Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
Teaching efl writing in Vietnam: Problems and solutions - a discussion from the outlook of applied linguistics
Abstract. Applied linguistics is defined as a discipline that uses a variety of methods to address language-based problems, one of which is that of language teaching and learning. Based on this definition, the article will define and tackle the problem of teaching EFL writing in Vietnam which has, for a long time, been considered a challenge for language teachers. Specifically, this article will explore three main areas of the problem: (i) How to raise students’ awareness of why they should write in English, (ii) How to teach students to write in English, and (iii) How to assess students’ writing skill. The article will be concluded that the problem of teaching EFL writing can be solved thanks to different methods such as psycholinguistics, SLA, syntax, sociolinguistics, and pragmatics, and that the solutions will help developing the students’ English writing skill in particular and communicative competence in general.
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH PHÁP LÝ CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài - - 2022
Tiếng Anh pháp lý là yếu tố không thể thiếu, góp phần vào sự phát triển của lĩnh vực pháp lý. Trong quá trình học tập tiếng Anh pháp lý, kĩ năng đọc hiểu đóng vai trò quan trọng bởi đọc hiểu là cơ sở để phát triển các kĩ năng khác. Thông qua phương pháp điều tra khảo sát, nghiên cứu nhằm tìm ra những khó khăn mà sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Luật Hà Nội gặp phải trong quá trình đọc hiểu văn bản tiếng Anh pháp lý. Kết quả cho thấy người học gặp khó khăn do đặc điểm khác biệt của ngôn ngữ tiếng Anh pháp lý, thiếu kiến thức nền pháp luật và các yếu tố tâm lý của người học. Tác giả hi vọng những kết quả này sẽ đưa ra một số đề xuất sư phạm cho giảng viên trong quá trình giảng dạy tiếng Anh pháp lý.
#difficulties #legal English #reading comprehension #Hanoi Law University
QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC SỬ DỤNG ỨNG DỤNG QUIZLET NHƯ MỘT PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP ĐỂ NÂNG CAO QUÁ TRÌNH ĐẮC THỤ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH PHÁP LÝ
Đắc thụ thuật ngữ tiếng Anh pháp lý được coi là một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong học tiếng Anh chuyên ngành bởi tiếng Anh pháp lý mang những đặc điểm khác biệt trong lĩnh vực pháp lý. Tuy nhiên, người học tiếng Anh pháp lý chưa thực sự chú trọng đến phương pháp, chiến thuật học tập để thúc đẩy quá trình học và đắc thụ thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành. Vì vậy, nghiên cứu này tập trung vào việc làm rõ quan điểm của người học đối với việc sử dụng Quizlet trong học thuật ngữ tiếng Anh pháp lý tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Để đạt được mục đích trên, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định tính và định lượng với công cụ nghiên cứu là bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn. Nghiên cứu đã cung cấp một số kết quả đáng chú ý, phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó. Cụ thể, trong khi phần đông sinh viên nhận thấy được tính hữu ích của ứng dụng Quizlet trong quá trình học từ vựng, thuật ngữ pháp lý, một số khác vẫn chưa biết ứng dụng này. Dựa trên kết quả đó, Quizlet được đề xuất sử dụng kết hợp trong quá trình học tập và giảng dạy nhằm nâng cao khả năng đắc thụ từ vựng, thuật ngữ tiếng Anh pháp lý.
#legal English vocabulary #Quizlet #students’ views #acquisition #Hanoi Law University
CÁC BIỂU THỨC KẾT NỐI - NGHI VẤN THỂ HIỆN NGHĨA CẦU KHIẾN TRONG KHẨU NGỮ TIẾNG PHÁP
Trong giao tiếp bằng lời, người Pháp thường sử dụng một số biểu thức, trong đó có các biểu thức được gọi là kết nối - nghi vấn - cầu khiến để thu hút sự chú ý của người tham gia tương tác với mình, hoặc để đề nghị người nghe chấp thuận, hoặc để đảm bảo cuộc thoại không bị gián đoạn một cách bất thường. Trong các trường hợp này, người nghe cần thể hiện bằng hành động hoặc lời nói rằng mình vẫn chú ý hoặc đồng ý với những gì đã, đang và sắp được nói ra. Bài viết này xem xét xem người Pháp bản ngữ sử dụng các biểu thức kết nối - nghi vấn - cầu khiến này như thế nào trong giao tiếp hàng ngày. Các phân tích định tính và định lượng cho thấy đặc trưng của các biểu thức này và tần suất sử dụng chúng trong giao tiếp hàng ngày của người Pháp. Bài báo cũng xem xét xem các phương tiện ngôn ngữ đã được người bản ngữ tiếng Pháp huy động như thế nào để thỏa mãn các chuẩn mực ngôn ngữ và chuẩn mực xã hội cũng như xu hướng sử dụng trong các tình huống xã hội khác nhau mà người nói tham gia.
#interrogative phatics #directives #French #oral #conversation
SỰ ĐIỀU BIẾN CỦA ẨN DỤ Ý NIỆM “NHỮNG THAY ĐỔI KINH TẾ LÀ CÁC CÁCH CHUYỂN ĐỘNG” TRONG BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT DIỄN NGÔN KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài - - 2024
Sự xuất hiện của Ngôn ngữ học Tri nhận và sự ra đời của Thuyết Ẩn dụ ý niệm của Lakoff và Johnson (1980) đã cung cấp một lăng kính mới để nghiên cứu dịch ẩn dụ. Việc truyền tải ý nghĩa và thông điệp một cách hiệu quả vẫn luôn là mối quan tâm trong nghiên cứu dịch thuật. Để đạt được mục tiêu này, có thể cần phải sử dụng các điều biến nhằm truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. Nghiên cứu hỗn hợp này khảo sát việc dịch các biểu thức ẩn dụ của ẩn dụ ý niệm “THAY ĐỔI KINH TẾ LÀ CÁC CÁCH CHUYỂN ĐỘNG” trong các thông cáo báo chí kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số lượng lớn các biểu thức ẩn dụ được giữ lại trong bản dịch mà gần như không có những thay đổi đáng kể. Điều này cho thấy mức độ tương đồng cao về ý niệm giữa hai ngôn ngữ liên quan đến những thay đổi kinh tế. Tuy nhiên, đôi khi cũng có những thay đổi ở bản dịch. Điều này cho thấy ảnh hưởng của sự điều biến đối với việc ý niệm hóa các sự kiện kinh tế và các ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn kinh tế trong tiếng Việt. Nghiên cứu này góp phần cung cấp cái nhìn sâu hơn về sự tương quan giữa ngôn ngữ và ý niệm hóa trong việc dịch tin tức kinh tế.
#translation #modulation #economic discourse #conceptual metaphor #metaphoric expressions
NGOẠI GIAO TRAO ĐỔI GIÁO DỤC CỦA TRUNG QUỐC VỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TRONG SO SÁNH VỚI HOA KỲ VÀ MỘT SỐ HÀM Ý ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC
Trao đổi giáo dục ngày càng được xem là một công cụ không thể thiếu trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc và Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tính hợp pháp và mềm dẻo đã lý giải vị thế của công cụ ngoại giao này, mặc dù công cụ có tác động trong dài hạn và khó để định rõ. Để giành được cả “trái tim và khối óc” của người dân trong khu vực, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã triển khai công cụ ngoại giao nhân dân này nhưng theo những cách thức khác nhau. Từ góc độ so sánh, bài báo sẽ thảo luận vai trò của trao đổi giáo dục trong chiến lược quốc gia và thực tiễn áp dụng ngoại giao trao đổi của Trung Quốc và Hoa Kỳ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bài báo khẳng định rằng trao đổi giáo dục có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của hai cường quốc nhằm mục đích cải thiện và củng cố hình ảnh trong khu vực. Trong khi Hoa Kỳ bỏ qua những khác biệt giữa các khu vực, Trung Quốc đã có những sáng kiến, thay đổi phù hợp giúp ngoại giao trao đổi của quốc gia này có khả năng thích ứng với khu vực. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Trung Quốc đạt được hiệu quả trong ngoại giao trao đổi hơn Hoa Kỳ. Từ việc thảo luận về chính sách và thực tiễn của ngoại giao trao đổi của hai quốc gia, tác giả sẽ đưa ra một số gợi ý nhằm cải thiện hiệu quả của ngoại giao trao đổi Trung Quốc.
#Exchange Diplomacy #China and the U.S. #Asia-Pacific #International Education
CHIẾN LƯỢC CẢI THIỆN KHẢ NĂNG NHỚ TỪ VỰNG CHO SINH VIÊN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra những chiến lược phù hợp để nâng cao khả năng nhớ từ vựng tiếng Anh cho sinh viên (SV) và đánh giá kết quả giảng dạy thông qua sử dụng các chiến lược ghi nhớ từ vựng được đề xuất. Nghiên cứu được thực hiện trong 8 tuần với 40 SV không chuyên tiếng Anh trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu được chia thành 2 nhóm, nhóm thực nghiệm (experimental group) và nhóm đối chứng (control group). Trong nghiên cứu, nhóm thực nghiệm đóng vai trò là người thực hiện (implementer) và các SV trong nhóm thực nghiệm đóng vai trò là những người tiếp nhận sự đổi mới (clients). Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi, pre-test và post-test sau khi nhóm tác giả sử dụng kết hợp các chiến lược khác nhau trong quá trình dạy từ vựng thông qua trò chơi (games); đoán nghĩa của từ vựng thông qua ngữ cảnh (context-based vocabulary guessing); đọc phân tích sâu (extensive reading); đọc mở rộng (extensive reading) và cung cấp nhiều ví dụ gắn với ngữ cảnh để giải thích từ. Kết quả chỉ ra rằng SV trong nhóm thực nghiệm được dạy các chiến lược ghi nhớ từ vựng đạt điểm tốt hơn đáng kể so với SV trong nhóm đối chứng được dạy từ vựng bằng phương pháp truyền thống mà trong đó, từ vựng được giới thiệu tách rời hoàn toàn với ngữ cảnh. Từ kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định việc áp dụng các chiến lược nhớ từ vựng đã mang lại những hiệu quả nhất định trong hoạt động dạy và học tiếng Anh.
#improve #remembering abilities #strategies #vocabulary learning
MỐI QUAN HỆ GIỮA SÁNG TẠO VÀ SỰ ĐẮC THỤ NGỮ PHÁP TRONG HỌC TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở VIỆT NAM
Sáng tạo là một khái niệm gần đây đang thu hút các nhà khoa học trong ngôn ngữ học ứng dụng (Dörnyei & Ryan, 2015). Sáng tạo được chứng minh có tương quan với các biến trong học ngôn ngữ như sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ phối hợp (McDonough et al., 2015), chiến lược giao tiếp (Pipes, 2019), kĩ năng nói (Suzuki et al., 2022). Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu điều tra về mối quan hệ giữa sáng tạo và các biến ngôn ngữ như từ vựng hay ngữ pháp. Để lấp đầy khoảng trống này, nghiên cứu này tìm hiểu về mối tương quan giữa sáng tạo và sự đắc thụ ngữ pháp. 89 học sinh trung học cơ sở được mời tham gia nghiên cứu bằng cách hoàn thành hai nhiệm vụ: một bài nhiệm vụ về các cách sử dụng thay thế nhằm đo lường sự sáng tạo và một bài đánh giá ngữ pháp để đo lường sự đắc thụ ngữ pháp. Nghiên cứu sử dụng tương quan Pearson để phân tích số liệu. Kết quả chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa sáng tạo và việc học ngữ pháp của học sinh. Cũng không có bất kì mối quan hệ nào giữa các khía cạnh phụ của sáng tạo và sự đắc thụ ngữ pháp. Bài báo tranh luận rằng học sinh dù không có khả năng sáng tạo tự nhiên vẫn hoàn toàn có thể học ngữ pháp hiệu quả, điều này được cho là có lợi dưới góc nhìn giáo dục. Kết quả cũng chỉ ra rằng sáng tạo dường như không xuất hiện ở các nhiệm vụ đơn lẻ được thực hiện một mình, gợi ý rằng việc sử dụng phương pháp giảng dạy theo nhiệm vụ nên được khuyến khích hơn trong các lớp học ngoại ngữ để thúc đẩy sự sáng tạo và khả năng ngôn ngữ của học sinh. Một vài gợi ý trong giảng dạy cũng được đưa ra ở bài báo này.
#creativity #grammatical acquisition #English as a foreign language
Discussion on Chinese – Vietnamese Translation of Political Documents
Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài - - 2016
The Chinese – Vietnamese translation of political documents has distinctive features. Our study reveals several noticeable points which should be taken into consideration. Besides the common methods such as adding or omitting words, merging or separating sentences .etc. , it is necessary to pay attention to the subjects as well as the objects of translation, political stance, and especially, to avoid overuse of Sino-Vietnamese vocabulary.
Dịch văn bản chính luận có những yêu cầu và phương pháp chung với các loại văn bản khác nhưng cũng có những đặc thù riêng. Bài viết nêu lên một số điểm cần chú ý khi dịch văn bản chính luận Trung Việt. Ngoài các biện pháp, kĩ xảo thông thường như thêm bớt từ, tách gộp câu, còn cần chú ý các vấn đề như đối tượng trong bản dịch, đối tượng tiếp nhận bản dịch, vai dịch và đặc biệt là không nên lạm dụng từ Hán Việt.
#Political documents #translation #method
THE EFFECTIVENESS OF VSTEP.3-5 SPEAKING RATER TRAINING
Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài - - 2020
Playing a vital role in assuring reliability of language performance assessment, rater training has been a topic of interest in research on large-scale testing. Similarly, in the context of VSTEP, the effectiveness of the rater training program has been of great concern. Thus, this research was conducted to investigate the impact of the VSTEP speaking rating scale training session in the rater training program provided by University of Languages and International Studies - Vietnam National University, Hanoi. Data were collected from 37 rater trainees of the program. Their ratings before and after the training session on the VSTEP.3-5 speaking rating scales were then compared. Particularly, dimensions of score reliability, criterion difficulty, rater severity, rater fit, rater bias, and score band separation were analyzed. Positive results were detected when the post-training ratings were shown to be more reliable, consistent, and distinguishable. Improvements were more noticeable for the score band separation and slighter in other aspects. Meaningful implications in terms of both future practices of rater training and rater training research methodology could be drawn from the study.
#rater training #speaking rating #speaking assessment #VSTEP #G theory #many-facet Rasch
Tổng số: 1,087
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10