Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Hải Phòng: Giáo dục - Xã hội - Nhân văn
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG PHÂN SỐ NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 4
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Hải Phòng: Giáo dục - Xã hội - Nhân văn - Số 68 - Trang 101 - 2024
Sử dụng trò chơi trong dạy và học có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là trong giảng dạy môn Toán ở Tiểu học, bởi vì nó giúp tăng sự hứng thú của học sinh với bài học và thúc đẩy hoạt động học trải nghiệm tương tác. Bài viết tập trung nghiên cứu vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Toán, đặc biệt là trong giảng dạy nội dung “Phân số” cho học sinh lớp 4, nhằm làm rõ tầm quan trọng của trò chơi học tập trong việc tạo hứng thú và khuyến khích tinh thần tham gia của học sinh trong quá trình học. Bên cạnh đó, bài viết cũng cung cấp những lưu ý thiết thực cho giáo viên trong việc tích hợp trò chơi vào quá trình giảng dạy, nhằm tạo nên môi trường học tập vui vẻ và hiệu quả. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu “học mà chơi, chơi mà học” mà còn góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học trong các trường phổ thông.
#Hứng thú học tập #trò chơi học tập #phân số.
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH NÔNG THÔN NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN KIẾN THỤY, HẢI PHÒNG
Huyện Kiến Thụy nằm ở phía Đông Nam của Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 16 km về phía đông nam, giao thông trên địa bàn huyện rất thuận lợi. Nơi đây có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch.... Mặc dù, nguồn tài nguyên du lịch ở huyện Kiến Thụy là vô cùng độc đáo, hội tụ nhiều yếu tố tự nhiên, văn hóa có giá trị nhưng hiện nay, một số điểm tham quan trên địa bàn chưa đủ sức hấp dẫn khách du lịch. Du khách chủ yếu tham quan trong ngày, lượng khách lưu trú ít do quy mô của các điểm du lịch nhỏ, chưa được chú trọng đầu tư, dịch vụ nghèo nàn, nguồn nhân lực tại địa phương còn hạn chế, đặc biệt các chương trình du lịch về vùng nông thôn lại thực sự đơn điệu, tẻ nhạt. Thực tế đó đang diễn ra khiến nguồn tài nguyên du lịch ở huyện Kiến Thụy bị mai một dần, việc khai thác còn chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này, nhóm tác giả tập trung đề xuất xây dựng một số chương trình du lịch nông thôn nhằm phát triển du lịch ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, thu hút khách du lịch và thúc đẩy sự phát triển du lịch của huyện trong thời gian tới.
#chương trình du lịch nông thôn #phát triển du lịch #huyện Kiến Thụy #Hải Phòng.
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TÁC PHẨM “TÔI LÀ BÊTÔ” CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
Người kể chuyện trong tác phẩm Tôi là Bêtô là một sáng tạo thành công của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Độc giả được dẫn dắt vào câu chuyện với người kể chuyện ở ngôi thứ nhất - một chú chó nhỏ. Từ điểm nhìn lạ hóa của người kể chuyện, thế giới bình thường trở nên mới mẻ, khác lạ, từ đó độc giả nhận biết được những chân lí bị che giấu mà họ không thể tiếp cận từ một điểm nhìn quen thuộc. Giọng điệu của người kể chuyện trong tác phẩm cũng hấp dẫn độc giả với một sắc thái cá tính riêng. Với lời kể chứa đầy cảm xúc và giọng điệu mang tính triết lí, người kể chuyện đã làm cho độc giả xúc động và suy ngẫm ra nhiều bài học bổ ích cho mình qua câu chuyện.
#người kể chuyện #điểm nhìn #giọng điệu.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC STEAM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Trong những năm gần đây mô hình giáo dục STEAM được coi là mô hình giáo dục hiện đại có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Tại các trường mầm non, giáo dục STEAM đang được triển khai theo các hướng tiếp cận khác nhau nhằm hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ. Nghiên cứu tập trung tìm hiểu về việc thực hiện giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục STEAM trong trường mầm non. Kết quả nghiên cứu cho thấy các trường mầm non đã chủ động, tích cực thực hiện giáo dục STEAM song vẫn còn có những hạn chế nhất định cần được khắc phục
#Giáo dục STEAM; trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; trường mầm non
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC MÔ HÌNH HOÁ TOÁN HỌC CHO HỌC SINH TRONG NỘI DUNG HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG Ở LỚP 5
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Hải Phòng: Giáo dục - Xã hội - Nhân văn - Số 68 - Trang 127 - 2024
Năng lực mô hình hoá toán học là một trong những năng lực quan trọng cần hình thành và phát triển cho học sinh nhằm giúp các em hiểu được ý nghĩa của việc học toán và có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng toán học vào thực tiễn cuộc sống. Để thực hiện được mục tiêu này, giáo viên cần tạo môi trường học tập mà người học có cơ hội giải quyết các bài toán thực tiễn bằng các kiến thức, công cụ toán học thông qua quá trình mô hình hóa. Bài viết trình bày quan niệm về năng lực mô hình hóa toán học và các thành phần của năng lực mô hình hóa toán học đối với học sinh tiểu học, từ đó xây dựng quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh trong nội dung Hình học và Đo lường ở lớp 5.
#Hoạt động dạy học #năng lực mô hình hóa #Hình học và Đo lường #lớp 5.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI - TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động có ý nghĩa lớn đối với sinh viên trong quá trình học tập tại trường đại học. Việc tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học giúp sinh viên có điều kiện vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, rèn luyện các kỹ năng cần thiết của nhà nghiên cứu. Đồng thời thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học giúp sinh viên hình thành và phát triển một số phẩm chất của nhà khoa học như tính kiên trì, tinh thần cầu thị, óc sáng tạo, khả năng tư duy lôgic và một số phẩm chất đạo đức khác. Nghiên cứu thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một vấn đề cần thiết nhằm tìm ra các biện pháp rèn kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung làm rõ thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học và thực trạng kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên (SV) ngành Công tác xã hội Trường Đại Học Hải Phòng làm cơ sở tìm ra các giải pháp rèn kỹ năng nghiên cứu khoa học cho họ.
#Nghiên cứu khoa học; Rèn kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên
TRUYỀN THUYẾT NGÔ QUYỀN VÀ DI TÍCH, LỄ HỘI TỪ LƯƠNG XÂM TẠI HẢI PHÒNG
Truyền thuyết về Ngô Quyền gắn liền với chiến công hiển hách trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là trận Bạch Đằng năm 938, nơi ông đánh bại quân Nam Hán, khẳng định độc lập dân tộc. Di tích và lễ hội Từ Lương Xâm tại Hải Phòng là nơi lưu giữ và tôn vinh công lao của Ngô Quyền. Chúng tôi tìm hiểu “Truyền thuyết Ngô Quyền và di tích, lễ hội Từ Lương Xâm tại Hải Phòng” nhằm làm rõ mối quan hệ giữa truyền thuyết, di tích và lễ hội về một nhân vật anh hùng dân tộc có gắn bó mật thiết với vùng đất Hải Phòng. Trong bài viết, chúng tôi đi từ truyền thuyết đến di tích, lễ hội; từ văn học dân gian đến văn hóa dân gian để khẳng định dấu ấn của nhân vật Ngô Quyền trong truyền thuyết và văn hóa dân gian nói chung, trong đời sống văn hóa người Hải Phòng nói riêng.
#Truyền thuyết #Ngô Quyền #Từ Lương Xâm.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Hải Phòng: Giáo dục - Xã hội - Nhân văn - Số 68 - Trang 140 - 2024
Tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa là hoạt động ngoài giờ lên lớp, có vị trí quan trọng trong công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực sinh viên. Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Hải Phòng, khảo sát các điều kiện bảo đảm chất lượng công tác giáo dục thể chất như đội ngũ giảng viên, điều kiện về cơ sở vật chất, sân tập, dụng học tập… tìm ra những hạn chế, nguyên nhân tồn tại, đồng thời khảo sát thăm dò nhu cầu tập luyện ngoại khóa của sinh viên, làm cơ sở để xây dựng và triển khai các giải pháp phát triển thể dục thể thao ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên nói riêng, nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất nói chung.
#Thực trạng; Thể dục thể thao ngoại khóa; Sinh viên Trường Đại học Hải Phòng.
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN LỚP 6 VÀ LỚP 7
Từ Hán Việt là một lớp từ khá quan trọng trong ngôn ngữ của người Việt Nam. Các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng số lượng từ Hán Việt chiếm khoảng 60-70% trong từ vựng tiếng Việt. Từ Hán Việt không chỉ dùng trong giao tiếp hàng ngày mà còn có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ văn học. Tuy nhiên, việc nhận thức từ Hán Việt không phải là dễ dàng đặc biệt là đối với học sinh cấp THCS. Chúng tôi đề xuất việc khảo sát và tìm hiểu đặc điểm cấu tạo từ Hán Việt trong các văn bản Đọc hiểu Ngữ văn lớp 6 và lớp 7, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống với mong muốn gợi mở cho giáo viên và học sinh đầu cấp THCS phát huy tính chủ động tích cực, xây dựng kỹ năng tự học, thu thập thông tin, tra cứu tài liệu và hình thành năng lực cảm thụ văn học song song với năng lực sử dụng từ Hán Việt.
#đặc điểm cấu tạo #từ Hán Việt #văn bản Đọc hiểu #Ngữ văn lớp 6 và lớp 7.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIỚI CHO HỌC SINH LỚP 4 TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
Giáo dục giới (GDG) cho học sinh (HS) tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục là một trong những nhiệm vụ của nhà trường tiểu học. Việc GDG cho HS có thể thực hiện qua nhiều con đường khác nhau, lồng ghép trong dạy học các môn học là một hướng tiếp cận phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Bài viết giới thiệu một số khái niệm có liên quan và bốn biện pháp GDG cho HS lớp 4 trong dạy học môn Đạo đức nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về giới và bình đẳng giới góp phần xây dựng xã hội tiến bộ, bình đẳng, văn minh.
#Giáo dục giới #biện pháp giáo dục giới #dạy học môn Đạo đức.
Tổng số: 245
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10