Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sịnh thái dựa vào cộng đồng tại xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Nguyễn Thị Hoài Thanh
Mục tiêu: Bài viết nhằm đánh giá những tiềm năng hiện có để phát triển du lịch theo mô hình du lịch sinh thái trên địa bàn xã Phú An. Trên cơ sở đó phân tích thực trạng, làm rõ những vấn đề đang còn tồn tại trong hoạt động du lịch sinh thái của vùng. Phương pháp: điền dã dân tộc học và điều tra bằng bảng hỏi với đối tượng là khách du lịch. Kết quả: Đánh giá được những tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Kết luận: Chỉ ra được thực trạng khai thác du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trên địa bàn xã Phú An và những khó khăn đang đặt ra cho việc khai thác và phát triển du lịch trên địa bàn xã.
#tiềm năng #thực trạng #du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Bảo Lộc, Lâm Đồng
Trang Phan Thanh, Ngân Mai Thị Trúc
Sau khi đo lường và phân tích các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Công thương VN (Vietinbank) chi nhánh Bảo Lộc, Lâm Đồng, bài viết khẳng định: Cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận sự tín nhiệm, cảm nhận tính hữu dụng, ảnh hưởng xã hội, cảm nhận sự phù hợp và cảm nhận chi phí là các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking (MB) của khách hàng cá nhân (KHCN) tại Vietinbank Bảo Lộc, trong đó cảm nhận tính hữu dụng có tác động mạnh nhất. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý cho nhà quản trị nhằm thu hút KHCN sử dụng dịch vụ MB trong thời gian tới.
#dịch vụ Mobile Banking #khách hàng cá nhân #quyết định sử dụng
Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đối với môn học giáo dục thể chất
Phan Thanh Mỹ, Cù Văn Hoàng, Tạ Hoàng Thiện
Mục tiêu: Đánh giá mức độ của sinh viên đối với Giáo dục thể chất nhằm xác định các biện pháp phù hợp để cải thiện mức độ hài lòng của sinh viên đối với môn học ngày càng tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn học Giáo dục thể chất của Trung tâm thể dục thể thao Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: Xác định các biến lượng và xây dựng thang đo mức độ hài lòng và đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với môn học Giáo dục thể chất. Mẫu nghiên cứu là 1000 sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Kết quả: Sinh viên hài lòng với môn học Giáo dục thể chất nhưng mức độ chưa cao. Từ đây, bài báo đã xác định 4 biện pháp tác động thực nghiệm để nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên đối với môn học Giáo dục thể chất (GDTC). Kết luận: Mức độ hài lòng của sinh viên có vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy môn học Giáo dục thể chất và để nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên đối với môn học Giáo dục thể chất thì phải sử dụng các biện pháp tác động phù hợp.
#mức độ hài lòng #Sinh viên #Giáo dục thể chất
Stress của sinh viên cử nhân Hộ sinh Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan
Mai Thị Hiền Mai Thị Hiền, Phạm Ngọc Hà Phạm Ngọc Hà
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ stress của sinh viên cử nhân Hộ sinh Đại học Y Dược TP.HCM. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, được thực hiện từ tháng 03/2020 đến tháng 07/2020 trên sinh viên cử nhân Hộ sinh Đại học Y Dược TP.HCM năm học 2019 - 2020. Kết quả: Tỷ lệ stress của sinh viên cử nhân Hộ sinh Đại học Y Dược TP.HCM là 19.76% và không bị stress là 80.24%. Kết luận: Tình trạng stress có tồn tại trên sinh viên cử nhân Hộ sinh Đại học Y Dược TP.HCM. Cần đưa ra những biện pháp hỗ trợ hợp lý giúp nâng cao kết quả học tập và chất lượng cuộc sống của sinh viên.
#stress #áp lực học tập #sinh viên
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng đô thị thông minh tại Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Sĩ Võ Tiến
Xây dựng đô thị thông minh đang trở thành một xu hướng trên thế giới cũng như tại Việt nam. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đo lường, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến xây dựng đô thị thông minh tại Thành phố Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam. Thiết kế thang đo phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Thông qua phương pháp thảo luận nhóm chuyên gia lĩnh vực, thu thập dữ liệu từ khảo sát 200 mẫu. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng xử lý dữ liệu thông qua phần mềm SPSS-22. Kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm tra thang đo, kiểm định hệ số tương quan pearson, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu có 4 nhân tố bao gồm: Quản lý thông minh; Môi trường thông minh; Công nghệ thông minh; Cư dân thông minh, tác động cùng chiều đến xây dựng đô thị thông minh. Tác giả đã đề xuất hàm ý nghiên cứu, chính sách nhằm đề ra giải pháp cho từng mục tiêu và đối tượng nghiên cứu giúp các nhà hoạch định chính sách lập quy hoạch tạo ra môi trường tốt hơn cho xây dựng mô hình đô thị thông minh tại thành phố Tam kỳ mang tính khả thi cao.
#yếu tố ảnh hưởng #Đô thị thông minh #Thành phố Tam kỳ
Phát triển trò chơi học tập để giảng dạy sử dụng hiệu quả nguồn lực trong ngành may mặc
Nguyễn Ngô Trường An
Các nguồn lực khác nhau được tiêu thụ trong tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm. Nâng cao nhận thức về cách sử dụng tài nguyên trong từng giai đoạn và dạy các chiến lược thích hợp để đạt hiệu quả sử dụng tài nguyên cao là những nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục ngành kỹ thuật, không chỉ ở các nước công nghiệp phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. “Resources Efficiency Learning Game” (RELG) dạy các chiến lược nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và tính bền vững cho sinh viên bằng cách đặt họ vào vai trò của các nhà sản xuất xe máy điện. Và những người phải cạnh tranh với nhau. Trò chơi hiện tại chỉ giới hạn ở những chiến lược hữu ích cho trường hợp của xe máy điện. Do đó, các chiến lược có thể vận dụng đối với các sản phẩm và ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp may mặc là một yếu tố kinh tế quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các nước đang phát triển khác. Mục tiêu của nghiên cứu là điều chỉnh và thiết kế lại thông số cho “Resources Efficiency Learning Game” cho sản phẩm là giày để mở ra trò chơi ứng dụng sâu hơn trong ngành may mặc.
#trò chơi hóa #may mặc #RELG #giáo dục
Đổi mới phương pháp dạy học trong đào tạo giáo viên tiểu học thời kì chuyển đổi số
Lê Ngọc Tường Khanh Lê Ngọc Tường Khanh, Đoàn Thị Ngân Đoàn Thị Ngân
Kỷ nguyên 4.0 và chuyển đổi số đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Nâng cao chất lượng dạy và học thông qua việc sử dụng công nghệ mới là mục tiêu hàng đầu của hệ thống giáo dục đại học. Đổi mới phương pháp dạy học trước tác động của chuyển đổi số là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách. Một cách tiếp cận phổ biến là đổi mới phương pháp dạy học gắn với ứng dụng công nghệ số nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học, giúp sinh viên bộ môn tiểu học ra trường dạy tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bài viết này đề cập đến sự cần thiết và đề xuất một số phương pháp dạy học hiệu quả thời kì chuyển đổi số trong đào tạo giáo viên tiểu học như phương pháp trò chơi hóa, dạy học theo dự án, dạy học hợp tác, dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
#đổi mới #phương pháp dạy học #chuyển đổi số #đào tạo #giáo viên tiểu học
Vỏ hành tây (Allium cepa L.): Phụ phẩm nông nghiệp giàu giá trị trong lĩnh vực Y Sinh
Phạm Cảnh Em Phạm Cảnh Em
Một lượng lớn phụ phẩm thải ra trong quá trình chế biến hành tây (Allium cepa), trong đó có vỏ chứa nhiều hoạt chất hữu ích trong y học. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng đối với thực phẩm chế biến sẵn đặt ra vấn đề giảm thiểu chất thải bằng cách chuyển đổi thành các sản phẩm hữu ích. Bài báo nêu bật các thành phần hoạt tính sinh học chính trong vỏ hành tây, đặc biệt là phenol, flavonoid, quercetin và các dẫn xuất của nó tác dụng bảo vệ tim mạch, bảo vệ thần kinh, kháng khuẩn, trị đái tháo đường và ung thư. Qua đó, bài báo muốn nhấn mạnh rằng vỏ hành tây là một trong những phụ phẩm nông nghiệp quan trọng rất giàu hoạt tính sinh học có thể được sử dụng như một thành phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe.
#Allium cepa #vỏ hành tây #phụ phẩm #hoạt tính sinh học
Lựa chọn các bài tập yoga nhằm nâng cao thể lực cho học sinh lớp 11 trường THPT IVS Thanh Oai, Hà Nội
Vũ Hồng Yến, Đặng Thị Hồng Nhung
Mục tiêu: Lựa chọn các bài tập Yoga nhằm nâng cao thể chất cho học sinh lớp 11 Trường Trung học phổ thông (THPT) IVS Thanh Oai, Hà Nội. Phương pháp: Phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan; phỏng vấn các chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên giảng dạy, huấn luyện Yoga tại các trung tâm, câu lạc bộ trong các trường THPT tại Hà Nội; Phương pháp kiểm tra và thực nghiệm sư phạm; và  phương pháp toán thống kê qua các thông số: , , W, t, p và r. Kết quả: Đã lựa chọn được 32 bài tập Yoga nhằm nâng cao thể lực cho học sinh lớp 11 trường THPT IVS Thanh Oai, Hà Nội. Kết luận: Qua 09 tháng thực nghiệm trên các khách thể nghiên cứu cho thấy các bài tập lựa chọn nhằm nâng cao thể lực cho học sinh lớp 11 trường THPT IVS Thanh Oai, Hà Nội có sự tăng trưởng ở nhóm thực nghiệm hơn hẳn so với nhóm đối chứng với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.
#Yoga #học sinh lớp 11 #thể lực #Trường THPT IVS Thanh Oai #Hà Nội
Tầm soát sự co ngắn cơ tam đầu đùi của sinh viên hệ chính quy tại Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức nang Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Nguyễn Thị Hương, Huỳnh Thị Nhi
Đặt vấn đề: Co ngắn cơ tam đầu đùi (shortening hamstring muscle) là tình trạng thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, ở những người bị tai biến mạch máu não, trẻ có bệnh lý về thần kinh cơ như là bại não, cả những người khỏe mạnh cũng có xảy ra tình trạng  Co ngắn cơ tam đầu đùi nếu không được tập luyện thường xuyên. Co ngắn cơ tam đầu đùi là những chấn thương phổ biến được báo cáo thường xuyên nhất trong bóng đá chiếm 37% tổn thương cơ được quan sát trong bóng đá  phổ biến nhất trên thế giới. Mục tiêu nghiên cứu: Mục đích của nghiên cứu là xác định tỷ lệ bị co ngắn cơ tam đầu đùi ở người trưởng thành khỏe mạnh. Đối tượng và các phương pháp: 100 sinh viên khỏe mạnh không có tiền sử chấn thương khớp hông và gối, không chấn thương cột sống hay từng tham gia các hoạt động kéo giãn, yoga (64 nam, 36 nữ, phạm vi từ 18 – 27 tuổi) được đưa vào nghiên cứu. Các bệnh nhân được trải qua một cuộc kiểm tra qua các thử nghiệm riêng biệt bằng phương pháp thống kê mô tả. Kết quả: Số lượng sinh viên bị co ngắn cơ tam đầu đùi là 64, Nam nhiều gấp hai Nữ, tất cả được đo lường qua cả ba thử nghiệm. Không có sự khác biệt sự linh hoạt của cơ tam đầu đùi thông qua góc đo giữa hai chân Trái, Phải. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể mang lại ý nghĩa thống kê về sự co ngắn cơ tam đầu đùi ở người trưởng thành khỏe mạnh có thể phục vụ ứng dụng cho những nghiên cứu sau này. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này cần xác thực độ tin cậy và tính giá trị của công cụ đo lường trước khi thực hiện nghiên cứu. Định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo trong việc tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng ngắn cơ tam đầu đùi.
#Độ linh hoạt cơ tam đầu đùi #người trưởng thành khỏe mạnh #Thử nghiệm chân thẳng giơ cao thụ động #Co rút cơ tam đầu đùi #Kiểm tra dấu hiệu giá đỡ ba chân
Tổng số: 701   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10