Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
Phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược trên địa bàn huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (1962-1963)
Trong giai đoạn 1961-1965, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa triển khai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với trọng tâm là thực hiện “quốc sách” ấp chiến lược, mưu đồ “tát nước bắt cá” nhằm cô lập và tiêu diệt cách mạng miền Nam. Tỉnh Vĩnh Long có vị trí chiến lược, là cửa ngõ miền Tây Nam Bộ, Vĩnh Long trở thành một địa bàn trọng điểm bình định lập ấp chiến lược của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trên địa bàn tỉnh, huyện Bình Minh nằm trên trục giao thông liên tỉnh miền Tây, ngay cửa ngõ đến Bắc Cần Thơ. Từ năm 1962 đến năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tăng cường thiết lập hệ thống ấp chiến lược tại huyện này. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân huyện Bình Minh nổi dậy đấu tranh, từng bước phá tan các mảng ấp chiến lược, góp phần làm phá sản “quốc sách” ấp chiến lược của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hoà tại tỉnh Vĩnh Long nói riêng và miền Nam Việt Nam nói chung.
#Ấp chiến lược #Bình Minh #Chiến tranh đặc biệt #Vĩnh Long.
Nghề trồng cây ăn trái ở Định Tường dưới thời Việt Nam Cộng hòa (1955-1975)
Định Tường được thiên nhiên ưu đãi thuận lợi phát triển trồng trọt như đất đai trù phú, khí hậu ôn hòa, dòng sông Tiền cung cấp nguồn nước ngọt và lượng phù sa tạo nên những cánh đồng màu mỡ; nguồn lao động đông đảo. Bài viết cố gắng phác họa lại bức tranh về nghề trồng cây ăn trái ở Định Tường giai đoạn 1955 - 1975, trong đó cố gắng đi sâu nghiên cứu về chính sách đất đai phát triển nông nghiệp nói chung và nghề trồng cây ăn trái nói riêng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, đồng thời chỉ ra những cố gắng của người dân Định Tường trong việc khắc phục trắc trở do chiến tranh, tổ chức hoạt động làm vườn để giải quyết vấn đề sinh kế, cải thiện đời sống góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh.
#Cây ăn trái #Định Tường làm vườn #Việt Nam Cộng hòa.
Xây dựng hệ thống bài tập luyện dấu câu theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3 ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp thực chất là dạy học vì mục đích giao tiếp - dạy về giao tiếp và dạy trong giao tiếp. Nó được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học. Trong đó, phương pháp dạy học, các kĩ năng được hình thành thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên. Đặc biệt, nội dung học dấu câu có vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp bằng chữ viết. Vì vậy, việc gia tăng cơ hội cho học sinh được tiếp xúc với nhiều dạng bài tập hơn và việc xây dựng hệ thống bài tập về luyện dấu câu theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3 là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập gồm ba nhóm bài tập lớn: nhóm bài tập tìm và nhận diện dấu câu, nhóm bài tập sử dụng dấu câu và nhóm bài tập sửa lỗi sử dụng dấu câu. Đồng thời, chúng tôi đã thiết kế một bài mẫu cho mỗi dạng bài tập, giúp giáo viên có thể dễ dàng thiết kế các bài tập còn lại theo cách tương tự để áp dụng vào việc dạy học dấu câu tiếng Việt.
#Bài tập #học sinh #luyện tập dấu câu #năng lực giao tiếp.
Mô hình cấu trúc của hành động nhận xét trong lời bình kết của chương trình truyền hình Vượt dốc phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp
Ngôn ngữ là công cụ, phương tiện giao tiếp hiệu quả nhất trong đời sống của con người và ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp đặc biệt của mình cụ thể qua hành động ngôn ngữ. Hành động ngôn ngữ được sử dụng trong hội thoại luôn được xây dựng theo những mô hình cấu trúc cơ bản để đạt được hiệu quả nhất định trong giao tiếp nghĩa là khi diễn ra giao tiếp thì ngôn ngữ đang thực hiện “chức năng hành chức” đặc biệt của mình. Khi thực hiện hành động ngôn ngữ, tiến hành cuộc hội thoại hay thực hiện giao tiếp giữa người và người với nhau để trao đổi thông tin, bày tỏ những cảm xúc, mong muốn,… chúng ta cần có đối tượng giao tiếp và nội dung giao tiếp cụ thể. Việc nghiên cứu về mô hình cấu trúc của hành động nhận xét trong lời bình kết của chương trình truyền hình Vượt dốc phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp sẽ tạo một bước tiến mới cho việc sử dụng cũng như phát huy tối đa hiệu quả của ngôn ngữ trong đời sống, học tập và nghiên cứu của chúng ta đạt được những kết quả tối ưu nhất.
#Cấu trúc hành động #hành động ngôn ngữ #hành động nhận xét #lời bình #mô hình
“Quốc sách” Ấp chiến lược của Việt Nam Cộng hòa trên địa bàn tỉnh An Giang
Trong quá trình thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam, Mỹ- Diệm xem ấp chiến lược là “xương sống”, là “quốc sách” quyết định sự thành bại của chiến lược chiến tranh đặc biệt. Với mong muốn sẽ gom hết nông dân nông thôn miền Nam vào Ấp chiến lược để dễ kiểm soát và loại bỏ được cộng sản. An Giang cũng là địa phương nằm trong âm mưu xây dựng ấp chiến lược của Mỹ-Diệm. Để thực hiện âm mưu “tát nước bắt cá”, tách dân ra khỏi lực lượng cách mạng, đầu năm 1962 chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở An Giang triển khai xây dựng ấp chiến lược trên địa bàn tỉnh An Giang. Tùy vào đặc điểm của từng vùng mà chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở An Giang tiến hành nhiều biện pháp, thủ đoạn khác nhau và số lượng ấp chiến lược được xây dựng được cũng không đều nhau, trong đó quận có số lượng ấp chiến lược được xây dựng nhiều nhất đó chính là Chợ Mới.
#An Giang #ấp chiến lược #chiến tranh đặc biệt #Việt Nam Cộng hòa
Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là một phần của quản lý giáo dục nói chung trong ngữ cảnh trường học, với mục tiêu cụ thể là quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Trường học có thể được coi như một xã hội thu nhỏ và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường là một quá trình tác động có mục đích, căn cứ vào những nguyên tắc khoa học, quy luật và điều kiện khách quan, mà Hiệu trưởng tác động đến các lực lượng giáo dục, học sinh và các yếu tố hỗ trợ khác nhằm tăng cường sức mạnh của các nguồn lực giáo dục. Từ đó, đảm bảo rằng các hoạt động giáo dục trong trường đạt được các mục tiêu đã đề ra với chất lượng và hiệu quả cao nhất. Bài viết trình bày thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, thông qua điều tra bằng bảng hỏi từ cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh của 05 trường trung học cơ sở ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả khảo sát được xử lý số liệu theo thang đo 5 mức độ để tính giá trị phần trăm; tính điểm trung bình; độ lệch chuẩn và xếp hạng. Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù công tác quản lý quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua được các nhà trường quan tâm nhưng vẫn còn những hạn chế bất cập cần khắc phục. Đây là cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới.
#Giáo dục đạo đức #hoạt động giáo dục đạo đức #học sinh #thị xã Bình Minh #trường trung học cơ sở.
Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Cần Đước, tỉnh Long An
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong việc phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, đặc biệt là ở bậc tiểu học. Đây là giai đoạn quan trọng để hình thành nhận thức, nhân cách và kỹ năng sống cho trẻ em. Bài viết trình bày thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Cần Đước, tỉnh Long An, thông qua điều tra bằng bảng hỏi từ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của 11 trường tiểu học ở huyện Cần Đước. Kết quả khảo sát được xử lý số liệu theo thang đo 5 mức độ để tính tỉ lệ phần trăm; tính điểm trung bình; độ lệch chuẩn và xếp hạng. Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù công tác quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong thời gian qua được các nhà trường quan tâm, có những chuyển biến mới về kết quả nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập cần khắc phục. Đây là cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong thời gian tới.
#Can Duoc district #experiential activities #experience #management
Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học huyện Cần Đước, tỉnh Long An
Bài viết tìm hiểu và đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Tác giả thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi từ lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo, cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên của 11 trường tiểu học ở huyện Cần Đước và xử lý số liệu theo thang đo 4 mức độ để tính điểm trung bình; độ lệch chuẩn và xếp hạng. Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong thời gian qua được các cơ quan quản lý giáo dục và các nhà trường quan tâm và chất lượng đội ngũ có những kết quả tiến bộ, nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập cần khắc phục. Đây là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Cần Đước, tỉnh Long An đáp ứng được các yêu cầu về số lượng, cơ cấu, năng lực chuyên môn và phẩm chất, nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý giáo dục và thực hiện thành công Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trong thời gian tới.
#Cán bộ quản lý #đội ngũ #phát triển đội ngũ #trường tiểu học.
Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Cần Thơ giai đoạn 1961-1965
Cần Thơ là trung tâm của miền Tây Nam Bộ với truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng hào hùng. Trong giai đoạn 1961-1965, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Cần Thơ đã góp phần làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở Cần Thơ nói riêng và miền Nam nói chung, buộc Mỹ phải chuyển từ chiến lược “chiến tranh đặc biệt” sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” từ giữa năm 1965.
#Cần Thơ #chiến tranh đặc biệt #phong trào đấu tranh chính trị.
Thiết kế chủ đề giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 ở thành phố Đà Lạt
Giáo dục STEM là một định hướng giáo dục quan trọng được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam triển khai trong những năm gần đây. Đây là một phương thức giáo dục hiện đại, tập trung vào việc kết nối kiến thức lí thuyết với thực tiễn cuộc sống, giúp người học phát triển toàn diện về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Giáo dục STEM được xem là giải pháp quan trọng để thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học, ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông. Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, nội dung có tính tích hợp cao giữa các môn học Toán học, Khoa học (Tự nhiên – Xã hội), Công nghệ, Mỹ thuật, …, cùng với mục tiêu dạy học gắn liền kiến thức với đời sống thực tiễn. Trên cơ sở đó, giáo dục STEM đã được quán triệt thực hiện ở cấp tiểu học theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cụ thể hóa bằng các văn bản. Tuy nhiên khi triển khai thực hiện, giáo viên tiểu học gặp không ít những khó khăn từ việc đề xuất các bài học, hoạt động giáo dục STEM, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động giáo dục STEM,...Bài viết này, đề xuất quy trình xây dựng và thiết kế chủ đề STEM trong môn Toán lớp 3. Trên cơ sở đó bài viết đề xuất một số chủ đề giáo dục STEM trong môn Toán lớp 3 phù hợp với nội dung chương trình và quan điểm tích hợp các môn học; Thiết kế minh họa cụ thể một chủ đề giáo dục STEM trong môn Toán lớp 3 để giáo viên tham khảo và ứng dụng. Nghiên cứu này góp phần hỗ trợ giáo viên tiểu học trong việc thực hiện giáo dục STEM một cách hiệu quả.
#Thiết kế; #chủ đề giáo dục STEM; #môn Toán 3;
Tổng số: 1,367
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10