Tạp chí Răng Hàm Mặt Việt Nam

  2815-6358

 

 

Cơ quản chủ quản:  N/A

Lĩnh vực:

Các bài báo tiêu biểu

BÁO CÁO CỦA HỘI NHA CHU HOA KỲ VỀ VIỆC CẬP NHẬT PHÂN LOẠI BỆNH VÙNG QUANH RĂNG NĂM 1999
Số 1 - Trang 48-52 - 2024
Nguyễn Thị Hồng Minh, Ngô Thuỳ Linh
Dịch từ nguyên bản tiếng Anh: "AMERICAN ACADEMY OF PERIODONTOLOGY TASK FORCE REPORT ON THE UPDATE TO THE 1999 CLASSIFICATION OF PERIODONTAL DISEASES AND CONDITIONS"J. Periodontol, July 2015 Hội Nha khoa Hoa Kỳ (AAP) định kỳ công bố các báo cáo, tuyên bố quan điểm để cập nhật nhiều chủ điểm quan tâm đến nha chu. Các báo cáo này được phát triển bởi một ủy ban các chuyên gia được chỉ định của Hội và sau đó được thẩm định bởi các ủy ban phù hợp và phê duyệt. The American Academy of Periodontology (AAP) periodically publishes reports, statements, and guidelines to update topics of interest to periodontists. These reports are developed by AAP Board-appointed committee of experts and are reviewed and approved by the AAP Board of Trustees. Năm 2014, Ban quản trị của AAP đã yêu cầu một nhóm chuyên gia xây dựng một bản cập nhật của tài liệu năm 1999 về phân loại bệnh vùng quanh răng. Các bệnh và tình trạng bệnh vùng quanh răng không chỉ ảnh hưởng đến các mô mềm và cứng quanh răng mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn. Ủy ban Nha chu Hoa Kỳ đã tổ chức một hội nghị để thảo luận và đạt được sự đồng thuận của các chuyên gia về vấn đề này. Viên bản hiện tại của Hội nghị phân loại năm 1999 sẽ bắt đầu áp dụng năm 2017. Ban cập nhật phân loại bệnh vùng quanh răng đã phát triển các phân loại mới, kết hợp với tiến bộ khoa học mới nhất và đã phản ánh sự thay đổi về cơ bản của khái niệm về bệnh, nguyên nhân và ảnh hưởng của các bệnh viêm quanh răng hiện nay.
ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VỚI BỆNH QUANH RĂNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Số 1 - Trang 28-34 - 2024
Nguyễn Khang, Vũ Mạnh Hùng
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa kiểm soát glucose máu, mức độ vệ sinh răng miệng (VSRM) và thời gian phát hiện (TGPH) bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 với tình trạng bệnh quanh răng (QR) tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: Gồm 50 BN với chẩn đoán xác định ĐTĐ typ 2 theo ADA 2017 c bệnh QR theo Guidelines AAP 2014. Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Nam giới là chủ yếu với 64%; tuổi trung bình 62,84±8,41 (năm); trung bình OHI- là 3,02±1,04; thời gian phát hiện ĐTĐ trung bình 7,59±1,38 (năm), trung bình chỉ số HbA1 7,79±0,67 (%). Viêm lợi chiếm 6%, viêm QR chiếm đại đa số với 94%, trong đó 70% là viêm Ql nặng. Nhóm bệnh nhân có HbA1c > 7,5% có nguy cơ bị viêm QR nặng cao hơn nhóm bệnh nhà có HbA1c <7,5% với OR=4,36; 95%c/: 1,20-15,84 và p<0,05. Nhóm bệnh nhân có VSRM kén có nguy cơ bị viêm QR mức độ nặng cao hơn nhóm bệnh nhân có VSRM vừa và tốt với OR-7,72 95%CI: 1,51-39,42 và p<0,01. Trong đó chỉ số mất bám dính lâm sàng (MBD) liên quan chặt chi với thời gian phát hiện ĐTĐ typ 2 với hệ số tương quan r=0,89 với p<0,0001. Kết luận: Kiểm soát glucose máu kém, VSRM kém và thời gian phát hiện ĐTĐ càng dài thì min độ bệnh QR càng nặng.
#Đái tháo đường #bệnh quanh răng #Kiểm soát glucose máu
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH RĂNG MẠN TÍNH TOÀN THỂ BẰNG LASER DIODE
Số 1 - Trang 35-40 - 2024
Nguyễn Khang, Nguyễn Trung Dũng
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sau khi điều trị giữa nhóm nghiên cứu (nhóm kết hợp điều trị với Laser Diode) với nhóm xử lý bằng phương pháp thường quy (không phẫu thuật sử dụng kháng sinh). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 67 bệnh nhân viêm quanh răng mạn tính toàn thể tại Bệnh viện Quân y 103 chia thành 2 nhóm: 36 bệnh nhân điều trị bằng laser diode, 31 bệnh nhân điều trị theo phương pháp thông thường gọi là nhóm chứng theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả, thăm khám lâm sàng, hình ảnh chụp X-quang và đối chứng. Kết quả: Độ sâu túi lợi bệnh tỳ giảm (2,92±0,49mm ở nhóm nghiên cứu, 2,55±0,48mm ở nhóm chứng). Mức giảm mất bám dính ở nhóm nghiên cứu là 3,09±0,66mm so với 2,50±0,56mm ở nhóm chứng. Mức giảm chi số GI (nhóm nghiên cứu 2,61±0,49; nhóm chứng 2,25+0,55). Mức giảm chi số SBI (nhóm nghiên cứu 2,94±0,58, nhóm chứng 2,35±0,59). Mức giảm chỉ số mảng bám (nhóm nghiên cứu là 2,72+0,58; nhóm chứng 2,44±0,61). Mức giảm độ lung lay răng (nhóm nghiên cứu 1,45±0,62; nhóm chứng 1,12±0,53). Kết quả điều trị 72,2% tốt, 27,8% khá so với nhóm chứng và biến chứng ít xảy ra. Kết luận: Chỉ sau 2 lần kết hợp laser diode đã cải thiện tích cực các chỉ số quanh răng, nâng cao hiệu quả điều trị một cách rõ rệt so với việc chi sử dụng phương pháp thông thường.
#viêm quanh răng mạn tính toàn thể #laser diode
VIÊM QUANH RĂNG PHÁ HUỶ
Số 1 - Trang 99-105 - 2024
Nguyễn Ngọc Anh, Lê Long Nghĩa, Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Thu Vân, Cao Hoàng Yến, Nguyễn Viết Đa Đô, Hoàng Bảo Duy
Viêm quanh răng (VQR) là bệnh hay gặp ở người sau 45 tuổi và nguyên nhân gây mất răng hàng đầu hiện nay. VQR phá hủy (aggressive periodontitis) thường gặp ở người trẻ tuổi, bệnh gặp với tỷ lệ khá thấp, nhưng khi đã mắc bệnh thì bệnh tiến triển rất nhanh dẫn đến mất răng sớm và ảnh hưởng rất nhiều tới chức năng ăn nhai và thẩm mỹ trong khi tuổi còn rất trẻ. Hiện nay các nhà lâm sàng thường phát hiện được bệnh khi đã khá muộn do việc chẩn đoán ban đầu gặp khó khăn khi chưa có nhiều tài liệu nói về bệnh này. Vì vậy chúng tôi đề cập đến bệnh này để cung cấp thêm thông tin về bệnh giúp các nhà lâm sàng có thể chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để làm giảm tỷ lệ mất răng sớm.