Tạp chí Da liễu học Việt Nam
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
10 NĂM BELIMUMAB TRONG ĐIỀU TRỊ LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
Tạp chí Da liễu học Việt Nam - Số 37 - 2022
Lupus ban đỏ hệ thống (SLE - systemic lupus erythematosus) là một trong những bệnh tự miễn hay gặp nhất. Bệnh tiến triển dai dẳng, suốt đời với các thương tổn ở nhiều cơ quan như da, khớp, hạch bạch huyết, gan, thận, tim, phổi, …
Sinh bệnh học của bệnh rất phức tạp, do sự phối hợp của nhiều yếu tố: di truyền, môi trường (thuốc, nhiễm trùng, ánh nắng mặt trời…) và rối loạn đáp ứng miễn dịch. Trong đó tế bào lymhpo B đóng vai trò rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh. Khi các tác nhân nhiễm trùng kinh diễn hoặc các yếu tố ngoại lai tác động lên các tế bào của cơ thể khiến chúng bị biến đổi và trở thành “lạ” đối với chính cơ thể mình (hay còn gọi là tự kháng nguyên). Tế bào lympho B bị kích thích sẽ tăng sinh để sản xuất một lượng lớn các tự kháng thể chống lại các tự kháng nguyên đó. Tự kháng thể kết hợp với các tự kháng nguyên tạo thành phức hợp miễn dịch lắng đọng tại các mao mạch, cơ quan, tổ chức cùng với các bổ thể gây nên đáp ứng viêm, các hiện tượng bệnh lý.1
Năm 1955, corticoid và hydroxychloroquine được cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì (FDA) chấp thuận trong điều trị lupus ban đỏ hệ thống. Kể từ đó đến nay đã có nhiều thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng như cyclophosphamide, cyclosporine, mycophenolate mofetil, rituximab…nhưng đều không được FDA chấp thuận trong điều trị lupus ban đỏ hệ thống. Gần đây, các thuốc sinh học tác động lên tế bào lympho B ngày càng chứng minh được vai trò và hiệu quả trong điều trị lupus ban đỏ hệ thống. Trong đó Belimumab là thuốc sinh học đầu tiên được cấp phép cho điều trị SLE trong hơn 50 năm qua.2
TỈ LỆ VÀ ĐỊNH DANH CHỦNG NẤM CANDIDA GÂY VIÊM ÂM ĐẠO BẰNG MÔI TRƯỜNG BRILLIANCE CANDIDA AGAR VÀ KỸ THUẬT KHỐI PHỔ MADLI – TOF
Tạp chí Da liễu học Việt Nam - Số 41 - 2023
Mục tiêu: Nghiên cứu về viêm âm đạo do các chủng nấm Candida ở phụ nữ tuổi sinh đẻ rất cần thiết cho hoạt động chẩn đoán, điều trị và dự phòng. Việc định chủng bằng phương pháp nuôi cấy trong môi trường Brilliance Candida Agar hiện chưa có nhiều nghiên cứu báo cáo tại Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ viêm âm đạo do nấm Candida và một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương. Định danh một số chủng Candida bằng nuôi cấy trên môi trường Brilliance Candida Agar và kỹ thuật khối phổ MADLI – TOF.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 392 bệnh nhân nữ tuổi từ 18-49, được chẩn đoán viêm âm đạo do nấm tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương từ tháng 08/2022 đến 06/2023. Trong 392 bệnh nhân có kết quả soi tươi dương tính, lấy ngẫu nhiên 50 mẫu bệnh phẩm dịch tiết âm đạo nuôi cấy nấm trong môi trường Sabouraud mọc khuẩn lạc, khuẩn lạc được nuôi cấy ở môi trường Brilliance Candida Agar và được khẳng định bằng khối phổ MADLI – TOF.
Kết quả: Nấm Candida là nguyên nhân có tỉ lệ cao nhất gây ra hội chứng tiết dịch âm đạo chiếm 32,1%. Trong 50 trường hợp nhiễm nấm Candida spp. được định danh trên môi trường Brilliance Candida Agar và khối phổ MADLI – TOF, kỹ thuật đã phát hiện Candida albicans là 78%, Candida glabrata là 18%, Candida parapsilosis là 4%.
Kết luận: Tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida cao nhất trong các nguyên nhân gây hội chứng tiết dịch âm đạo, trong đó chủng nấm Candida albicans chiếm tỷ lệ cao nhất. Phân lập chủng qua môi trường Briliance Candida Agar cho thấy độ chính xác rất cao khi so sánh với khối phổ MADLI – TOF.
Ngày nhận bài: 29/08/2023
Ngày phản biện: 27/09/2023
Ngày chấp nhận đăng: 06/10/2023
#Candida #Viêm âm đạo #Brilliance Candida Agar #MADLI – TOF
CHẨN ĐOÁN RỤNG TÓC TỪNG MẢNG BẰNG DERMOSCOPY
Tạp chí Da liễu học Việt Nam - Số 35 - 2022
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và hình ảnh Dermoscopy của rụng tóc từng mảng (RTTM).
Đối tượng và phương pháp: Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang của 86 bệnh nhân RTTM tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2021.
Kết quả: Về thể lâm sàng, 95,3% là RTTM thể từng đám, RTTM thể rắn bò chiếm 3,5%, 1 bệnh nhân rụng tóc toàn thể, không có bệnh nhân rụng tóc toàn phần. Rụng tóc mức độ nhẹ chiếm 91,9%. Test kéo tóc dương tính 9/86 bệnh nhân. Các đặc điểm trên dermoscopy cho thấy tỉ lệ gặp của chấm vàng, chấm đen, tóc gãy, tóc tơ ngắn chiếm trên 50%, tóc chấm than và tóc mọc lại cùng ghi nhận tỉ lệ 39,5%, tóc cuộn vòng chiếm 8,1%.
Kết quả khi đánh giá mối liên quan giữa thể lâm sàng và hình ảnh dermoscopy ghi nhận tỉ lệ chấm vàng, chấm đen, tóc mọc lại trong thể từng đám là cao nhất chiếm 58,5%; 62,1%; 40,2%. Các đặc điểm khác là tóc gãy, tóc chấm than, tóc tơ ngắn, tóc cuộn vòng ghi nhận trong RTTM thể rắn bò là cao nhất, tuy nhiên ngoại trừ thể từng đám, các thể khác trong nghiên cứu đều quá nhỏ nên kết quả nghiên cứu không đại diện cho quần thể.
Về mối liên quan giữa dermoscopy với mức độ nặng của RTTM (theo SALT), Nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ chấm vàng, chấm đen, tóc gãy, tóc chấm than từ S1 tới S4a có tỉ lệ thuận với mức độ nặng (p > 0,05). Mức độ hoạt động bệnh được đánh giá bằng test kéo tóc tại thời điểm bệnh nhân đến khám. Sự xuất hiện của chấm đen ở mức độ hoạt động và không hoạt động của bệnh là có ý nghĩa thống kê với p = 0,009. Nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ xuất hiện chấm vàng, chấm đen, tóc gãy, tóc chấm than, tóc tơ ngắn của nhóm hoạt động cao hơn nhóm không hoạt động.
Kết luận:
Dermoscopy là kĩ thuật an toàn và có ý nghĩa trong chẩn đoán RTTM. Nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan giữa đặc điểm Dermoscopy với thể lâm sàng và mức độ nặng, đặc biệt là RTTM thể từng đám mức độ nhẹ. Sự xuất hiện của chấm đen là một dấu hiệu cho thấy bệnh đang trong giai đoạn hoạt động.
Thời gian nhận bài: 10/02/2022Ngày phản biện: 28/02/2022Ngày được chấp nhận: 09/03/2022
#rụng tóc từng mảng (RTTM) #dermoscopy
ĐIỀU TRỊ SÙI MÀO GÀ VÙNG HẬU MÔN BẰNG KEM IMIQUIMOD 5%
Tạp chí Da liễu học Việt Nam - Số 40 - 2023
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan, và đánh giá hiệu quả cùng tính an toàn của kem imiquimod 5% trong điều trị sùi mào gà vùng hậu môn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 254 bệnh nhân sùi mào gà vùng hậu môn, từ 16 tuổi trở lên. Nghiên cứu can thiệp có so sánh nhóm trên 70 bệnh nhân có tổn thương sùi mào gà hậu môn ngoài thể khảm điều trị bằng bôi kem imiquimod 5% 3 lần/tuần trong tối đa 16 tuần. Đánh giá tại thời điểm trước điều trị, đáp ứng sau điều trị 8 tuần, 16 tuần và nguy cơ tái phát trong 8 tuần sau khi sạch hoàn toàn thương tổn.
Kết quả: Trong tổng số 254 bệnh nhân, 61.0% đồng giới nam, 15.7% đồng mắc HIV. Tỷ lệ sạch hoàn toàn tổn thương là 80% sau 8 tuần và 81.4% sau 16 tuần. Tỷ lệ tái phát là 8.8% sau 8 tuần theo dõi. Tác dụng phụ gặp ở 88.6% bệnh nhân, chủ yếu là ngứa và đỏ da, xảy ra nhiều trong tháng đầu và giảm dần.
Kết luận: Có mối liên quan mật thiết giữa sùi mào gà vùng hậu môn, nhóm đồng giới nam và nguy cơ HIV. Kem imiquimod 5% là một lựa chọn hiệu quả và an toàn điều trị sùi mào gà hậu môn ngoài thể khảm.
Thời gian nhận bài: 25/07/2023
Thời gian phản biện: 06/08/2023
Ngày được chấp nhận: 14/08/2023
#sùi mào gà vùng hậu môn #imiquimod 5% #MSM #HIV
VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH INTERLEUKIN-36 TRONG CƠ CHẾ BỆNH SINH VẢY NẾN THỂ MỦ TOÀN THÂN
Vảy nến là một bệnh da mạn tính thường gặp, chiếm khoảng 2% dân số thế giới.1 Vảy nến thể mủ là thể đặc biệt của bệnh với hai dạng là khu trú và toàn thân, trong đó vảy nến thể mủ toàn thân (generalized pustular psoriasis - GPP) được coi là nặng nhất.1,2 Trong khi các dạng vảy nến khác như viêm khớp vảy nến (psoriatic arthritis), vảy nến mảng (plaque psoriasis)… đã có những liệu pháp sinh học (biotherapy) rất hiệu quả và an toàn, thì GPP – thể nặng nhất, đến nay vẫn chưa có một thuốc sinh học nào chứng tỏ được tính ưu việt để được chấp thuận rộng rãi .1,2,3 Trong những năm gần đây, vai trò của gia đình interleukin (IL)-36 (IL-36 family) trong cơ chế bệnh sinh của vảy nến thể mủ toàn thân đã được chứng minh thông qua các nghiên cứu in vitro và in vivo4,5. Ngoài ra, một số nghiên cứu về hiệu quả của điều trị đích nhắm vào IL-36 ở bệnh nhân GPP cũng cho kết quả bước đầu rất khả quan.
ĐIỀU TRỊ U MẠCH MÁU LOÉT Ở TRẺ NHŨ NHI
Tạp chí Da liễu học Việt Nam - Số 40 - 2023
U mạch máu là một bệnh lý mạch máu lành tính thường gặp nhất ở trẻ em, xuất hiện ngay sau sinh hoặc vài ngày đến vài tháng đầu đời, trong đó 59% biểu hiện ngay khi mới sinh, 40% trong tháng đầu, 30% ở trẻ đẻ non dưới 1,8kg. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh quá mức của các tế bào nội mạc mạch máu, tiến triển qua 3 giai đoạn: tăng sinh nhanh, thoái triển từ từ và không bao giờ tái phát.
U mạch máu có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, thường gặp nhất ở vùng đầu, mặt, cổ (chiếm 60 %). Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam với tỉ lệ nữ/nam là 3/1 và phổ biến ở trẻ sơ sinh da trắng hơn so với các chủng tộc khác.
Mặc dù là khối u lành tính và có thể tự giới hạn nhưng u máu ở trẻ nhũ nhi có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng các cơ quan, trong đó biến chứng hay gặp nhất là biến chứng loét.
ĐỒNG MẮC BẠCH BIẾN THỂ ĐOẠN VÀ XƠ CỨNG BÌ KHU TRÚ DẠNG DẢI VÙNG ĐẦU MẶT CÙNG BÊN TRÊN MỘT BỆNH NHI NAM
Một bệnh nhi nam 6 tuổi với 1 năm diễn biến tổn thương rụng tóc vùng đỉnh và trán trên nền dát teo da thành dải ở một bên da đầu kèm theo tổn thương mất sắc tố da quanh mắt và lông mi ở mặt cùng bên. Bệnh nhi là con thứ 2, tuổi mẹ khi sinh là 44 tuổi, hiện tại có biểu hiện chậm phát triển tâm thần vận động. Bệnh nhi không có tiền sử dụng thuốc, xạ trị, nhiễm trùng, chấn thương vùng mặt và da đầu. Anh ruột bệnh nhi hoàn toàn bình thường. Trong gia đình không ai có biểu hiện như bệnh nhi. Sinh thiết tổn thương rụng tóc trên nền teo da cho thấy các tổn thương của xơ cứng bì.
#xơ cứng bì khu trú #dạng dải #bạch biến #thể đoạn
BỆNH U LYMPHO T DẠNG VIÊM MÔ MỠ DƯỚI DA
Subcutaneous panniculitis like T-cell Lymphoma (SPTCL) - U lympho T dạng viêm mô mỡ dưới da là bệnh lý u lympho Tnguyên phát tại da có biểu hiện lâm sàng giống viêm mô mỡ dưới da, đặc trưng bởi nhiểu nốt hoặc các mảng thâm nhiễm dưrới da, thường xuất hiện ở các chi và thường tiên lượng xấunếu có kèm theo hội chứng thực bào máu. Năm 2008, WHO chính thức phân loại bệnh ra làm hai thểlâm sàng: u lympho T dạng viêm mô mỡ dưới da nhỏm alpha/beta và nhóm gamma/delta [1].
DUPILUMAB TRONG ĐIỀU TRỊ PEMPHIGOID BỌNG NƯỚC
Tạp chí Da liễu học Việt Nam - Số 38 - 2022
Xu hướng mới hiện nay trong điều trị các bệnh tự miễn là các thuốc sinh học và các thuốc phân tử nhỏ, pemphigoid bọng nước cũng không là một ngoại lệ. Cùng với những nghiên cứu rõ ràng và sâu sắc hơn về cơ chế bệnh sinh của pemphigoid bọng nước, ngày càng có những thuốc mới ra đời tác động đặc hiệu vào các con đường sinh bệnh của pemphigoid bọng nước.
ỨC CHẾ BTK- LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ MỚI TRONG CÁC BỆNH TỰ MIỄN CỦA CHUYÊN NGÀNH DA LIỄU
Tạp chí Da liễu học Việt Nam - Số 40 - 2023
Năm 1952, Tiến sĩ Ogden Bruton lần đầu tiên báo cáo một trường hợp cậu bé 8 tuổi bị nhiễm trùng huyết tái phát do vi khuẩn, viêm tủy xương và viêm tai giữa, do thiếu một phần gamma globulin và không thể tạo ra kháng thể. Bệnh sau đó được mô tả là liên kết X agammaglobulinemia (XLA), biểu hiện bằng giảm globulin miễn dịch trong huyết thanh và số lượng tế bào B giảm rõ rệt trong máu ngoại vi. Sau đó, năm 1993, các đột biến của gen mã hóa tyrosine kinase, được đặt tên là Bruton’s tyrosine kinase (BTK), đã được xác định. Bệnh nhân XLA có quần thể tế bào tiền B bình thường trong tủy xương nhưng các tế bào này không thể trưởng thành và di chuyển trong máu ngoại vi. Gen mã hóa BTK nằm trên NST X (Xq21.3-q22). Đã có hơn 400 đột biến gen BTK được phát hiện, trong đó có ít nhất 212 đột biến liên quan đến các bệnh đã biết.
Tổng số: 166
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10