Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
DETERMINING THE CHEMICAL COMPONENTS OF WILD MYRTLE SEEDS ON PHU QUOC ISLAND
Hồ Văn Hải, Phùng Thị Tính, Lê Văn Nhân
Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk is a plant species belonging to the family Myrtaceae. It is widely distributed and used as a rich-nutrient food and a traditional medicine in South and East South Asia such as China, Thailand, Malaysia, and Vietnam. In Vietnam, the leaf, root, and fruits of R. tomentosa have been used to nourish the blood system, against diarrhoea, cure stomach ailments, antiinflammatory. The fruits of this plant are processed into wine, candy, syrup… The objective of the present study was to investigate the phytochemical constituents of the methanol extract of the seeds of R. tomentosa using gas chromatography–mass spectrometry (GC-MS). There were 31 phytochemicals detected in the methanol extract of Rhodomyrtus tomentosa seeds, including: fatty acids and their esters (38.65%); pyrrogallols (23.43%); terpenes, sterols and other aroma compounds. A variety of bioactive compounds was present in the seeds of R. tomentosa such as 1,2,3-Benzenetriol (22.33%), 9,12-Octadecadienoic acid (Z,Z)- (19.87%), n-Hexadecanoic acid (8.09%), Octadecanoic acid (2.96%), Vitamine E (2.94%), γ-Tocopherol (0.89%), γSitosterol (2.03%), Amyrin (1.78%), Cymene(1.45%), 5-Hydroxymethylfurfural (0.86%)…, which possessed the ability to be antioxidant, antiinfectious, antiinflammatory, anticancer, antifungal, antiviral and antibacterial, hypoglycemic, lipid-lowering, fat-reducing... This is the basis for developing applied research using the extract of Rhodomyrtus tomentosa seeds in daily life as well as improving the economic value of wild Rhodomyrtus tomentosa trees in Phu Quoc island district, Kien Giang province.
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NANO BẠC ĐIỆN HÓA ĐẾN HIỆU QUẢ TẠO MẪU SẠCH VÀ KHẢ NĂNG TÁI SINH CHỒI CỦA LAN BẠCH CẬP (Bletilla striata) TRONG ĐIỀU KIỆN INVITRO
Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 29 Số 2 - Trang 195 - 2023
Chu Thi Hao, Doan Quang Ha, Nguyen Tan Thanh, Nguyen Dinh Chien, Tran Manh Hai, Hoang Luong
Bạch Cập là một trong những loài lớn nhất thuộc họ lan có nhiều ứng dụng trong y học và nghiên cứu khoa học. Các phương pháp khử trùng mô thực vật truyền thống thường hay sử dụng các loại hoá chất, có hiệu quả khử trùng nhưng phần nào đó sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của mô nuôi cấy và gây ô nhiễm môi trường. Trong nghiên cứu này nano bạc điện hóa được điều chế bằng phương pháp điện hóa sử dụng điện thế thấp với hàm lượng bạc 100mg/L bước sóng hấp thụ cực đại UV-Vis 410nm và có trị thế zeta trung bình 40mV được sử dụng làm chất khử trùng mới mẫu đốt thân cây lan Bạch Cập so sánh với các chất khửtrùng cũ là HgCl2, Ca(ClO)2 ở các nồng nồng độ khác nhau tương ứng với các mốc thời gian khác nhau. Kết quả thu được sau 30 ngày nuôi cấy cho thấy, mẫu được khử trùng bằng nano bạc điện hóa ở nồng độ75 mg/L trong 30 phút cho tỷ lệ mẫu sống và tỷ lệ mẫu sinh chồi đạt hiệu quả tốt nhất là 76,1 % và 69,34%. Đây cũng là nghiên cứu bước đầu về việc sử dụng nano bạc điện hóa không dư lượng hóa chất trong việc khử trùng nuôi cấy có thể thay thế các chất khử trùng độc hại
#Lan Bạch Cập #nano bạc điện hóa #khả năng sinh trưởng #sự sinh chồi #hiệu quả khử trùng.
XÁC ĐỊNH CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT MANG ĐIỆN ÂM TRONG NƯỚC UỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN ĐỘNG HỌC SỬ DỤNG VẬT LIỆU NANO NHÔM OXIT
Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 26 Số 3A - Trang 272 - 2023
Dinh Thi Diu, Doan Thi Hai Yen, Nguyen Kim Thuy, Pham Tien Duc
Công trình nghiên cứu phương pháp điện động học sử dụng vật liệu nano nhôm oxit để xác định chất hoạt động bề mặt mang điện âm natri dodecyl sulfat (SDS) trong nước uống. Vật liệu nano nhôm oxit được xác định các đặc trưng bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), và kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM). Phương pháp điện động học đo thế zeta bằng độ linh động điện di sử dụng vật liệu nano nhôm oxit được sử dụng để định lượng SDS trong mẫu nước thu được giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) lần nượt là 1,3×10-6 và 4,3×10-6 M. Hiệu suất thu hồi khi xác định SDS bằng phương pháp điện động học sử dụng vật liệu nhôm oxit đối với mẫu nước uống được thêm chuẩn trong khoảng 85 đến 103 %. Phương pháp phân tích được đề xuất trong nghiên cứu này cho kết quảphù hợp với phương pháp quang phổ khi xác định nồng độ SDS trong các mẫu nước.
VALIDATION OF A METHOD FOR THE DETERMINATION OF AMLODIPINE BESYLATE IN CAPSULES USING HPLC-DAD
Trần Quang Đệ, Lê Hồng Thái, Nguyễn Cường Quốc, Trần Thanh Mến, Nguyễn Hoàng Sơn
The aim of this study was to validate a protocol for the determination of amlodipine besylate in capsules using the HPLC method with a DAD detector at a wavelength of 237 nm. The HPLC separation was carried out using a C18 column (25 cm × 4,6 mm; 5 μm) and the mobile phase system was used as CH3OH and solution pH 3,0 (60:40) belonging to isocratic elution mode. The results of the validation proved that the method showed good selectivity, linearity with R2of 0,9997, a low limit of detection (LOD) of 1,27 ppm, a limit of quantification (LOQ) of 3,8 ppm, an accuracy of 100,02%, and a precision of the method (RSD) of less than 2%. In particular, the verified method was also applied to determine the amount of amlodipine besylate in three real samples on the market, and the results indicated that the content of amlodipinebesylate in all three preparations was above 94% and qualified as prescribed by the Vietnam Pharmacopoeia V.
PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ MẪU ĐƠN GIẢN CHO PHÂN TÍCH HYDROCARBON THƠM ĐA VÒNG TRONG MẪU BỤI LẮNG
Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 29 Số 2 - Trang 176 - 2023
Hoang Quoc Anh, Nguyen Van Duc, Nguyen Thi Son, Luu Van Boi, Tran Manh Tri, Tran Cong Quyet, Tran Phuong Huyen, Nguyen Thi Hoa, Nguyen Thi Luong, Pham Dang Minh, Trinh Hai Minh, Nguyen The Hieu, Kieu Thi Huyen
Hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) là một nhóm chất ô nhiễm hữu cơ điển hình với những đặc điểm chung như tồn tại phổ biến trong môi trường, bền vững, có khả năng tích lũy sinh học và có độc tính. Quy trình phân tích PAHs trong mẫu môi trường nhìn chung tương đối phức tạp và đòi hỏi nhiều công đoạn xử lý mẫu như tách chiết và làm sạch dịch chiết. Trong nghiên cứu này, một số kỹ thuật chiết và làm sạch dịch chiết cho phân tích PAHs trong mẫu bụi lắng được khảo sát để đề xuất một phương pháp xử lý mẫu đơn giản, hiệu quả. PAHs (16 chất ưu tiên nghiên cứu theo US EPA) được phân tích trên hệ thống sắc ký khí khối phổ (GC/MS). Quá trình rửa giải PAHs cũng được khảo sát cho 2 loại cột hấp phụ chứa silica gel và Florisil. Cột silica gel được lựa chọn vì khả năng hấp phụ phù hợp biểu hiện qua thể tích dung môi rửa giải nhỏ hơn so với cột Florisil. Dịch chiết mẫu được đưa lên cột thủy tinh nhỏ chứa 1 g silica gel và 2 lớp sodium sulfate khan với 4 mL hexane, sau đó PAHs được rửa giải với 6 mL hỗn hợp dung môi dichloromethane/hexane (1:3, v/v). Các kỹ thuật chiết siêu âm sử dụng đầu dò phát siêu âm và bể rung siêu âm được so sánh, cho thấy hiệu quả chiết tương đương. Tuy nhiên, bể rung siêu âm được khuyến cáo sử dụng với các ưu điểm như có thể chiết đồng thời nhiều mẫu và hạn chế sự nhiễm bẩn giữa các mẫu. Mẫu bụi (khoảng 0,2 g) được chiết lần lượt với 2 mL acetone và 2 mL hỗn hợp acetone/hexane (1:1, v/v).Độ thu hồi của PAHs trong toàn bộ quy trình phân tích được xác định trên mẫu bụi thêm chuẩn, dao động từ 60% đến 120% (với RSD < 20%). Giới hạn phát hiện của phương pháp đối với các PAHs dao động từ 0,20 đến 2,0 ng/g. So với các kỹ thuật cổ điển cho phân tích PAHs như chiết Soxhlet và làm sạch trên cột hấp phụ lớn, quy trình phân tích này có ưu điểm vượt trội về thời gian xử lý mẫu ngắn và tốn ít dung môi, hóa chất.
#PAHs #settled dust #ultrasonic extraction #gas chromatography #mass spectrometry.
SYNTHESIS, STRUCTURE AND LUMINESCENCE OF ZINC(II)-SALOPHEN COMPLEXES CONTAINING 2-HYDROXY-1-NAPHTHALDEHYDE
Ninh Thị Minh Giang, Phan Thị Ngọc Ánh, Phạm Văn Thống, Phạm Thị Minh Thảo, Lê Thị Hồng Hải
Five complexes of Zn(II) were synthesized by reaction between Zn(CH3COO)2.2H2O with 2-hydroxy-1-naphthaldehyde and the derivations of 1,2-phenylenediamine. Their structures were characterized by IR, ESI-MS and 1H NMR spectroscopy. The results showed that in these complexes, the molar ratios of Zn(II) and the ligands are 1:1, Zn(II) is bound to the ligands through O and Nimine. Studies on the optical properties of the complexes showed that the complexes in solid form emitted luminescence stronger than in solution. When changing the substituent group on phenylene, the emission wavelengths of the complexes did not change much, but the emission intensity changed in the order of substituents Br > H > F > Me > Cl (for solid form) and Cl > Br> F > Me > H (for solution).
SYNTHESIS, LUMINESCENT PROPERTIES OF COMPLEXES OF Nd3+, Sm3+, Eu3+ WITH SALICYLIC AND 2,2’-DIPYRIDINE-N-OXIDE
Nguyễn Thị Hiền Lan, Nguyễn Thị Tố Loan
In this paper, the luminescent properties of three synthesis complexes of Ln (III) (Ln: Nd, Sm, Eu) with mixed l nds (s l l nd 2,2’-dipyridine-N-oxide) are described. The complexes correspond to their general formula of Ln(Sal)2(DipyO)(H2O)2 (Ln: Nd, Eu; Sal-: l l , D p O: 2,2’-dipyridine-N-oxide) and Sm(Sal)2(DipyO). The products were characterized by IR, thermal analysis, mass, and emission spectroscopy. The findings from IR spectroscopy suggested that complexes had been synthesized successfully, in which three of them consisted of neutral monomeric molecules. The thermal analysis indicated that they were all quite stable to heat. The luminescent spectra of the Eu(Sal)2(DipyO)(H2O)2displayed five bands arising from the 5D0 –7F2 dominant transition located at 614 nm, whereas the weaker 5D0 –7F1, 5D0 –7F4 transitions located at 592 and 700 nm, respectively. Notably, the weakest 5D0 –7F0, 5D0 –7F3 transitions were located at 579, 652 nm, respectively. The luminescent spectra of the Sm(Sal)2(DipyO) displayed three weak bands at 561, 598, and 645 nm, arising from 4G5/2 –6H5/2,4G5/2 –6H7/2,4G5/2 –6H9/2 transitions. These complexes demonstrated photoluminescence under UV light at room temperature.
HOẠT TÍNH KHÁNG OXI HÓA CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT FLAVONOID PHÂN LẬP ĐƯỢC CỦA LÁ CÂY MẬT GẤU (Vernonia amygdalina Del.)
Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 28 Số 4 - Trang 194 - 2023
Lien Thao Van, Truong Huynh Kim Ngoc, Dang Trung Hieu, Le Thi Bach, Quach Thi Hong Dung, Tran Khanh Tien, Doan Minh Trung, Pham Thi Kim Phuong, Nguyen Trong Tuan
Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hoạt tính kháng oxi hóa của một số hợp chất phân lập được của lá cây Mật gấu (Vernonia amygdalina Del.). Kết quả khảo sát thành phần hóa học cho thấy, từ cao phân đoạn ethyl acetate của lá cây Mật gấu, ba hợp chất flavonoid đã được phân lập và nhận danh là luteolin (1), luteolin-7-O-β-D-glucopyranoside (2), và kaempferol (3). Cấu trúc các hợp chất này được xác định bằng phương pháp phổ NMR và so sánh với các tài liệu đã công bố. Thêm vào đó, hoạt tính kháng oxi hóa của cả ba hợp chất này đã được khảo sát theo hai phương pháp DPPH và ABTS•+ và cho thấy hiệu quả kháng oxi hóa tốt. Những kết quả này cho thấy lá cây Mật gấu là một dược liệu tiềm năng chứa các hợp chất flavonoid thể hiện hoạt tính kháng oxi hóa tốt.
#kháng oxi hóa #hợp chất flavonoid #cây mật gấu.
TỔNG HỢP VÀ HOẠT TÍNH QUANG XÚC TÁC CỦA TiO2 PHA TẠP C, N VÀ S DƯỚI VÙNG ÁNH SÁNG KHẢ KIẾN
Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 29 Số 2 - Trang 200 - 2023
Nguyen Thi Lan, Nguyen Phi Hung
Vật liệu TiO2 pha tạp các nguyên tố phi kim C, N và S được tổng hơp bằng phương pháp thủy nhiệt từ dung dịch titanyl sulfate với các tiền chất pha tạp khác. Sự ảnh hưởng của các nguyên tố pha tạp vào cấu trúc tinh thê, hình thái học, diện tích bề mặt, trạng thái liên kết và khả năng hấp thụ ánh sáng được đặc trưng qua các phương pháp XRD, UV-Vis-DRS và XPS. Sự hình thành các liên kết mới Ti-O-C, O-N-Ti, sự chèn các nguyên tố phi kim vào mạng tinh thể TiO2 hay sự thay thế ion Ti4+ bằng S6+ đã tạo ra sự chuyển dịch đỏ năng lượng vùng cấm của vật liệu pha tạp. Kết quả chứng minh rằng, vật liệu TiO2 đồng pha tạp cả ba nguyên tố C, N và S (TH-TiO2) cho hoạt tính quang xúc tác tốt nhất qua sự phân hủy chất kháng sinh tetracycline trong dung dịch nước dưới vùng ánh sáng nhìn thấy. Sự tăng hoạt tính quang xúc tác của vật liệu đồng pha tạp TH-TiO2 so với các thành phần pha tạp nguyên tố riêng lẻ là do sự giảm tốc độ tái tổ hợp của các cặp electron-lỗ trống quang sinh.
#Tổng hợp #chất xúc tác quang #TiO2 #pha tạp #tetracycline
TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU PHỨC CHẤT HỖN HỢP CỦA MỘT SỐ ĐẤT HIẾM VỚI NAPHTHOYLTRIFLOAXETON VÀ 2,2’-DIPYRIDIN N-OXI
Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 19 Số 3 - Trang 86 - 2014
Nguyễn Hùng Huy, Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Minh Hải, Đinh Thị Hiền
   Ternary complexes of rare earth metals Y, Pr, Sm, Eu, Tb, Ho with naphthoyl trifluoroaceton and 2,2'-dipyridyl N-oxi were prepared. IR and NMR spectroscopies were utilized for structural characterizations of the complex. The results confirmed that the coordinated water molecules were displaced by 2,2'-dipyridyl N-oxi and that the coordination of the central metal ion is through oxygen atoms of β-diketone ligand and nitrogen, oxygen atoms of 2,2'-dipyridyl N-oxi.  Keywords: Rare earth, β-dixetone, luminescent materials, complexes.
Tổng số: 804   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10