Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (TCKHCNXD) - ĐHXDHN
2734-9268
Cơ quản chủ quản: N/A
Lĩnh vực:
Các bài báo tiêu biểu
Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng silica fume và xỉ lò cao hạt hóa nghiền mịn ở việt nam
- 2013
Bê tông chất lượng siêu cao (BTCLSC) được coi là một trong những sản phẩm mang tính bước ngoặt trong công nghệ bê tông với các đặc tính rất tốt như độ chảy cao, cường độ nén lớn hơn 150 MPa và độ bền tuyệt vời. Để chế tạo bê tông này thông thường phải sử dụng một lượng lớn xi măng, khoảng 900-1000 kg/m3. Điều này gây ra sự bất lợi theo quan điểm phát triển bền vững, và một trong những giải pháp cho vấn đề này là sử dụng các phụ gia khoáng thay thế xi măng. Bài báo này trình bày những kết quả nghiên cứu ban đầu về việc sử dụng phối hợp silica fume và xỉ lò cao hạt hóa nghiền mịn có sẵn ở Việt Nam để chế tạo BTCLSC. Kết quả chỉ ra rằng việc sử dụng tổ hợp này đã cải thiện cả tính công tác và cường độ nén của BTCLSC. Thêm vào đó, tổng hàm lượng xi măng được thay thế bằng hỗn hợp này có thể đạt đến 55% (tính theo tổng khối lượng chất kết dính). Đây là một kết quả rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của loại bê tông này trong thực tế.
Từ khóa: Bê tông chất lượng siêu cao, silica fume, xỉ lò cao hạt hóa.
Nhận ngày 20/2/2013, chỉnh sửa ngày 21/3/2013, chấp nhận đăng 30/3/2013
Nghiên cứu thực nghiệm khả năng chịu tác động tải trọng nổ của vật liệu bê tông chất lượng siêu cao (UHPC)
- 2019
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm khả năng chịu tác động tải trọng nổ của bê tông chất lượng siêu cao (Ultra-High Performance Concrete - UHPC). Bê tông UHPC sử dụng trong nghiên cứu được chế tạo sử dụng các vật liệu sẵn có ở Việt Nam. Các tấm bê tông UHPC và bê tông thường có cùng kích thước (chiều dài 1000 mm, chiều rộng 800 mm và chiều dày 120 mm) đã được chế tạo và thí nghiệm nổ để so sánh. Tải trọng nổ sử dụng là thuốc nổ nhũ tương. Sự hư hại và phá hủy ở mặt trên, mặt dưới của các mẫu thí nghiệm và thành phần hạt của các mãnh vỡ bắn ra dưới tác động của tải trọng nổ được phân tích và so sánh giữa bê tông UHPC và bê tông thường.
Từ khóa:
bê tông chất lượng siêu cao; bê tông thường; tải trọng nổ; thực nghiệm.
Xây dựng hàm dạng của phần tử dầm chịu uốn có nhiều vết nứt và ứng dụng vào phân tích các dạng dao động riêng của kết cấu hệ thanh
Tập 6 Số 3 - Trang 7-17 - 2012
Việc đánh giá sự làm việc của kết cấu có vết nứt cũng như việc xác định vết nứt trong kết cấu là một vấn đề quan trọng, cần thiết, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam. Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về việc xác định hàm dạng dao động của phần tử dầm đàn hồi chịu uốn có nhiều vết nứt theo mô hình lò xo bằng phương pháp độ cứng động lực kết hợp với phương pháp ma trận chuyển. Từ đó đã xây dựng thuật toán và chương trình phân tích sự thay đổi các dạng dao động riêng của kết cấu hệ thanh khi xuất hiện vết nứt. Các kết quả nghiên cứu nhận được là mới, là cơ sở cho việc xây dựng một phương pháp hiệu quả để xác định vết nứt trong các kết cấu hệ thanh dựa trên phân tích các đặc trưng dao động.
Từ khóa: Vết nứt, độ cứng động lực, tần số dao động riêng, dạng dao động riêng
Nhận ngày 06/6/2012, chỉnh sửa ngày 28/6/2012, chấp nhận đăng 30/8/2012
TỐI ƯU TIẾT DIỆN NGANG KẾT CẤU DÀN THEO ĐIỀU KIỆN BỀN VÀ CHUYỂN VỊ
Tập 10 Số 2 - Trang 69-77 - 2016
Bài báo giới thiệu một kỹ thuật xử lý điều kiện ràng buộc về bền và chuyển vị trong bài toán tối ưu hóa tiến diện ngang của kết cấu dàn. Kỹ thuật này sử dụng mối quan hệ tuyến tính tải trọng-chuyển vị và tải trọng-nội lực để đưa các phương án thiết kế về lân cận biên miền thiết kế. Trong quá trình tối ưu, khoảng lân cận sẽ được thu hẹp dần và việc tìm kiếm được thực hiện trên biên miền thiết kế nhằm đảm bảo thiết kế thu được là khả dĩ. Kỹ thuật đề xuất được kết hợp với thuật giải mô phỏng thụ phấn hoa (FPA) cho ta một phương pháp mới để tối ưu trọng lượng kết cấu dàn. Một số ví dụ được thực hiện nhằm minh họa cho hiệu quả của phương pháp.
Từ khóa: Kết cấu dàn; tối ưu tiết diện ngang; xử lý ràng buộc; tối ưu có ràng buộc; FPA.
Nhận ngày 9/12/2015, chỉnh sửa ngày 23/12/2015, chấp nhận đăng 15/3/2016
Ảnh hưởng của phụ gia khoáng đến khả năng ăn mòn cốt thép trong bê tông chất lượng siêu cao
Tập 12 Số 2 - Trang 86-91 - 2018
Bài báo này trình bày về nghiên cứu ảnh hưởng của một số phụ gia khoáng (PGK) đến đặc tính ăn mòn cốt thép trong bê tông chất lượng siêu cao (BTCLSC). Trong nghiên cứu này, PGK sử dụng bao gồm silica fume (SF), tro bay (FA) và xỉ lò cao hạt hóa nghiền mịn (GGBFS) được sử dụng để thay thế xi măng theo tỷ lệ SF sử dụng 10% và 20%; FA sử dụng 10% và 20%; GGBFS sử dụng 20%, 40% theo khối lượng chất kết dính. Kết quả nghiên cứu cho thấy với mẫu BTCLSC sử dụng PGK cho khả năng chống ăn mòn của cốt thép trong bê tông tốt hơn so với mẫu không sử dụng PGK và với mẫu bê tông thường (cường độ nén khoảng 30 MPa). Mức độ ăn mòn cốt thép của mẫu BTCLSC sử dụng GGBFS và SF thấp hơn so với mẫu sử dụng FA.
Nhận ngày 10/01/2018; sửa xong 24/01/2018; chấp nhận đăng 28/02/2018
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ SIÊU CAO SỬ DỤNG PHỤ GIA KHOÁNG THAY THẾ MỘT PHẦN XI MĂNG Ở VIỆT NAM HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Tập 9 Số 2 - Trang 11-18 - 2015
Bê tông cường độ siêu cao (BTCĐSC) đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam với các tính chất đặc biệt như độ chảy cao, cường độ rất cao, độ thấm nước thấp và độ bền cao. Tuy nhiên, trong BTCĐSC, lượng xi măng sử dụng rất lớn, khoảng 900-1000 kg/m3, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tính chất, giá thành, và môi trường của sản phẩm. Do vậy, việc nghiên cứu sử dụng phụ gia khoáng thay thế một phần xi măng chế tạo BTCĐSC có ý nghĩa to lớn về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường, góp phần vào mục tiêu phát triển xây dựng bền vững sản phẩm này. Bài báo này trình bày những kết quả nghiên cứu về việc sử dụng một số phụ gia khoáng sẵn có ở Việt Nam như silica fume, tro bay, tro xỉ, tro trấu, bột đá vôi, cũng như một số tổ hợp phụ gia này trong việc chế tạo BTCĐSC. Kết quả này góp phần quan trọng trong việc phát triển và ứng dụng loại bê tông này trong công nghiệp xây dựng bền vững ở Việt Nam.
Từ khóa: Bê tông cường độ siêu cao; phụ gia khoáng; phát triển bền vững.
Một phương pháp phân tích kết cấu trong tình trạng biến đổi khí hậu
- 2009
Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống loài người. Trong bài này các tác giả chỉ xét vấn đề phân tích kết cấu trong tình trạng biến đổi khí hậu. Cụ thể xét các vấn đề sau:
- Xác định tải trọng mờ tác dụng lên công trình.
- Xác suất an toàn trung bình của kết cấu với tải trọng mờ trên một đoạn.
- Sơ đồ sáu bước phân tích mờ kết cấu và mô hình giao thoa mở rộng.
- Thuật toán xác định đầu vào tiền định từ đầu vào mờ.
- Thuật toán xác định biểu đồ tần suất đầu ra.
Xét một thí dụ đơn giản để minh hoạ.
Dự báo sức kháng uốn của dầm bê tông chất lượng siêu cao (UHPC)
Tập 12 Số 4 - Trang 1-13 - 2018
Xác định khả năng kháng uốn của các kết cấu bê tông cốt thép (BTCT) là một trong những nội dung quan trọng trong công tác thiết kế. Công thức tính sức kháng uốn của kết cấu BTCT đã được quy định rõ trong các quy trình, tiêu chuẩn thiết kế của mỗi nước. Tuy nhiên, đối với kết cấu bê tông chất lượng siêu cao (Ultra High Performance Concrete - UHPC), trên thế giới mới chỉ có một số hướng dẫn đề cập đến việc xác định sức kháng uốn bởi loại vật liệu này có ứng xử khác với bê tông thường. Thêm nữa, việc tổng hợp và phân tích các hướng dẫn này cho việc tính toán khả năng kháng uốn của kết cấu UHPC còn hạn chế và gây nhiều khó khăn cho các kỹ sư khi thiết kế các công trình sử dụng UHPC. Do đó, đầu tiên bài báo này sẽ tổng hợp các hướng dẫn về thiết kế sức kháng uốn của kết cấu UHPC. Tiếp theo đó thí nghiệm uốn phá hoại các mẫu dầm với hàm lượng cốt sợi thay đổi được thực hiện để so sánh kết quả với các lý thuyết dự báo trong các hướng dẫn.
Từ khoá: sức kháng uốnsức kháng uốn; bê tông chất lượng siêu cao; ứng xử uốn.
Lịch sử bài viết: Nhận ngày 12/1/2018, Sửa xong 9/5/2018, Chấp nhận đăng 30/5/2018.
Ảnh hưởng của xỉ lò cao nghiền mịn đến độ nhớt của hồ chất kết dính để chế tạo bê tông chất lượng siêu cao
Tập 11 Số 2 - Trang 16-21 - 2017
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của hàm lượng xỉ lò cao nghiền mịn (GBFS), thu được từ thải phẩm của ngành công nghiệp sản xuất gang thép và hỗn hợp GBFS và silica fume (SF) đến độ nhớt của hồ chất kết dính (CKD) trong bê tông chất lượng siêu cao (BTCLSC). Kết quả nghiên cứu khẳng định GBFS đã làm giảm độ nhớt của hồ chất CKD so với mẫu đối chứng (0%GBFS). Hơn nữa, sự tác dụng tương hỗ giữa SF và GBFS đã tạo ra độ nhớt hợp lý của hồ CKD để chế tạo BTCLSC. Điều này giúp làm tăng tổng hàm lượng phụ gia khoáng (PGK) sử dụng bao gồm SF và GBSF để thay thế lượng dùng xi măng trong BTCLSC, tạo ra loại BTCLSC có thành phần bền vững hơn.
Từ khóa: Bê tông chất lượng siêu cao (BTCLSC); silica fume (SF); xỉ lò cao nghiền mịn (GBFS); độ nhớt; hồ chất kết dính (CKD).
Nhận ngày 15/12/2016, sửa xong 23/02/2017, chấp nhận đăng 21/3/2017
Nghiên cứu chế tạo vữa cường độ cao siêu rắn nhanh trên cơ sở chất kết dính hỗn hợp xi măng và calcium aluminate
- 2021
Mục tiêu nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của phụ gia rắn nhanh aluminat canxi vô định hình (ACA) đến một số tính chất của chất kết dính và vữa cường độ cao. Các kết quả nghiên cứu cho thấy ACA đóng vai trò là một loại phụ gia giúp thúc đẩy quá trình đông kết và đóng rắn của chất kết dính và vữa cường độ cao. Việc sử dụng ACA có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển cường độ ở thời gian rất sớm, chẳng hạn sau 4h đạt lớn hơn 20 MPa, đồng thời vẫn duy trì sự phát triển cường độ ở tuổi dài ngày. Đặc biệt, khi sử dụng xỉ với hàm lượng 30% theo khối lượng chất kết dính, không ảnh hưởng đến thời gian đông kết cũng như sự phát triển cường độ của vữa ở tuổi sớm khi kết hợp với ACA so với mẫu không sử dụng xỉ lò cao hạt hóa nghiền mịn.
#vữa cường độ cao #vữa siêu rắn nhanh #aluminat canxi vô định hình #axit tartaric #phụ gia khoáng #thời gian đông kết