Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến mứt từ vỏ chanh leo
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Số 1 - Trang 66-78 - 2024
Mứt là một loại thực phẩm ngọt được chế biến từ trái cây và một số loại củ nấu với đường và các nguyên liệu phụ khác cho đến độ khô từ 65 - 70%. Mứt vỏ chanh leo là sản phẩm được chế biến từ vỏ quả chanh leo với đường và một số phụ gia thực phẩm. Vỏ chanh leo có chứa nhiều pectin và các thành phần dinh dưỡng khác cũng là nguyên liệu quan trọng cho chế biến mứt. Mục đích của nghiên cứu này là xây dựng quy trình chế biến mứt từ vỏ chanh leo, thí nghiệm được bố trí theo 5 công thức và phân tích chỉ tiêu dinh dưỡng, vi sinh và cảm quan của sản phẩm mứt vỏ chanh leo ở 5 công thức. Từ đó, chọn được công thức CT-C (vỏ chanh leo 200 g, dịch chanh leo 30 ml, nước lọc 86 ml, nước cốt chanh 4 ml và đường trắng 45 g) để xây dựng quy trình chế biến sản phẩm mứt. Đồng thời, xác định được các thông số kỹ thuật của quy trình chế biến mứt vỏ chanh leo là gia nhiệt ở nhiệt độ 80oC với thời gian 90 phút, tỷ lệ nguyên liệu/thể tích thiết bị là 0,4 kg/l. Sản phẩm chế biến theo công thức trên có đường tổng số 45,12%, pectin 0,56%, vitamin C 8,35 mg/100 g, vitamin A 0,05 mg/100 g, protein tổng số 4,65%, canxi 812 mg/100 g, phốt pho 0,33 mg/100 g, kali 6.003 mg/100 g, natri 253 mg/100 g, có màu hồng nhạt, có các hạt đường bám đều trên bề mặt, mùi thơm đặc trưng hài hòa, vị ngọt hài hòa, trạng thái rắn, không bị ướt và cấu trúc dòn.
#Mứt #quy trình chế biến #thông số công nghệ #tỷ lệ phối trộn #vỏ chanh leo
Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Số 2 - Trang 91-100 - 2024
Xây dựng nông thôn mới (NTM) vừa là mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách và chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Hiện trên địa bàn huyện Thanh Miện có 15/16 xã đang hoàn thiện xây dựng NTM nâng cao và 1 xã hoàn thành xây dựng NTM nâng cao, tiếp tục xây dựng NTM kiểu mẫu (xã Chi Lăng Nam). Nghiên cứu đã đánh giá 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy hoạch xây dựng NTM được xem là điểm mạnh, có ý nghĩa thống kê và được sắp xếp theo thứ tự ảnh hưởng như sau: Y = 0,327 X1 + 0,278 X2 + 0,241 X3 + 0,164 X4 + Ei. Mức độ đóng góp như sau: (1) Biến X1 - Nguồn nhân lực, đóng góp 32,38%; (2) Biến X2 - Xã hội, đóng góp 27,52%; (3) Biến X3 - Kinh tế, đóng góp 23,86%; (4) Biến X4 - Cơ chế, pháp lý, đóng góp 16,24%. Để nâng cao việc thực hiện quy hoạch xây dựng NTM tại huyện Thanh Miện trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM; nâng cao vai trò, trách nhiệm của Cấp ủy, chính quyền cấp xã; đẩy nhanh tiến độ lập và phê duyệt quy hoạch chung xây dựng xã đến năm 2030; tranh thủ mọi nguồn hỗ trợ và tiếp tục tổ chức triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”.
#Nông thôn mới #quy hoạch #huyện Thanh Miện #yếu tố ảnh hưởng
Tổng số: 2
- 1