Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY ĐẾN KHẢ NĂNG ỨC CHẾ Bacillus cereus CỦA Bacillus subtilis NN12 VÀ Bacillus licheniformis KN12
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM - Tập 59 Số 05 - 2022
Việc lạm dụng các thuốc kháng vi sinh vật có bản chất tự nhiên lẫn hóa học đã và đang là nguyên nhân tạo nên các chủng vi sinh vật kháng thuốc. Thêm vào đó, tình trạng cạn kiệt nguồn kháng sinh mới là một trong những mối lo ngại hàng đầu của thế giới. Do đó, đề tài nghiên cứu này đã được tiến hành với mục đích bước đầu khai thác nguồn hợp chất kháng vi sinh vật tiềm năng từ các loài Bacillus. Khả năng ức chế các vi khuẩn gây bệnh, ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến khả năng sản xuất các hợp chất kháng vi sinh vật từ hai chủng Bacillus subtilis NN12 và Bacillus licheniformis KN12 đã được khảo sát. Thử nghiệm đối kháng invitro cho thấy chủng B. subtilis NN12 và B. licheniformis KN12 có khả năng ức chế mạnh đối với chủng vi khuẩn B. cereus. Ngoài ra, kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến sự sinh tổng hợp các hợp chất kháng khuẩn B. cereus của 2 chủng nghiên cứu đã cho thấy môi trường chứa 1,0% glucose, 0,5% peptone hoặc cao nấm men, pH 6,0, tốc độ lắc 150 vòng/phút trong 18 giờ, ở 33°C là điều kiện thích hợp đối với B. subtilis NN12 và môi trường bổ sung 1,0% glucose hoặc tinh bột, 0,5% ure, pH 5,0, tốc độ lắc 150 vòng/phút trong 18 giờ ở 37°C-45°C là điều kiện thích hợp đối với B. licheniformis KN12. Hoạt tính đối kháng của dịch nuôi cấy B. subtilis NN12 nhạy cảm với nhiệt độ và proteinase K, trong khi dịch nuôi cấy B. licheniformis KN12 thì thể hiện sự bền nhiệt và bền với proteinase K. Các kết quả đạt được sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu hợp chất kháng vi sinh vật gây bệnh trong tương lai gần, góp phần vào các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng, các ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.
#Bacillus subtilis #Bacillus licheniformis #Bacillus cereus #antibacterial
GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI TỪ GIÁ TRỊ CBR SANG MÔ ĐUN ĐÀN HỒI TRONG TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG MỀM
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM - Tập 53 Số 05 - 2022
Tính toán trị số mô đun đàn hồi của nền (E0) là công việc thường xuyên trong khảo sát thiết kế đường ô tô. Giá trị E0 đóng vai trò rất quan trọng đối với chất lượng của mỗi đồ án thiết kế. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng có thể xác định được giá trị E0. Trong những trường hợp này, việc thiết kế kết cấu áo đường sẽ gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xác định mô đun đàn hồi của đất nền thông qua giá trị sức chịu tải của vật liệu – CBR nhằm tháo gỡ vướng mắc mà thực tế đang gặp phải. Kết quả thu được sai số giữa E0 - xác định thông qua giá trị CBR và E0 đo thực tế là 5,2 % ÷ 6,4 %.
#Modulus of elasticity #CBR #bearing capacity of the material
TỐI ƯU HÓA DẠNG TẦN SỐ RIÊNG ĐẦU TIÊN CHO CÁC CƠ CẤU KHUẾCH ĐẠI
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM - Tập 45 Số 03 - 2021
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân tích ảnh hưởng của các biến thiết kế (như là biến L, y t, x) cho cơ cấu khuếch đại đàn hồi đến tần số dao động riêng của cơ cấu. Phương pháp Taguchi dựa trên phân tích phần tử hữu hạn đã được chúng tôi sử dụng để tối ưu hóa tần số riêng của cơ cấu. Kết quả phân tích phần tử hữu hạn chỉ ra rằng các biến thiết kế ảnh hưởng mạnh đến tần số riêng của cơ cấu. Đồng thời, vấn đề này còn được xác minh bởi phân tích phương sai, phân tích tín hiệu ồn (noise signal) và phân tích hồi quy của tần số. Kết quả tối ưu của tần số đạt được 85.268 Hz. Trong khi kết quả dự báo của phân tích hồi quy và Taguchi lần lượt đạt được 82.213 Hz và 82.459 Hz, những kết quả này hoàn toàn thỏa mãn với kết quả số mà chúng tôi mô phỏng được với sai số cho phép lần lượt là 3.47% và 3.29%.
#magnification mechanism #flexure hinge #Taguchi method #optimization
NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA LÁ KHÓM TRONG KÉO SỢI - DỆT VẢI
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM - Tập 48 Số 6 - 2021
Nguyên liệu xanh an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường đang dần trở thành xu hướng trong việc lựa chọn các sản phẩm may mặc. Bên cạnh nguồn nguyên liệu tự nhiên truyền thống như bông, lanh, len hay tơ tằm thì các xơ thực vật như gai, chuối, dứa, tre cũng đang được nghiên cứu và đưa vào sử dụng. Khóm là một loại cây lấy quả trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Việc tận dụng lá khóm – một dạng phế phẩm nông nghiệp đưa vào kéo sợi - dệt vải không chỉ khắc phục vấn đề môi trường mà còn mang lại hiệu quả kinh tế. Nội dung của nghiên cứu là tiến hành phân tách lá khóm bằng phương pháp cơ lý và hóa học từ đó đánh giá hình thái học và các thông số vật lý của xơ. Sau đó, tiến hành cắt ngắn xơ khóm, pha trộn với xơ bông và kéo sợi trên dây chuyền kéo sợi của xơ bông để đánh giá khả năng kéo sợi – dệt vải. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc phân tách xơ từ lá khóm bằng phương pháp cơ lý kết hợp với xử lý xơ trong dung dịch Sodium Hydroxide 5% ở 50oC trong 4h thu được xơ tương đối sạch, đường kính xơ 56,17 – 89,36 mm, độ hồi ẩm của xơ 13,36%, khối lượng riêng 1,44 g/cm3. Sợi khóm pha bông đạt độ bền 14,5 cN/tex cao hơn so với sợi bông 100% cùng loại là 9,3 cN/tex và hoàn toàn có thể dệt trên máy dệt kim yêu cầu độ bền sợi >10 cN/tex. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn hạn chế khi xơ bị kết dính lại sau phân tách làm đường kính xơ khá lớn và không đều, sợi kéo chưa đạt độ mảnh mong muốn. Do đó, việc nghiên cứu và đưa ra phương án phân tách tối ưu cho xơ vẫn đang được tiến hành. Bên cạnh đó, việc tiền xử lý xơ được thực hiện bằng tay, năng suất thấp và mất nhiều thời gian. Để khắc phục vấn đề này thì phương án nghiên cứu chế tạo thiết bị xử lý lá sau thu hoạch cũng đang trong gian đoạn ươm mầm và hy vọng sẽ sớm hoàn thành trong thời gian sắp tới.
#Pineapple fiber #agricultural waste #Pineapple fiber for textile applications #Pineapple fiber production
VẬN DỤNG LÍ THUYẾT KIẾN TẠO CỦA JEAN PIAGET VÀO GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM - Tập 56 Số 02 - 2022
Jean Piaget (1896-1980), nhà tâm lý học và triết học người Thụy Sĩ, cho rằng: Con người trong quá trình khám phá thế giới tự mình tạo nên kiến thức, tự mình tạo nên thế giới của mình, giáo dục chỉ là sự giúp đỡ để con người có thể tự học, tự khai sáng. Theo đó, Lý thuyết kiến tạo mà Jean Piaget đưa ra nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của sự tự kiến tạo tri thức, điều này phù hợp với bản chất việc học các môn Lý luận chính trị trong môi trường đại học, nơi mà sinh viên được yêu cầu tương tác cùng nhau, tương tác cùng giảng viên để đạt mục tiêu là trang bị tri thức, kỹ năng, tư tưởng. Bài viết tập trung làm rõ Lý thuyết kiến tạo, phân tích thực trạng giảng dạy các môn Lý luận chính trị, từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản áp dụng Lý thuyết kiến tạo để nâng cao hiệu quả giảng dạy các môn Lý luận chính trị tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
#Constructivist theory #teaching political theory #Industrial University of Ho Chi Minh City
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM - Tập 35 Số 05 - 2018
Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trƣờng phổ thông nói chung và THCS nói riêng. Bài viết đề cập đến thực trạng công tác chủ nhiệm lớp của GVCN ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương (nhận thức, vai trò và thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm). Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện, đáp ứng các yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
#form teacher #assignments of homeroom teacher #junior high school
BIẾN THIÊN NĂNG LƯỢNG GIBBS CỦA AXIT SUCCINIC TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC – RƯỢU ETYLIC
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM - Tập 39 Số 03 - 2020
Biến thiên năng lượng Gibbs (ΔGtr(H2L)) của axit Succinic chuyển từ môi trường nước sang môi trường dung môi hỗn hợp nước – ethanol được xác định bằng phương pháp hòa tan. Nồng độ phần mol của ethanol (EtOH) trong dung dịch thay đổi từ 0÷ 0,7. Kết quả cho thấy rằng, biến thiên năng lượng Gibbs của axit Succinic mang giá trị âm và tăng dần lên khi chuyển từ môi trường nước sang môi trường dung môi hỗn hợp nước –ethanol. Mặt khác, bằng phương pháp chuẩn độ điện thế cũng đã xác định được hằng số cân bằng của axit Succinic trong môi trường nước – EtOH với lực ion I=0,1M điều chỉnh bằng dung dịch NaClO4 ở nhiệt độ T= 298.15K. Nhận thấy rằng, khi tăng nồng độ phần mol EtOH trong dung dịch, giá trị pK1 và pK2 của axit Succinic tăng lên. Trên cơ sở nhiệt động quá trình solvat [1], chúng tôi đã tiến hành phân tích ảnh hưởng thành phần của dung môi lên tính axit – bazo của axit Succinic. Kết quả chỉ ra rằng, yếu tố chính ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng của axit succinic trong dung môi hỗn hợp nước – rượu được xác định bằng sự giảm solvat của anion succinic (L2-).
#succinic acid #Gibbs energy of transfer #water – ethanol solvent
TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ QUẢNG CÁO ĐẾN NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI TRÁNH NÉ QUẢNG CÁO – MỘT NGHIÊN CỨU VỀ TRÁNH NÉ QUẢNG CÁO TRÊN FACEBOOK TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM - Tập 32 Số 02 - 2018
Nghiên cứu này nhằm khám phá và khẳng định các yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi tránh né quảng cáo trong môi trường mạng xã hội Facebook. Dữ liệu được thu thập từ 250 khách hàng đang sinh sống và làm việc tại khu vực TPHCM. Mô hình nghiên cứu và các thang đo được xây dựng từ các cơ sở lý thuyết của về tránh né quảng cáo của các tác giả R. H. Ducoffe [8], L. K. Bracket và B.N. Carr [2], C.H. Cho và H. J. Cheon [3], D. J. Xu [20], K. Louiseet al. [15], S. M. Choi et al. [4] cũng như từ kết quả phỏng vấn sơ bộ để đề xuất. Trong đó, tác giả đã phát triển thang đo tránh né trên khía cạnh nhận thức hành vi dưới sự tác động của giá trị quảng cáo với ba thang đo về giá trị của thông tin, giải trí và khích lệ. Mô hình được thực hiện với phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai thang đo giá trị thông tin và giá trị giải trí đều tác động đến nhận thức và hành vi tránh né. Trong khi thang đo giá trị thông tin tác động mạnh nhất đến nhận thức thì thang đo giải trí lại tác động mạnh nhất đến hành vi. Riêng thang đo giá trị khích lệ chỉ tác động đến hành vi tránh né quảng cáo.
#advertising value #cognitive #behavior #advertising advoidance #facebook #HoChiMinh city
VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM - Tập 42 Số 06 - 2019
Thẻ điểm cân bằng (Balanced scorecard - BSC) là công cụ quản lý quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực quản lý và đánh giá thành quả hoạt động tổ chức tại các quốc gia phát triển (Lakshmi Narayanamma & cộng sự, 2016). BSC được giới thiệu đầu tiên bởi Kaplan & Norton vào năm 1992 và đươc áp dụng rộng rãi trong các tổ chức lợi nhuận, các trường đại học trên thế giới như một hệ thống quản trị chiến lược giúp cải thiện thành quả hoạt động của tổ chức. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới nên việc đổi mới, vận dụng các công cụ quản trị hiện đại là hết sức cần thiết. Bài báo này nghiên cứu tình huống vận dụng BSC cho các trường đại học công lập ở Việt Nam. Việc vận dụng BSC là cần thiết khi các trường đại học luôn quan tâm hàng đầu đến kết quả của đào tạo (thay vì kết quả tài chính) để cung cấp giáo dục chất lượng hàng đầu, đồng thời đào tạo nên những sinh viên tốt nghiệp có tay nghề cao cho xã hội. Nghiên cứu cũng đề xuất các tiêu chí đánh giá thành quả (Performance measure indicators - PMIs) trong BSC cho các trường đại học công lập ở Việt Nam.
#Balanced scorecard #BSC #management tool #performance measurement
TỔNG HỢP CÁC DẪN XUẤT MỚI CỦA 7-YDROXYL-5,3',4'-TRIMETHOXYFLAVONE TRÊN CƠ SỞ PHẢN ỨNG MANNICH THÔNG QUA SỰ HỖ TRỢ CỦA VI SÓNG VÀ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ TĂNG SINH CỦA CHÚNG TRÊN DÒNG TẾ BÀO HELA
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM - Tập 53 Số 05 - 2022
7-hydroxy-5,3',4'-trimethoxyflavone (1) là một flavonoid tự nhiên đã được tổng hợp từ hesperidin tự nhiên. Dựa trên phản ứng Mannich của 1 với các amine bậc hai khác nhau và formaldehyde. 11 dẫn xuất flavonoid mới (2-12) được tổng hợp thông qua sự hỗ trợ của vi sóng. Quá trình aminometyl hóa diễn ra ở vị trí ưu tiên tại C-8 của vòng A của 1. Hoạt tính ức chế tăng sinh tế bào ung thư cổ tử cung ở người (Hela) của các dẫn xuất được đánh giá thông qua phương pháp MTT tiêu chuẩn. Kết quả cho thấy các dẫn xuất thể hiện hoạt tính ức chế tăng sinh tế bào Hela tại nồng độ IC50 là 10.13-100 μM, trong đó các hợp chất 3, 6 và 10 có hoạt tính tốt hơn khi so sánh với chất đối chứng dương (DDP) cis-Platin. Cấu trúc của các dẫn xuất được xác định bằng một số phương pháp hóa lý hiện đại như NMR và MS.
#Synthesis #Flaovonoids #Mannich reaction #Microwave-assisted method #Cytotoxic activity
Tổng số: 829
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10