Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TẢI LƯỢNG HBV DNA VÀ HOẠT ĐỘ ALT Ở NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN VIRUS B MẠN TÍNH TẠI TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN Y KHOA 360 LÊ HOÀN NĂM 2023
Mục tiêu: Khảo sát chỉ số HBV DNA và ALT ở các đối tượng viêm gan virus B mạn tính đến khám lần đầutại Phòng khám đa khoa 360 Lê Hoàn và đánh giá mối tương quan của hai chỉ số này.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 218 người bệnh đến khám lần đầutrong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2023 đến 31/7/2023 tại Phòng khám đa khoa 360 Lê Hoàn.Kết quả: Giá trị trung bình của ALT trên nhóm đối tượng nghiên cứu là 63 ± 130,51 U/L. Giá trị trung bình của HBV DNA trên nhóm đối tượng nghiên cứu là 7,12 x 107 ± 2,01 x 108 copies/ml. Có mối tương quan yếu giữa HBV DNA với ALT ở cả hai nhóm HBeAg(-) và HBeAg(+).Kết luận: Có mối liên quan yếu giữa chỉ số HBV DNA với chỉ số ALT ở nhóm người bệnh có HbeAg âm tính và dương tính.
#Viêm gan virus B #HBV DNA #alanine aminotransferase
SOFOSBUVIR PHỐI HỢP RIBAVIRIN CÓ HOẶC KHÔNG CÓ PEGYLATED - INTERFERON TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN C: NGHIÊN CỨU NGẪU NHIÊN ĐA TRUNG TÂM PHA 3B TẠI VIỆT NAM
Sofosbuvir là chất ức chế dạng nucleotide của enzyme RNA polymerase NS5B của vi rút viêm gan C với hiệu lực trên toàn bộ các genotype. Đây là nghiên cứu đa trung tâm, nhãn mở pha 3b đánh giá hiệu quả và tính an toàn của sofosbuvir + ribavirin ± pegylated - interferon (peginterferon) ở bệnh nhân Việt Nam nhiễm vi rút viêm gan C genotype 1 hoặc 6. Các bệnh nhân chưa điều trị (có hoặc không có xơ gan) nhiễm vi rút viêm gan C genotype 1 hoặc 6 được chia thành 2 nhóm theo tỷ lệ 1:1 điều trị sofosbuvir + peginterferon/ribavirintrong 12 tuần hoặc sofosbuvir + ribavirin trong 24 tuần.
Mục tiêu: Đáp ứng vi rút bền vững sau khi kết thúc điều trị 12 tuần (SVR12).
Kết quả và kết luận: Trong 50 bệnh nhân nghiên cứu, 60% là genotype 6, 58% là nam và 80% có alen IL28B CC. 3 bệnh nhân (6%) có xơ gan. Tỷ lệ đạt SVR12 ở các bệnh nhân điều trị bằng sofosbuvir + peginterferon/ribavirin trong 12 tuần là 100% cho cả genotype 1 (95% CI, 69 - 100%) và genotype 6 (95% CI, 78 - 100%). Tỷ lệ đạt SVR12 trong nhóm điều trị bằng sofosbuvir + ribavirin trong 24 tuần lần lượt là 80% (95% CI,44 - 97%) và 100% (95% CI 78 - 100%) đối với genotype 1 và genotype 6. Các bệnh nhân không đạt SVR12 thuộc genotype 1 và có tái phát vi rút. Các tác dụng không mong muốn ghi nhận được đều ở mức nhẹ hoặc trung bình. Không có bệnh nhân nào phải ngưng điều trị do tác dụng không mong muốn. Phác đồ sofosbuvir có hiệu quả cao và an toàn ở các bệnh nhân Việt Nam nhiễm vi rút viêm gan C genotypes 1 hoặc 6.
#Genotype 1 #genotype 6 #hepatitis C virus #sofosbuvir #Vietnam
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PIPERACILLIN/TAZOBACTAM VÀ CARBAPENEM TRONG NHIỄM KHUẨN CÓ CẤY MÁU PHÂN LẬP ĐƯỢC ENTEROBACTERIACEAE KHÁNG CEPHALOSPORIN THẾ HỆ THỨ 3 TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI GIAI ĐOẠN 2017-2021
Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam - - 2022
Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị của piperacillin/tazobactam và carbapenem trong nhiễm khuẩn có cấy máu dương tính trực khuẩn gram âm đường ruột kháng cephalosporin thế hệ thứ 3.
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca bệnh người lớn có kết quả cấy máu dương tính với trực khuẩn gram âm đường ruột kháng cephalosporin thế hệ 3 nhạy cảm với piperacillin/tazobactam và carbapenem tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ tháng 10/2017 đến tháng 6/2021 và được điều trị bằng một trong hai loại kháng sinh nêu trên.
Kết quả: Có 211 bệnh nhân được thu nhận vào nghiên cứu, với 60 bệnh nhân được điều trị piperacillin/ tazobactam và 151 bệnh nhân được điều trị carbapenem. Độ tuổi mắc bệnh có trung vị là 58 tuổi, tỷ lệ nữ/ nam 2/1. 75,8% bệnh nhân nhiễm khuẩn mắc phải cộng đồng. Nhiễm trùng tiểu là ổ nhiễm khuẩn phổ biến nhất (64,8%). E. coli chiếm tỷ lệ 96,7% và hầu hết tiết men β-lactamase phổ rộng (92,4%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa piperacillin/tazobactam và carbapenem về thời gian cắt sốt (76 giờ so với 64 giờ, p = 0,077), tỷ lệ đáp ứng kháng sinh sớm (52,1% so với 52,7%, p = 0,946) và tỷ lệ tử vong 30 ngày (5,0% so với 6,0%, p = 1).
Kết luận: Trong nhiễm khuẩn có cấy máu dương tính do trực khuẩn gram âm đường ruột kháng cephalosporin thế hệ 3 nhạy cảm với piperacillin/tazobactam có thể sử dụng piperacillin/tazobactam thay thế carbapenem để điều trị nhằm hạn chế sử dụng carbapenem.
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG ENTEROBACTERIACEAE GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI TRUNG TÂM BỆNH NHIỆT ĐỚI, BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2021 - 2022
Mục tiêu: Xác định đặc điểm kháng kháng sinh của các chủng Enterobacteriaceae gây bệnh thường gặp tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.Đối tượng và phương pháp: Tất cả các chủng Enterobacteriaceae gây bệnh đã phân lập được từ tháng01/2021 đến tháng 12/2022. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.Kết quả: Có 274 chủng vi khuẩn (VK) đã được phân lập, trong đó E. coli 65,0%, K. pneumoniae 20,1%. E. coli đề kháng quilonone 45,5 - 46,3%, cephalosporine từ 55,6 - 65,2%, kháng carbapenem 5,6 - 6,2%. K. pneumoniae kháng quinolone 22,6 - 24,5%, kháng cephalosporine thế hệ 2,3,4 với 32,1 - 37,7%, carbapenem 18,4 - 20,8%.Kết luận: Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là E. coli; K. pneumoniae. Các VK đã đề kháng nhiều kháng sinh với các mức độ khác nhau. Có sự gia tăng đề kháng theo thời gian, đặc biệt là xuất hiện ngày càng nhiều chủng VK kháng carbapenem.
#Nhiễm khuẩn huyết #E. coli #Klebsiella #vi khuẩn gram âm
HIỆU QUẢ CỦA TIÊM CHỦNG VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG VẮC XIN
Nhà khoa học Jenner phát minh ra vắc xin vào năm 1796 là một thành tựu Y học vĩ đại của nhân loại. Kể từ khi vắc xin ra đời, loài người đã thực sự có được một loại vũ khí siêu hạng, sắc bén nhất, hữu hiệu nhất để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Vắc xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại gây ra.
Khoảng 85% - 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh sẽ không bị chết hay di chứng do bệnh dịch gây ra. Nhờ có vắc xin, hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Vắc xin và tiêm chủng góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc về giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.
Và gần đây nhất, đại dịch COVID-19 đã làm hàng trăm triệu người mắc và hàng triệu người chết, nhưng nhờ có vắc xin mà bệnh dịch đã được khống chế.
#Tiêm chủng #miễn dịch
THỰC TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA KLEBSIELLA PNEUMONIAE PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae và phân loại carbapenemase củaKlebsiella pneumoniae kháng carbapenem tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 259 mẫu bệnh phẩm phân lập được Klebsiellapneumoniae tại Khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chungtừ tháng 01/2022 đến hết tháng 12/2022.Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 60 ± 19,5 tuổi, bệnh nhân nam chiếm 62,8%. Tỷ lệ phân lập K. pneumoniae nhiều nhất tại Khoa Hồi sức tích cực là 47,1% và Khoa Cấp cứu là 38,2%, mẫu bệnh phẩm chủ yếu từ các dịch hô hấp chiếm 72%. Các chủng kháng hầu hết với các nhóm kháng sinh, trong đó nhóm carbapenem là 69,9% - 75,3%, tỷ lệ K. pneumoniae đề kháng thấp hơn với gentamycin, fosfomycin, amikacin lần lượt là 47,5%, 40,2%, 31,7%, kháng colistin là 38%. So sánh tỷ lệ kháng các nhóm kháng sinh của nhóm CRKP cao hơn CSKP có ý nghĩa thống kê. Có 134/135 (99,2%) chủng K. pneumoniae kháng carbapenem theo cơ chế sinh enzym carbapenemase, trong đó có 88 (65,6%) chủng sinh enzym thủy phân carbapenem thuộc loại serine carbapenemase, và 46 (34,4%) chủng là Metallo-Beta-Lactamase.Kết luận: Tỷ lệ K. pneumoniae kháng carbapenem là 75,3%, kháng colistin là 38%. Có 99,2% chủng kháng carbapenem theo cơ chế sinh enzym carbapenemase. Trong đó, tỷ lệ vi khuẩn sinh enzym loại serine carbapenemase chiếm đa số.
#Carbapenemase #đề kháng kháng sinh #Klebsiella pneumoniae
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÁNG NGUYÊN LIÊN QUAN LÕI VIRUS VIÊM GAN B TẠI TRUNG TÂM Y KHOA MEDIC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả một số đặc điểm kháng nguyên liên quan lõi của virus viêm gan B và xác định hệ số tương quan giữa kháng nguyên lõi virus viêm gan B với tải lượng virus trong huyết thanh trong bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích.
Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 106 bệnh nhân, trong đó, nam 66,0%, nữ 34,0%, tuổi trung bình là 41 ± 12 tuổi (khoảng phân bố từ 17-77 tuổi). Tỷ lệ HBcrAg dương tính trong huyết thanh mẫu nghiên cứu là 71,7%, nồng độ HbcrAg trung bình là 4,15 ± 1,63 log U/mL, khoảng phân bố từ 2,0 - > 7,0 log U/mL. Nồng độ HBcrAg trung bình khác biệt có ý nghĩa theo nhóm tuổi, tình trạng tăng ALT, tình trạng đặc trị, thể HbeAg và tải lượng HBV DNA trong huyết thanh. Nồng độ HBcrAg và HBV DNA có tương quan thuận với hệ số tương quan r = 0,75 ở nhóm viêm gan siêu vi B mạn chưa đặc trị và r = 0,40 ở nhóm đang đặc trị.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ HBcrAg trung bình trong nhóm ALT tăng và nhóm ALT bình thường; trong nhóm HBeAg âm tính và HBeAg dương tính; trong nhóm HBV-DNA âm tính và nhóm HBV DNA dương tính. Hệ số tương quan giữa nồng độ HBcrAg và HBV DNA trong mẫu nghiên cứu là tốt với r = 0,75 ở nhóm bệnh nhân chưa điều trị đặctrị và r = 0,40 ở nhóm bệnh nhân đã được điều trị bằng các thuốc tương tự nucleos(t)ide.
#kháng nguyên liên quan lõi của virus viêm gan B #tải lượng virus #hệ số tương quan
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÁNG NGUYÊN LIÊN QUAN LÕI VIRUS VIÊM GAN B TẠI TRUNG TÂM Y KHOA MEDIC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả một số đặc điểm kháng nguyên liên quan lõi của virus viêm gan B và xác định hệ số tương quan giữa kháng nguyên lõi virus viêm gan B với tải lượng virus trong huyết thanh trong bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích.
Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 106 bệnh nhân, trong đó, nam 66,0%, nữ 34,0%, tuổi trung bình là 41 ± 12 tuổi (khoảng phân bố từ 17-77 tuổi). Tỷ lệ HBcrAg dương tính trong huyết thanh mẫu nghiên cứu là 71,7%, nồng độ HbcrAg trung bình là 4,15 ± 1,63 log U/mL, khoảng phân bố từ 2,0 - > 7,0 log U/mL. Nồng độ HBcrAg trung bình khác biệt có ý nghĩa theo nhóm tuổi, tình trạng tăng ALT, tình trạng đặc trị, thể HbeAg và tải lượng HBV DNA trong huyết thanh. Nồng độ HBcrAg và HBV DNA có tương quan thuận với hệ số tương quan r = 0,75 ở nhóm viêm gan siêu vi B mạn chưa đặc trị và r = 0,40 ở nhóm đang đặc trị.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ HBcrAg trung bình trong nhóm ALT tăng và nhóm ALT bình thường; trong nhóm HBeAg âm tính và HBeAg dương tính; trong nhóm HBV-DNA âm tính và nhóm HBV DNA dương tính. Hệ số tương quan giữa nồng độ HBcrAg và HBV DNA trong mẫu nghiên cứu là tốt với r = 0,75 ở nhóm bệnh nhân chưa điều trị đặctrị và r = 0,40 ở nhóm bệnh nhân đã được điều trị bằng các thuốc tương tự nucleos(t)ide.
#kháng nguyên liên quan lõi của virus viêm gan B #tải lượng virus #hệ số tương quan
CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT CÓ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có tổn thương thận cấp.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, thực hiện tại khoa Bệnh Nhiệt đới và ICU,Bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh nhân người lớn nhiễm khuẩn huyết có tổn thương thận cấp từ12/2010 - 8/2020.
Kết quả: Có 76 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu có điểm APACHE II trung vị là 18,9 và có tỉ lệ được sử dụng kháng sinh phù hợp là 67,1%. Tại thời điểm đưa vào nghiên cứu, tỉ lệ tổn thương thận cấp theo các giai đoạn 1,2, 3 theo KDIGO 2012 lần lượt là 15,8%, 46,0% và 38,2%. Tại thời điểm xuất viện, tỉ lệ hồi phục chức năng thận là 46,1%. Điểm APACHE II và điều trị kháng sinh không phù hợp có liên quan độc lập tử vong với OR tương ứng là 1,11 (1,00-1,23) và 2,91 (1,00-8,45). Yếu tố tiên lượng tử vong gồm ba yếu tố: điểm APACHE II, điểm SOFA và đặc điểm sử dụng kháng sinh có AUC là 0,74 (0,63-0,86).
Kết luận: Điểm APACHE II và điều trị kháng sinh không phù hợp là hai yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có tổn thương thận cấp.
#Nhiễm khuẩn huyết #tổn thương thận cấp
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT DO Staphylococcus aureus TẠI KHOA BỆNH NHIỆT ĐỚI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN (2018 - 2019)
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một tình trạng nhiễm trùng cấp tính nặng, do vi khuẩn (VK) lưu hành trong máu gây ra, trong các trường hợp sốc nhiễm khuẩn thì tỷ lệ tử vong lên tới 20-50%. Staphylococcus aureus là một trong những vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus tại khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 30 bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus và điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang mô tả.
Kết quả: Tỷ lệ ổ nhiễm khuẩn ban đầu chiếm tỷ lệ cao nhất của nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus là tổn thương da và niêm mạc, chiếm 46,7%. Các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nhiễm NKH do Staphylococcus aureus bao gồm: Sốt cao, rét run (60%), nhịp tim nhanh (60%), có đến 93,3% bệnh nhân được ghi nhận không có sự thay đổi về ý thức. Chúng tôi chưa gặp trường hợp nào bị hạ huyết áp, sốc nhiễm khuẩn (0%). Tỷ lệ MRSA chiếm 70%. Có 24 bệnh nhân (80%) điều trị khỏi, ra viện; 6,7% bệnh nhân diễn biến nặng xin về; 13,3% bệnh nhân chuyển tuyến trên. Kết luận: Nhiễm khuẩn huyết là Staphylococcus aureus cần được được chẩn đoán sớm, dùng kháng sinh kinh nghiệm hợp lý để việc điều trị hiệu quả, giảm tỷ lệ biến chứng, tử vong cho người bệnh.
#Nhiễm khuẩn huyết #Staphylococcus aureus #Kháng kháng sinh #MRSA
Tổng số: 296
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10