Tạp chí Nghiên cứu Y học
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
10. Đánh giá tính an toàn của liệu pháp ghép tế bào gốc trung mô dây rốn kết hợp phục hồi chức năng bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não
Liệu pháp tế bào gốc trung mô dây rốn được đánh giá là một liệu pháp tiềm năng và có hiệu quả phục hồi não trong điều trị nhiều bệnh lý thần kinh, trong đó có đột quỵ nhồi máu não. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tính an toàn của liệu pháp TBGTMDR qua hai đường truyền tĩnh mạch và qua khoang tủy sống trên bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não. Phương pháp nghiên cứu là thử nghiệm lâm sàng pha I trên 10 bệnh nhân, đánh giá tính an toàn thông qua sự xuất hiện biến cố bất lợi (AE), biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAE) và kết quả bước đầu qua thang đo NIHSS và FIM tại các thời điểm 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Kết quả cho thấy không có bất kỳ SAE xảy ra, có 04 AE trên nhóm truyền tĩnh mạch và 06 AE trên nhóm truyền qua khoang tủy sống, có sự cải thiện điểm NIHSS và điểm FIM sau 12 tháng can thiệp. Từ đó đưa ra kết luận, liệu pháp tế bào gốc trung mô dây rốn là an toàn và bước đầu có hiệu quả cải thiện di chứng thần kinh sau đột quỵ não, cần chuyển tiếp pha II để đánh giá tính hiệu quả.
#Đột quỵ nhồi máu não #liệu pháp tế bào trung mô dây rốn #thử nghiệm lâm sàng #tính an toàn
ST-elevation myocardial infarction complicated by cardiac arrest in a young patient with familiar dyslipidemia
Tạp chí Nghiên cứu Y học - - 2022
Coronary heart disease in young patients always poses great challenges for every healthcare system with differences in clinical manifestations, etiology, epidemiology, angiographic characteristics and prognosis. The objective of this study was to describe a case of ST-elevation myocardial infarction complicated by cardiac arrest in a young patient with familial dyslipidemia. A 30-year-old male visited our hospital with typical angina. During the examination, he suffered a sudden loss of consciousness, the monitor showed ventricular fibrillation. After successful resuscitation of cardiac arrest, electrocardiography showed apparent ST-elevation from V2 to V6 leads consistent with the diagnosis of anterolateral infarction. Emergency coronary angiogram showed severe three-vessel lesions including complete occlusion of the LAD artery and 80 - 90% stenosis of the other two coronary branches. Our patient’s coronary arteries were revascularized using drug-eluting stents in LAD artery and subsequently RCA artery, stem cell therapy was applied during the interventional process. Routine laboratory test results showed dyslipidemia and his family records suggested familiar (hereditary) dyslipidemia which affected his mother and sister. 1-month follow-up echocardiography showed a drastic improvement of LVEF by roughly 15%. The combination of revascularization, stem cell therapy, and lipid-lowering therapy has shown a good therapeutic effect.
#STEMI in young patients #familial dyslipidemia
9. Treatment outcomes of Pediatric Lupus Nephritis Class III and IV in National Children’s Hospital
Tạp chí Nghiên cứu Y học - - 2022
Treatment of lupus nephritis (LN) remains challenging. A prospective observational study on the children with newly diagnosed LN class III and IV from 9/2019 to 9/2021 intended to examine the efficacy of MMF with corticosteroids as induction therapy for pediatric lupus nephritis class III and IV. All patients received 3 days of pulse methylprednisolone followed by a tapering course of oral prednisone therapy in combination with Mycophenolate mofetil (MMF) 1200mg/m2/day (max 2g/day). Those with urine protein-creatinine ratio (uPCR) > 200mg/mmol and normal renal function after 1-month treatment received MMF and low dose Calcineurin Inhibitors (CNI). There were 57 children who were 75.4% females, 42.1% of children in class III, and 57.9% in class IV. The mean age was 10.88. 82.5% of patients r eceived Corticosteroid and MMF, and 10 children were treated with Corticosteroid, MMF, and CNI. Early responses at week 12 were achieved by 71.9%. The overall response was seen in 93.3% of patients after 6 months of therapy ( 42.2% complete response and 51.1% partial response). 2 patients (3.5%) had infections. MMF is effective in the treatment of children with proliferative lupus nephritis in induction therapy.
#Lupus Nephritis #serum Albumin #urine protein-creatinine ratio #Mycophenolate mofetil.
Đánh giá kết quả điều trị u nguyên bào võng mạc bằng truyền hóa chất động mạch mắt
Tạp chí Nghiên cứu Y học - - 2022
Truyền hoá chất qua động mạch mắt có ý nghĩa trong điều trị bảo tồn thị lực cũng như thời gian sống thêm của bệnh nhân u nguyên bào võng mạc (UNBVM). Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 27 bệnh nhân (16 nam và 11 nữ) được chẩn đoán UNBVM và có chỉ định điều trị truyền hoá chất động mạch mắt từ tháng 10/2019 đến tháng 10/2021. Đặc điểm hình ảnh u nguyên bào võng mạc trên siêu âm và cộng hưởng từ (CHT) được mô tả và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân u nguyên bào võng mạc bằng truyền hóa chất động mạch mắt. Trên siêu âm phát hiện 9/27 khối u có hình ảnh vôi hoá chiếm 23,4% tổng số khối u. Trên phim cộng hưởng từ phát hiện 5/25 khối u có hình ảnh vôi hoá chiếm 13,5% tổng khối u. Tỉ lệ phát hiện bệnh trên phim cộng hưởng từ/ số bệnh nhân là 85%. 97% bệnh nhân dùng Melphalan đơn thuần, 3% dùng hỗn hợp thuốc Carboplatin, Topotecan, Alkeran. Tại thời điểm 3, 6, 9 tháng, chúng tôi theo dõi được 100% số bệnh nhân (30 mắt), trong đó mắt còn được bảo tồn chiếm lần lượt 76,7%, 70% và 66,7%. Sau 12 tháng có 58,6% mắt được bảo tồn trong tổng số 29 mắt được theo dõi, 1 mắt chưa đủ thời gian theo dõi. Sau 15 tháng có 55,6% mắt được bảo tồn trong số 27 mắt được theo dõi, 2 mắt chưa đủ thời gian theo dõi. Sau 18 tháng có 41,7% mắt được bảo tồn trong số 27 mắt được theo dõi, 3 mắt chưa đủ thời gian theo dõi.
#u nguyên bào võng mạc #truyền hóa chất động mạch mắt
Mối liên quan giữa đa hình đơn gen IL-17F RS763780, IL-17RA RS4819554 VÀ HLA-CW6 trên bệnh vảy nến thông thường ở Việt Nam
Tạp chí Nghiên cứu Y học - - 2022
Vảy nến là bệnh viêm mạn tính, yếu tố di truyền đóng góp 30% trong cơ chế bệnh sinh, vì vậy xác định các dấu ấn sinh học giúp dự đoán đáp ứng điều trị và tiên lượng. Nghiên cứu khảo sát đặc điểm lâm sàng bệnh nhân vảy nến thể mảng, tỉ lệ và kiểu gen IL-17F RS763780, IL17RA rs4819554 và HLA-Cw6 ở người Việt Nam. 121 bệnh nhân vảy nến được lấy mẫu máu ngoại vi, sau đó tách chiết DNA và giải trình tự gen bằng phần mềm CLC Main Workbench v5.5. Độ nặng trung bình 20,31 ± 12,70 và PASI là 14,88 ± 7,59. Kết quả cho thấy có sự phân bố các genotype khác nhau trên mỗi vị trí khác nhau. Gen IL-17F đoạn rs763780 có tỉ lệ AA cao nhất trên nhóm bệnh nhân vảy nến chiếm 58,7%, GA chiếm 38,0%. Gen IL-17RA đoạn rs4819554 genotype GA có tỉ lệ là 53,7% và AA là 27,3%. Nhóm bệnh có tỉ lệ HLA-Cw6 âm tính và 35,04% và dương tính là 64,96%. Những bệnh nhân dương tính với HLA-Cw6, tỷ lệ dị hợp tử chiếm 77,63% và đồng hợp tử chiếm 22,37%. Chưa phát hiện mối liên quan giữa HLA-Cw6 với các SNP IL-17F RS763780 và IL17RA rs4819554. Tuy nhiên, có mối liên quan giữa IL-17F RS763780 lại có mối liên quan với độ nặng của bệnh.
#Đa hình đơn nucleotides #IL17RA #rs4819554 #RS763780 #HLA-Cw6 #vảy nến
28. Tự đánh giá năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế
Tạp chí Nghiên cứu Y học - - 2023
Năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc và sự an toàn của người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả năng lực thực hành chăm sóc bằng hình thức tự đánh giá của điều dưỡng và phân tích một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 143 điều dưỡng viên vào tháng 4 và 5/2022. Bộ câu hỏi tự đánh giá năng lực thực hành chăm sóc gồm 60 câu hỏi tương ứng với 60 tiêu chí trong 15 tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực thực hành chăm sóc của bộ Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực thực hành chăm sóc chung của điều dưỡng là 229,4 ± 27,3/ 300 điểm với tỷ lệ đạt chiếm 76,9%. Tính hiệu quả của khóa đào tạo, sự hài lòng với công việc là các yếu tố có khả năng tăng tỷ lệ đạt năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng. Do đó, cần tăng cường các khóa đào tạo liên tục có tính hiệu quả và sự hài lòng trong công việc để nâng cao năng lực thực hành chăm sóc cho điều dưỡng.
#Năng lực thực hành chăm sóc #điều dưỡng #lâm sàng #tự đánh giá
Kiến thức về một số cấp cứu thường gặp của bác sỹ công tác trạm y tế xã tại Hà Giang năm 2019
Tạp chí Nghiên cứu Y học - - 2021
Sơ cấp cứu đúng và kịp thời cho người bệnh giúp giảm biến chứng, di chứng và tử vong. Nghiên cứu mô tả kiến thức về một số cấp cứu thường gặp của bác sỹ ở trạm y tế xã tỉnh Hà Giang năm 2019. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập số liệu của tất cả 102 bác sĩ công tác tại trạm y tế tham dự khóa tập huấn về CSSKBĐ theo nguyên lý YHGĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ có kiến thức đúng về cấp cứu ngừng tuần hoàn chỉ đạt 17,7%%, xử trí rắn cắn 36,3%, dị vật đường thở 30,4%, chỉ định rửa dạ dày khi ngộ độc 4,9%, cầm máu vết thương 24,5%, cố định đốt sống cổ 46,1%. Các bác sĩ dưới 35 tuổi có tỷ lệ trả lời đúng cao hơn nhóm bác sĩ lớn tuổi hơn với xử trí dị vật đường thở và phản vệ (p<0,05). Bác sĩ nam giới có kiến thức đúng về xử trí gẫy xương cao hơn nhóm bác sĩ nữ (67,5% so 46,8%, p<0,05). Kiến thức về một số cấp cứu thường gặp của các bác sĩ còn tương đối thấp. Cần có các khóa đào tạo để nâng cao kiến thức cấp cứu cho bác sĩ tại trạm y tế về sơ cấp cứu ban đầu.
#kiến thức #cấp cứu #trạm y tế #bác sĩ
13. Malnutrition status and related factors in gastric cancer patients undergoing chemotherapy treatment at Ho Chi Minh City oncology hospital
Chemotherapy is one type of systemic treatment for cancer that causes side effects on eating and energy supply, leading to weight loss and malnutrition. Detecting malnutrition early in gastric cancer patients plays a critical role in implementing an effective nutritional regimen that can improve their nutritional status, prevent weight loss, and enhance their ability to withstand and respond to chemotherapy. The cross-sectional study was performed on 95 patients in Ho Chi Minh City Oncology Hospital from October 2021 to June 2022. According to the PG-SGA, MUAC, and BMI, the percentage of malnutrition are 69.5%, 33.7%, and 31.6%, respectively. There is a statistically significant connection between malnutrition rate by PG-SGA with age categories, cancer treatment methods, side effects of chemotherapy, and anemia.
#Malnutrition #gastric cancer #chemotherapy #PG-SGA.
Thủng ruột non do nuốt tăm tre: Chẩn đoán và điều trị, nhân 1 trường hợp
Tạp chí Nghiên cứu Y học - - 2021
Thủng ruột do dị vật đường tiêu hoá là cấp cứu ngoại khoa hiếm gặp nhưng nặng nề nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Các dị vật gây thủng thường dài và có đầu nhọn, vị trí thủng có thể gặp ở bất cứ đoạn nào của ống tiêu hóa nhưng thường xảy ra ở các vị trí hẹp sinh lý. Các triệu chứng lâm sàng gây ra do di vật đường tiêu hoá thường đa dạng và không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý đường tiêu hoá khác, dẫn đến chẩn đoán muộn hoặc chỉ phát hiện được khi đã có biến chứng. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nữ 57 tuổi, không có tiền sử hóc dị vật rõ ràng, vào viện vì đau bụng âm ỉ hố chậu trái kèm gầy sút 4 kg trong vòng 1 tháng. Siêu âm ổ bụng và cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh thủng ruột non do dị vật hình que tạo thành đám thâm nhiễm vùng hố chậu trái. Phẫu thuật ổ bụng được thực hiện khẳng định tổn thương thủng hồi tràng do dị vật tăm. Bệnh nhân được cắt đoạn ruột tổn thương, nối hồi tràng - hồi tràng kiểu bên - bên. Hậu phẫu tiển triển thuận lợi, không có biến chứng, bệnh nhân ra viện sau 5 ngày.
#Cắt lớp vi tính #dị vật #siêu âm #thủng ruột non
27. Báo cáo trường hợp nhiễm nấm Histoplasma lan toả và nhiễm CMV tủy xương ở bệnh nhân không nhiễm HIV
Tạp chí Nghiên cứu Y học - - 2022
Trong bài báo này, chúng tôi báo cáo về một trường hợp đồng thời nhiễm nấm Histoplasma lan toả và nhiễm Cytomegalo virus (CMV) tủy xương ở bệnh nhân không nhiễm HIV được chẩn đoán, điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai. Đây là ca bệnh đầu tiên được báo cáo tại Việt Nam. Bệnh nhân nam 52 tuổi tiền sử khoẻ mạnh vào vì sốt kéo dài hơn 1 tháng, gầy sút cân. Bệnh nhân được làm huyết tuỷ đồ và sinh thiết tuỷ xương có hình ảnh nhiễm nấm trong tuỷ xương và hình ảnh mắt cú. Kết quả PCR CMV trong máu và dịch tuỷ xương dương tính, cấy dịch tuỷ xương sau 33 ngày định danh ra Histoplasma capsulatum. Bệnh nhân đã điều trị thành công với Amtrophotret, Ganciclovir nội trú trong 14 ngày và tiếp tục điều trị ngoại trú Itraconazole, valganciclovir. Sự xuất hiện nhiễm nấm Histoplasma lan tỏa tại Việt Nam đã hiếm nhưng lại đồng nhiễm cả CMV ở người có tiền sử bệnh tật khỏe mạnh thì lần đầu tiên được báo cáo tại Việt Nam. Cần có nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về trường hợp ca bệnh đặc biệt này.
#Histoplasma #Cytomegalovirus (CMV) #không nhiễm HIV
Tổng số: 1,723
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10