Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (bản B)

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
Định lý thứ hai của Ritt và vấn đề duy nhất đối với tích q-sai phân của hàm phân hình trên một trường không-Acsimet
Ngọc Hoa Phạm , Xuân Lai Nguyễn
Trong bài báo này, các tác giả thiết lập một số kết quả tương tự Định lý thứ hai của Ritt cho tích q-sai phân dạng f n f(qz+c) với f là hàm phân hình trên một trường không-Acsimet.  
#Định lý Ritt #Giả thuyết Hayman #hàm phân hình #toán tử sai phân #trường không-Acsimet
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số ion kim loại đến khả năng thu hồi amoni trong nước thải biogas bằng phương pháp hóa học
Trịnh Lê Hùng, Nghiêm Xuân Thung, Lê Văn Dũng*
Struvit, magie amoni phosphat (MgNH4PO4.6H2O hoặc MAP) là tinh thể vô cơ màu trắng, có thể sử dụng làm phân bón nhả chậm. Bài viết nghiên cứu ảnh của một số ion kim loại đến khả năng thu hồi amoni trong nước thải biogas bằng sự kết tinh magie amoni phosphat.
#amoni #magie amoni phosphat #phosphat
Ứng dụng ảnh viễn thám kết hợp mô hình thủy văn trong nghiên cứu dòng chảy lũ lưu vực sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi
Nguyễn Thị Thu Huyền
Ứng dụng ảnh viễn thám kết hợp mô hình thủy văn trong nghiên cứu dòng chảy lũ lưu vực sông Vệ trong bài báo này được tập trung vào 2 điểm: (1) Sử dụng ảnh viễn thám để phân tích, đánh giá sự thay đổi thảm phủ trên lưu vực sông Vệ; (2) Nghiên cứu điều chỉnh các thông số của mô hình thủy văn cho lưu vực sông Vệ dựa vào dữ liệu phân tích từ ảnh viễn thám. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, ảnh viễn thám phản ánh khách quan những biến động của các đối tượng trên bề mặt lưu vực và cho phép cập nhật kịp thời những biến động này để cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định các thông số của mô hình thủy văn phù hợp cho lưu vực. Đây là hướng nghiên cứu tốt cần tiếp tục phát triển để hoàn thiện công nghệ và nâng cao độ chính xác cho mô hình thủy văn  
#Ảnh viễn thám #lưu vực sông Vệ #mô hình thủy văn #mưa - dòng chảy
Phân tích thực trạng tuân thủ quy trình giám sát trị liệu áp dụng cho phác đồ methotrexat liều cao tại Bệnh viện K
Vũ Minh Hà, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Dương Khánh Linh, Nguyễn Thị Liên Hương* Vũ Minh, Nguyễn Thị Thanh Minh Nguyễn Thị Thanh
Methotrexat (MTX) là thuốc điều trị ung thư nằm trong danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới. Phácđồ MTX liều cao (High dose MTX - HDMTX) kèm giải cứu bằng leucovorin thường xuyên được sử dụng tại Bệnhviện K Tân Triều. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong sử dụng MTX, quy trình giám sát trị liệu (therapeuticdrug monitoring - TDM) cho HDMTX đã được bộ phận Dược lâm sàng tại Bệnh viện K xây dựng và được Giám đốcBệnh viện phê duyệt vào tháng 11/2018.Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích mức độ tuân thủ TDM trong thực hành lâm sàng thường quy tại Bệnhviện K. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7/2019 đến tháng 2/2020. Tổng cộng có 174 chu kỳ HDMTX, bao gồmcác chu kỳ điều trị u lympho không hodgkin (66,7%), ung thư xương (30,4%) và bệnh bạch cầu cấp dòng lympho(2,9%) đã được đưa vào nghiên cứu, trong đó 137 chu kỳ dùng phác đồ HDMTX truyền trong 4 h và 37 chu kỳ dùngphác đồ HDMTX truyền trong 24 h. Kết quả cho thấy, không có chu kỳ nào tuân thủ đầy đủ các bước trong quytrình TDM. Phân tích sự tuân thủ trên từng khía cạnh của quy trình, tỷ lệ tuân thủ là: 47,1% cho đánh giá bệnhnhân trước truyền, 14,9% cho quy trình bù dịch và kiềm hóa nước tiểu, 58,6% cho định lượng MTX và 19,0% choquy trình giải cứu bằng leucovorin. Từ thực trạng tuân thủ quy trình TDM áp dụng cho HDMTX tại Bệnh viện Kcòn thấp, cần có thêm những nghiên cứu khác để tìm ra lý do, những khó khăn trong việc tuân thủ quy trình hoặccác biến cố bất lợi xảy ra trên bệnh nhân khi không tuân thủ quy trình TDM để có thể cải thiện chất lượng sử dụngthuốc HDMTX tại Bệnh viện.
#giải cứu leucovorin #giám sát trị liệu #methotrexat liều cao
Chế tạo vật liệu quang nhiệt từ thân cây ngô và lớp phức giữa ion Fe3+ và axit tannic cho hệ bay hơi nước
Phạm Tiến Thành*, Nguyễn Hoàng Oanh
giao diện vật liệu quang nhiệt và không khí bằng năng lượng mặt trời (hệ bay hơi nước) đang thu hút được sự quan tâm của cộng đồng khoa học. Trong các hệ lọc nước mặn này, vật liệu quang nhiệt đóng vai trò chính nhằm nâng cao hiệu suất lọc nước của hệ. Nghiên cứu này đề xuất phương pháp chế tạo vật liệu quang nhiệt bằng cách xử lý thân cây ngô với dung dịch axit tannic và muối Fe3+ có giá rẻ và thân thiện với môi trường. Bề mặt vật liệu quang nhiệt từ thân cây ngô có khả năng hấp thụ trên 90% ánh sáng có bước sóng 300-1500 nm nhờ hình thành lớp phức chất giữa ion Fe3+ và các nhóm hydroxyl (OH) của axit tannic với kích cỡ 200-1000 nm. Bên cạnh đó, thân cây ngô với cấu trúc gồm hệ mao dẫn và cấu trúc xốp đa lớp như tổ ong giúp cho vật liệu quang nhiệt có khả năng dẫn truyền nước nhanh và giảm hệ số truyền nhiệt của vật liệu quang nhiệt. Do  đó, hiệu suất bay hơi nước của hệ bay hơi nước sử dụng vật liệu quang nhiệt nêu trên đạt 1,58 kg m-2 h-1. Hiệu suất này được duy trì ổn định trong thời gian dài nhờ độ bền của vật liệu thân cây ngô trong nhiều điều kiện khác nhau. Kết quả này cho thấy tiềm năng ứng dụng vật liệu quang nhiệt từ thân cây ngô với giá thành rẻ và thân thiện môi trường vào các ứng dụng hệ bay hơi nước mặn.
#hệ bay hơi nước #thân cây ngô #vật liệu biomass #vật liệu quang nhiệt
Nhận dạng khuôn mặt trong video bằng mạng nơ ron tích chập
Hồng Quang*, Lê Hồng Minh, Thái Doãn Nguyên Đoàn
Deep Learning là thuật toán dựa trên một số ý tưởng từ não bộ tới việc tiếp thu nhiều tầng biểu đạt, cả cụ thể lẫn trừu tượng, qua đó làm rõ nghĩa của các loại dữ liệu. Deep Learning được ứng dụng trong nhận diện hình ảnh, nhận diện giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Hiện nay rất nhiều các bài toán nhận dạng sử dụng Deep Learning, vì nó có thể giải quyết các bài toán với số lượng lớn các biến, tham số kích thước đầu vào lớn với hiệu năng cũng như độ chính xác vượt trội so với các phương pháp phân lớp truyền thống, xây dựng những hệ thống thông minh với độ chính xác cao. Trong bài báo này, các tác giả nghiên cứu mạng nơ ron tích chập (CNN - Convolutional Neural Network) là một trong những mô hình Deep Learning tiên tiến cho bài toán nhận dạng khuôn mặt từ video.
#mạng nơ ron học sâu #mạng nơ ron tích chập #nhận dạng khuôn mặt
Tổng hợp với hiệu suất cao carbon nano ống bằng phương pháp lắng đọng từ pha hơi và sử dụng hơi nước
Trương Hữu Trì, Bùi Thị Lập, Nguyễn Đình Lâm*
Trong hơn 2 thập niên vừa qua, vật liệu carbon nano ống (CNTs) đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Nhờ vào những tính chất đặc biệt mà chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở nghiên cứu này, CNTs được tổng hợp bằng phương pháp kết tụ hóa học trong pha hơi (CVD - Chemical vapor deposition) trên chất xúc tác Fe/γ-Al2O3 sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) làm nguồn carbon và có sự tham gia của hơi nước thay cho hydro trong môi trường phản ứng với chức năng làm sạch sản phẩm. Hiệu suất thu sản phẩm lên đến 434% khối lượng so với khối lượng của xúc tác được sử dụng sau 2 giờ tổng hợp. Ảnh thu được bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) và kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) cho thấy sản phẩm CNTs có đường kính ống khá đồng nhất. Diện tích bề mặt riêng BET của sản phẩm được xác định bằng phương pháp hấp phụ, giải hấp phụ đẳng nhiệt nitơ. Ngoài ra, mức độ khuyết tật của vật liệu CNTs đã được đánh giá bằng quang phổ Raman và thành phần nguyên tố được phân tích bằng quang phổ điện tử tia X (XPS).  
#BET #CNTs #phương pháp CVD #Raman #SEM #TEM #XPS
Phát hiện đột biến gen G6PD ở bệnh nhân thuộc dân tộc Nùng thiếu hụt enzyme glucose-6-phosphate dehydrogenase
Trần Thị Mai Anh, Ngô Thị Thảo, Đinh Thùy Linh, Trần Vân Khánh*
Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) là enzyme then chốt mở đầu cho chu trình pentose phosphate trong chuyển hóa glucose, về mặt sinh lý con đường này là nguồn gốc chủ yếu cung cấp nicotinamide adenine dinucleotide phosphate (NADPH) cho hồng cầu. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định đột biến trên gen G6PD ở bệnh nhân người dân tộc Nùng được chẩn đoán thiếu hụt enzyme G6PD. 18 bệnh nhi dân tộc Nùng được chẩn đoán thiếu enzyme G6PD tại Bệnh viện Nhi Trung ương, được ứng dụng kỹ thuật PCR và giải trình tự gen để phát hiện đột biến trên gen G6PD. Kết quả có 8 dạng đột biến được xác định trên gen G6PD, trong đó đột biến chiếm ưu thế là G6PD Kaiping (c.1388G>A) với tỷ lệ 44,4%. Tiếp theo là các đột biến Canton (c.1376G>T), Viangchan (c.871G>A), Union (c.1360C>T), Gaohe (c.95A>G), Orissa (c.131C>G) và Chinese-5 (c.1024C>T). Cuối cùng là 3 trường hợp (Silent) có thêm biến đổi ở vị trí 1311C>T.
#Canton #dân tộc Nùng #đột biến gen <i>G6PD</i> #Kaiping #thiếu G6PD
Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật tách các hợp chất gây mùi, vị không mong muốn trong nước dừa già để sản xuất nước dừa ở quy mô công nghiệp
Phạm Tuấn Đạt, Nguyễn Phương*, Nguyễn Trịnh Hoàng Anh, Mã Thị Bích Thảo, Cù Văn Thành, Nguyễn Trường Thịnh, Lê Thị Bảo Ngọc, Nguyễn Phương Thảo
Trong nghiên cứu này, nước dừa thu từ trái dừa già 11-12 tháng tuổi được chứa trong thùng chứa bảo quản ở nhiệt độ 50C, các hợp chất không mong muốn ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng của nước dừa già đã được xác định: hàm lượng chất béo 1,9%, hàm lượng protein tổng 0,20%, hàm lượng tạp chất không tan 0,48%, hàm lượng axit béo tự do 0,1 g/ml. Các thông số kỹ thuật được thực hiện trên thiết bị ly tâm 3 pha để tách các hợp chất không mong muốn trong nước dừa già gồm: nhiệt độ, tốc độ ly tâm. Kết quả nghiên cứu thí nghiệm trên thiết bị ly tâm 3 pha GF-75 dạng ống quy mô 30 l/mẻ cho thấy, nhiệt độ thích hợp 70 đến 800C, tốc độ ly tâm 21.000 v/ph, cho các chỉ tiêu của nước dừa già: hàm lượng chất béo 0,035%, hàm lượng protein tổng 0,14%, hàm lượng tạp chất không tan 0%, hàm lượng axit béo tự do không phát hiện (KPH). Kết quả thử nghiệm trên thiết bị ly tâm 3 pha dạng đĩa, thông số kỹ thuật: nhiệt độ 70 đến 800C, tốc độ ly tâm 6.800 v/ph, năng suất 4.000 l/h, cho các chỉ tiêu của nước dừa già: hàm lượng chất béo 0,036%, hàm lượng protein tổng 0,16%, hàm lượng tạp chất không tan 0,05%, hàm lượng axit béo tự do KPH. Các thông số kỹ thuật thử nghiệm phù hợp với quy mô sản xuất công nghiệp và đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu chất lượng của nước dừa.  
#axit béo tự do #chất béo #ly tâm 3 pha dạng đĩa #nước dừa #protein #tạp chất không tan
Nghiên cứu sử dụng carbon nanotube tăng cường tính chất cơ lý cho cao su mặt lốp xe máy trong hệ cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp styrene-butadien
Nguyễn Trần Hà, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Lê Văn Thăng*, Vương Vĩnh Đạt
Nghiên cứu này khảo sát hàm lượng độn tăng cường carbon nanotubes (CNTs) từ 0 đến 5% khối lượng vào hỗn hợp cao su thiên nhiên và tổng hợp styrene-butadien được làm cao su mặt lốp xe máy đến tính chất cơ lý của vật liệu cao su. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi thêm chất độn CNTs thì thời gian lưu hóa tối ưu Tc90 giảm, tốc độ lưu hóa tăng và các tính chất cơ lý như độ cứng, độ bền kéo đứt, độ bền xé, độ bền uốn gấp, khả năng kháng mài mòn tăng hiệu quả. Ngoài ra, hình thái học của vật liệu nanocomposite trên cơ sở cao su/CNTs đã được quan sát hình thái học qua phương pháp SEM và TEM. Các tính chất nhiệt của vật liệu nanocomposite cũng được khảo sát bằng giản đồ phân tích nhiệt khối lượng (TGA). Các kết quả thu được cho thấy, vật liệu nanocomposite cao su/CNTs với khả năng phân tán tốt CNTs sẽ là vật liệu tiềm năng cho việc ứng dụng trong công nghiệp sản xuất các sản phẩm lốp xe có tuổi thọ cao.  
#Cao su styrene-butadien #cao su thiên nhiên #nano composite #NR/SBR blends #ống cacbon nano
Tổng số: 80   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 8