Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật
1859-4964
Việt Nam
Cơ quản chủ quản: N/A
Lĩnh vực:
Các bài báo tiêu biểu
DẠY HỌC THỰC HÀNH CHỌN NHẠC PHIM CHO SINH VIÊN KHOA NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI
Tập 1 Số 48 - Trang 106 - 2024
Đối
với
nghệ
thuật
điện
ảnh,
âm
nhạc
có
vai
trò
vô
cùng
quan
trọng
trong
việc
kết
hợp
với
hình
ảnh
để
biểu
hiện
sinh
động
các
hình
tượng
nghệ
thuật.
Tuy
nhiên,
việc
nghiên
cứu
các
vấn
đề
liên
quan
đến
dạy
học
chọn
nhạc
phim
hiện
nay
chưa
được
chú
trọng
ở
nước
ta.
Tính
tới
thời
điểm
hiện
tại,
chúng
tôi
nhận
thấy
không
có
nhiều
công
trình
nghiên
cứu
cụ
thể
và
sâu
sắc
về
vấn
đề
này.
Trên
cả
nước
hiện
nay,
chỉ
có
duy
nhất
Trường
Đại
học
Sân
khấu
‑
Điện
ảnh
Hà
Nội
giảng
dạy
môn
học
Nhạc
phim
cho
sinh
viên
các
chuyên
ngành
Điện
ảnh.
Trong
khi
đó,
âm
nhạc
là
một
chuyên
ngành
khó
và
trừu
tượng,
để
hướng
dẫn
lựa
chọn
sử
dụng
âm
nhạc
cho
những
sinh
viên
không
theo
học
âm
nhạc
chuyên
nghiệp
lại
càng
phức
tạp
hơn.
Thực
tế
nghiên
cứu
về
thực
trạng
dạy
học
môn
Nhạc
phim
cho
sinh
viên
Khoa
Nghệ
thuật
Điện
ảnh
tại
Trường
Đại
học
Sân
khấu
‑
Điện
ảnh
Hà
Nội
cho
thấy
bên
cạnh
các
phương
pháp
hướng
tới
năng
lực
người
học,
cần
tăng
cường
các
hoạt
động
cảm
thụ
âm
nhạc
cũng
như
hoạt
động
học
thực
hành
cho
sinh
viên,
cùng
những
dự
án
học
tập
chuyên
môn
hợp
lí.
Đó
cũng
là
cơ
sở
giúp
nâng
cao
chất
lượng
công
việc
lựa
chọn
hay
tạo
lập
ngôn
ngữ
âm
nhạc
cho
phim.
#Nhạc
phim #Thực
hành
nhạc
phim #Dạy
học
chọn
nhạc
phim #Cảm
thụ
âm
nhạc #Đại
học
Sân
khấu
Điện
Ảnh
Hà
Nội
XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM HUẤN VIÊN THỰC HÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
- 2021
Bài viết đề cập đến những vấn đề cơ bản về kiểm huấn thực hành công tác xã hội và những yêu cầu đối với đội ngũ kiểm huấn viên ngành công tác xã hội. Với một số nét đặc thù trong đào tạo ngành công tác xã hội tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, hoạt động thực hành thực tập cho sinh viên đã đặt ra một số yêu cầu khác biệt trong chương trình đào tạo so với các ngành khoa học xã hội khác và các cơ sở đào tạo công tác xã hội khác trong cả nước. Cuối bài viết nhấn mạnh đến tầm quan trọng và đề xuất một số giải pháp để xây dựng hệ thống kiểm huấn viên nhằm nâng cao hiệu quả thực hành, thực tập trong đào tạo sinh viên ngành Công tác xã hội tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
#Công tác xã hội #kiểm huấn viên #thực hành thực tập #trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
NGUỒN LỰC TRONG QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỊA ĐIỂM KHAI THÁC THAN ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM
Tập 1 Số 40 - 2022
Quản lý di tích lịch sử văn hóa là một nhiệm vụ quan trọng của ngành văn hóa. Bài viết đề cập tới nguồn lực trong quản lý di tích Địa điểm khai thác than đầu tiên của Việt Nam ở xã Yên Thọ, thị trấn Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh – đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác quản lý các di tích. Nguồn lực chủ yếu để quản lý hiệu quả di tích chủ yếu là nguồn lực tài chính, nguồn lực con người và nguồn lực cơ sở vật chất trong đó nguồn lực con người đóng vai trò then chốt.
#Nguồn lực #khai thác than #Đông Triều
NGHỆ THUẬT TẠO TÁC VÀ ĐIỀU KHIÉN QUÂN RỐI TRONG BIÉU DIỄN MÚA RỐI NƯỚC
Tập 1 Số 44 - 2023
Múa rối nước là một loại hình văn hóa dân gian có tính tổng hợp cao. Nghệ thuật Múa rối nước được tạo nên bởi nhiều thành tố như: Quân rối, nghệ nhân, khán giả, phường hội, âm nhạc, văn học, trò diễn, buồng trò, sân khấu. Những thành tố này gắn kết chặt chẽ với nhau tạo nên những tiết mục rối sinh động cuốn hút người xem. Quân rối là một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật Múa rối nước. Để tạo ra những quân rối xinh xắn, ngộ nghĩnh biểu diễn trên mặt nước, người nghệ nhân không chỉ là những thợ tạc tượng đơn thuần, mà họ phải sống với nghề rối, rất hiểu và nắm bắt rất kỹ các kỹ thuật về rối. Bên cạnh đó, máy rối cùng với nghệ nhân điều khiển là yếu tố quyết định cho sự chuyển động linh hoạt cuả quân rối cũng như tính đặc sắc, đặc trưng của các phường rối.
#Múa rối nước #Nghệ thuật Múa rối nước #Quân rối #Máy rối #Nghệ nhân
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BIỂU DIỄN CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM ÂM NHẠC
Tập 3 Số 38 - 2021
Trong đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc, sinh viên sau khi ra trường chủ yếu là để đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy ở các trường phổ thông, sư phạm mẫu giáo, sư phạm tiểu học, các trung tâm dạy học âm nhạc… Mặc dù không là nhiệm vụ chính song biểu diễn cũng là một yêu cầu đối với giáo viên âm nhạc. Kỹ năng biểu diễn là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên âm nhạc khi giảng dạy ở trên lớp về tư thế trình diễn bài hát, các thao tác, hành động, dáng dấp uyển chuyển hơn, đẹp hơn… Giáo viên có kỹ năng biểu diễn tốt sẽ dễ dàng tạo sự hấp dẫn trước học sinh. Vì thế, trong đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc cần thiết phải có nội dung rèn luyện kỹ năng biểu diễn cho sinh viên. Một trong những biện pháp quan trọng của rèn luyện kỹ năng biểu diễn là rèn luyện hình thể.
#Sư phạm Âm nhạc #biểu diễn #kỹ năng biểu diễn
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY HÁT CHO HỌC SINH LỚP 6 THEO CHƯƠNG TRÌNH MÔN ÂM NHẠC 2018
Tập 4 Số 47 - Trang 94 - 2023
Dạy
học
hát
cho
học
sinh
lớp
6
theo
chương
trình
2018
là
phát
triển
phẩm
chất
và
năng
lực,
giúp
học
sinh
chủ
động
lĩnh
hội
tri
thức,
phát
triển
tư
duy
sáng
tạo.
Muốn
học
sinh
tích
cực
và
chủ
động
thì
giáo
viên
cần
phải
có
tiến
trình
bài
dạy
hấp
dẫn,
các
bước
dạy
phát
huy
tối
đa
được
khả
năng
chiếm
lĩnh
kiến
thức
của
học
sinh.
Tiến
trình
bài
dạy
đóng
vai
trò
rất
quan
trọng,
ảnh
hưởng
đến
chất
lượng
bài
dạy
của
giáo
viên
và
kết
quả
tiếp
thu
kiến
thức
của
học
sinh.
Giáo
viên
có
tiến
trình
bài
dạy
tốt
sẽ
tạo
hứng
thú
cho
học
sinh,
khơi
dậy
sự
tìm
tòi,
khám
phá
và
khả
năng
tự
chủ
tự
học,
phát
huy
tiềm
năng
tư
duy
sáng
tạo.
Vì
thế,
trong
dạy
học
hát
cho
học
sinh
lớp
6
theo
phát
triển
năng
lực
cần
thiết
phải
có
tiến
trình
bài
dạy
khoa
học,
tổ
chức
hoạt
động
hấp
dẫn,
sinh
động.
#Dạy
bài
hát #học
sinh
lớp
6 #chương
trình
môn
âm
nhạc
BỐ CỤC VÀ HÌNH THỂ NHÂN VẬT TRONG TRANH VẼ VỀ ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH CỦA HỘI HỌA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Tập 4 Số 35 - 2023
Người đồng tính cùng những rung động tình yêu, sự giằng xé giữa khát khao sống thật giữa những định kiến, kì thị; sự ủng hộ của xã hội; niềm hy vọng vào tương lai... của thế giới thứ ba đã được chuyển tải vào nội dung các tác phẩm theo nhiều cách biểu hiện thông qua các phong cách, kỹ thuật, chất liệu hội họa khác nhau. Vấn đề này tuy khá mới nhưng trong hội họa Việt Nam hiện đại đã có một số lượng tác giả, tác phẩm đã tìm được hướng đi khi lựa chọn nội dung thể hiện, tạo được phong các cách biểu đạt riêng, đặc biệt là trong cách lựa chọn bố cục và hình thể nhân vật.
#Đồng tính #nội dung #tác phẩm #hội họa
BÀN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NHÀ NHO (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGUYỄN KHUYẾN)
Tập 3 Số 42 - 2023
Là một trí thức Nho học, chịu ảnh hưởng và tiếp thu tinh thần đạo Nho, Nguyễn Khuyến trước tiên là một nhà Nho thực hành nhập thế. Song trước tình thế quốc gia bị xâm lược, triều đình nhu nhược, Nho học thất thế, Nguyễn Khuyến đã lui về ở ẩn. Tiếp cận Nguyễn Khuyến với vai trò là một nhà Nho, một nhân vật lịch sử, văn hóa, bài viết đi từ những cơ sở lịch sử, văn hóa để khắc họa chân dung nhà Nho Nguyễn Khuyến thông qua ứng xử của ông, từ đó mà có những luận bàn về văn hóa ứng xử của nhà nho và giá trị của nó đối với văn hóa dân tộc.
#Văn hóa ứng xử #nhà Nho ẩn dật #Nguyễn Khuyến
TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC LỊCH SỬ QUÂN SỰ CHO HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI CỦA BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
Tập 4 Số 43 - 2023
Tuyên truyền giáo dục lịch sử quân sự cho học viên các trường quân đội là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 và xu hướng toàn cầu hóa đã tác động làm thay đổi thị hiếu hưởng thụ văn hóa và nhu cầu tìm hiểu tri thức của phần lớn các em học viên. Đối mặt với thực trạng này, hoạt động tuyên truyền của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Nghiên cứu này sẽ phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp tuyên truyền giáo dục lịch sử quân sự cho học viên các trường quân đội trong giai đoạn hiện nay
#Tuyên truyền #Giáo dục lịch sử #Học viên #Bảo tàng
MỘT VÀI NHẬN THỨC VỀ DÂN CA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở MIỀN TÂY THANH HÓA
Tập 1 Số 36 - 2021
Ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa, người Mường chiểm khoảng gần 68% dân số toàn huyện, còn lại là người Kinh (~30%), Thái (~1%), Dao (~1,2%),... Thông qua khảo sát ở các xã Cao Thịnh và Ngọc Trung (Ngọc Lặc, Thanh Hóa), bài báo này mong muốn: Tìm hiểu đặc điểm của dân ca Mường ở Ngọc Lặc và miền Tây Thanh Hóa; Bước đầu nhận diện giá trị của dân ca trong đời sống xã hội Mường ở Ngọc Lặc và Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển dân ca Mường ở địa phương này.
#Mường #dân ca #Thanh Hóa #Ngọc Lặc #xường rang #bọ mẹng #mo Mường