiệu quả trong phòng, chống NTĐSDD ở phụ nữ.
#Nhiễm trùng đường sinh dục dưới #phụ nữ #18-49 tuổi #Cần Thơ
MỐI LIÊN QUAN GIỮA THAY ĐỔI HPV-DNA VỚI TẾ BÀO HỌC CỔ TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2013-2020
Đặt vấn đề: Các tổn thương tại cổ tử cung có sự thay đổi theo thời gian và sự thay đổi này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có tình trạng thay đổi HPV-DNA theo thời gian. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mối liên quan giữa thay đổi HPV-DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ giai đoạn 2013- 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ trên 213 phụ nữ tại 9 quận/ huyện thành phố Cần Thơ. Các phụ nữ được phỏng vấn và làm xét nghiệm HPV-DNA, PAP, VIA và mô bệnh học ở hai thời điểm năm 2013 và năm 2020. Sau đó, xác định sự thay đổi của các kết quả xét nghiệm theo chiều hướng xấu (từ âm tính năm 2013 chuyển thành dương tính năm 2020) và tìm ra mối liên quan của chúng. Kết quả: Thay đổi HPV-DNA theo chiều hướng xấu làm tăng nguy cơ thay đổi VIA theo chiều hướng xấu gấp 2,9 lần với khoảng tin cậy 95%: 1,4 – 5,9; thay đổi HPV-DNA theo chiều hướng xấu không làm tăng nguy cơ thay đổi PAP, mô bệnh học theo chiều hướng xấu. Nhưng phụ nữ nhiễm HPV kéo dài làm tăng nguy cơ thay đổi mô bệnh học theo chiều hướng xấu gấp 16,5 lần với khoảng tin cậy 95%: 1,6 – 175. Kết luận: Thay đổi HPV-DNA làm tăng nguy cơ thay đổi VIA.
#HPV #PAP #VIA #mô bệnh học #thay đổi tế bào cổ tử cung
CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE IN CAN THO: CLINICAL CHARACTERISTICS AND FEATURES OF TREATMENT BY CLINICAL PHENOTYPES
Tạp chí Y Dược học Cần Thơ - - 2023
Background: phenotypic approach in the treatment of COPD is lacking in general medical facilities, despite the importance of this data. Objectives: The study aimed to identify divergences in features, pharmacologic regimens of COPD by clinical phenotypes in the real-life context of care units in Can Tho City that manage outpatients with chronic respiratory diseases. Materials and methods: a prospective cohort study was carried out. We enrolled 158 patients who met the sampling criteria for this study. Data collected include (1) biometric characteristics, (2) medical history, (3) characteristics of COPD (including: symptoms, chest radiograph, peripheral blood eosinophil count, pulmonary ventilation parameters, bronchodilator test, and pharmacological regimen). COPD were classified into three phenotypic groups according to the criteria of the 2017 Spanish guideline (GesEPOC) and were also categorized into four groups (ABCD) according to the 2019 GOLD guideline. Results: the clinical AE phenotype was predominant at 41.8%, whereas the NON-AE and ACO was 38.6% and 19.6%. According to the GOLD, classifying as group A, B, C, D is 19%, 34.8%, 10.1%, and 36.1%, respectively. Between the different phenotypic groups, there were a variety of variances in the eosinophil count of the peripheral blood, but there were no changes in some kinds of chest radiograph images. Response-to-bronchodilator-test rate was higher in the ACO phenotype than in the NON-AE and the AE phenotypes. All ACO patients who received LABA/ICS. The proportion of using LABA/ICS accounted for most NON-AE and AE patients. Conclusions: among clinical phenotypes, the AE phenotype accounted for the highest percentage. There were differences in the clinical characteristics among phenotypes. ICS using is popular among COPD patients.
#Chronic #Obstructive #Pulmonary Disease #Clinical Phenotypes
Tổng số: 1,504
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10