Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
GIÁ TRỊ CỘNG HƯỞNG TỪ THƯỜNG QUY VÀ KHUẾCH TÁN TRONG DỰ BÁO ĐỘ MÔ HỌC CỦA U MÀNG NÃO
Lê Văn Phước, Ông Thị Thảo Như, Hà Thị Bích Trâm
Đặt vấn đề: U màng não là u nguyên phát thường gặp nhất ở hệ thần kinh trung ương. Việc phân độ u màng não rất quan trọng trong việc điều trị và tiên lượng. Mục tiêu: Xác định giá trị kĩ thuật cộng hưởng từ thường quy và cộng hưởng từ khuếch tán trong phân độ mô học u màng não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, khảo sát cộng hưởng từ thường quy và khuếch tán ở 92 bệnh nhân có kết quả mô bệnh học sau phẫu thuật là u màng não tại bệnh viện Chợ Rẫy. Mối tương quan giữa các đặc điểm trên CHT thường quy và khuếch tán được phân tích thông qua hồi quy đa biến và đơn biến, tìm ngưỡng cắt tối ưu của hệ số khuếch tán biển kiến để phân biệt các nhóm u màng não bằng đường cong ROC. Kết quả: Ranh giới không rõ và có xâm lấn xương là những yếu tố có ý nghĩa thống kê đến việc dự báo độ mô học của u màng não trên cộng hưởng từ thường quy, với OR lần lượt là 9,0 và 4,1 (p <0,05), khả năng dự đoán đúng độ mô học là 85,7%, độ nhạy là 66,7% và độ đặc hiệu là 90,4%,. Với điểm cắt ADC là 0,721 x10^-3 mm2/s, kỹ thuật DWI có độ nhạy 90,5%, độ đặc hiệu 72,2%, AUC=0,84; độ chính xác 86,9%. p < 0,001. Kết luận: CHT khuếch tán có độ nhạy cao hơn và độ chính xác cao hơn CHT thường quy trong dự báo độ mô học u màng não.
#u màng não #cộng hưởng từ thường quy #cộng hưởng từ khuếch tán #phân độ mô học
Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán bệnh Liệt cứng di truyền - nhân một trường hợp hiếm gặp
Lê Văn Thủy, Lê Tuấn Linh, Hoàng Đình ÂU, Hoàng Tú Minh
Liệt cứng di truyền (Hereditary spastic paraplegia – HSP) là thuật ngữ chỉ một nhóm lớn các bệnh di truyền được đặc trưng bởi sự thoái hóa tiến triển các sợi trục của các dải vận động dài. Sự không đồng nhất về kiểu gen và kiểu hình là một dấu hiệu đặc trưng của nhóm bệnh này, dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự, khiến cho việc chẩn đoán và quản lý bệnh gặp nhiều thách thức. Do đó cộng hưởng từ (CHT) đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt. Đồng thời các dấu hiệu đặc trưng trên hình ảnh CHT rất hữu ích trong định hướng các xét nghiệm di truyền cho các dưới nhóm của HSP. Chúng tôi xin báo cáo một trường hợp được chẩn đoán HSP tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Bệnh nhân (BN) nữ 28 tuổi vào viện vì yếu tứ chi tăng dần, ưu thế chi dưới; thăm khám lâm sàng cho thấy BN có các triệu chứng của liệt cứng tứ chi đối xứng, kèm theo rối loạn cơ tròn và hội chứng tiểu não. Trên phim chụp CHT thường quy có hình ảnh đặc trưng gồm teo mỏng thể chai trên xung sagital và dấu hiệu “tai linh miêu” (ears of the lynx sign) trên xung FLAIR axial. Nhờ đó BN được định hướng xét nghiệm giải trình tự hệ gen, cho kết quả đột biến gen SPG11 là đột biến thường gặp nhất trong nhóm bệnh lý Liệt cứng di truyền.
TEXTURE ANALYSIS OF MAGNETIC RESONANCE T1 MAPS AND EXTRACELLULAR VOLUME IN HEART FAILURE COMPARED WITH NORMAL CONTROLS
Chau Thi Ngoc Anh, Ming - Ting Wu
Objective: To assess the T1 and extracellular volume (ECV) maps of left ventricle (LV) of patients with non-ischemic heart failure (NIHF) by cardiac MRI Materials & Methods: This retrospective study included 23 NIHF (mean age = 48.1 years, 12 M), 25 matched healthy control (HC) performed CMR on 3T scanner (Skyra, Siemens). NIHF was diagnosed by echocardiography, coronary artery angiogram and myocardial perfusion SPECT. Native T1 map was obtained by modified MOLLI 5-3 sequence and ECV was calculated 12 min. after GBCA 1.5 dose with 4-3-2 sequence on 4C view. Texture analysis was performed with LIFEx(www.lifexsoft. org). We also measured the wall thickness (WT) and outer diameter (OD) of LV. Results: NIHF had larger OD of LV (78 +/- 16 mm) than the HC (57+/-6 mm) (P,0.001) while the WT had no difference (10.9 +/- 3.4 mm vs. 10.2 +/- 2.6 mm, p=0.41). Native T1 was significantly higher in NIHF patients (1310+/- 48 ms) compared to HC (1208+/- 72 ms) (p<0.001), while the ECV showed no difference (29+/- 4.8% vs. 27+/- 5%, p=0.30). The texture analysis of T1 and ECV map¬¬¬s showed no difference in the first-order textures and had significant difference in several second-order textures, such as GLRLM, GLZLM. There was inverse correlation of ECV and WT of LV in NIHF (r=-0.61, p=0.002). Conclusions: In NIHF with preserved WT of LV, texture analysis of T1 and ECV maps showed difference in the mean value of native T1 and texture features, which is promising as a base for machine learning with future larger cohort.
#Texture annalysis; T1 maps; extracellular volume; heart failure; cardiovascular magnetic resonance
DIAGNOSIS OF CORONARY ARTERY FISTULAS BY MULTI DETECTOR COMPUTED TOMOGRAPHY
Ngoc Phung Bao, Nguyen Khoi Viet, Hoa Hoang Van, Trang Nguyen Ngoc, Lien Le Thi Thuy, Professor Pham Minh Thong, Vu Dang Luu
Objective: To evaluate the imaging characteristics of coronary artery fistulas (CAFs) by multidetector computed tomography (MDCT). Materials and Methods: a prospective descriptivestudy from January 2019 to September 2020 enrolled 31 patients (11 males, mean age 56 years) detected CAFs on MDCT at Radiology Centre of Bach Mai hospital. The origin, size, and drainage site of CAFs were analyzed. Results: 31 (0.93%) CAFs were detected with 3322 patients underwent CCTA. 18 (58.1%) patients had multiple fistulas and 13 (41.9%) patients had single communication. 6.5% originated from the right coronary, 35.5% from the left coronary artery system, and 58.5% from both the right and left coronary artery. 87.1% of fistulas drain to the right side of the circulation (74.2% drain to pulmonary artery). 1 patient (3.2%) had fistula drain to the left side of the circulation (bronchial artery). 3 patients (9.7%) had fistulas drain to both the right and left side of the circulation (pulmonary artery and bronchial artery). 10 patients had large fistulas (32.3%), 21 patients had small fistulas (67.7%). 19 (61.3%) patients had an asscociated aneurysm of fistulas . 38.7% of cases were diagnosed with CAFs by echocardiography (38.7%). 6 patients were examined by CAG: 2 patients were not detected origin of fistulas by CAG, 3 patients were not detected drainage of fistulas by CAG. Conclusion: DSCT is a noninvasive and useful modality for the diagnosis of CAFs.
#Coronary artery fistula #MDCT.
GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM ASPECTS TIÊN LƯỢNG HỒI PHỤC BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP TUẦN HOÀN TRƯỚC ĐƯỢC LẤY HUYẾT KHỐI CƠ HỌC
Nguyễn Thanh Tâm, Vũ Đăng Lưu, Trần Anh Tuấn, Lê Hoàng Kiên, Nguyễn Quang Anh, Trần Cường
Mục tiêu: So sánh giá trị của thang điểm ASPECTS trong tiên lượng hồi phục bệnh nhân nhồi máu não cấp tuần hoàn trước được lấy huyết khối với tiêu chuẩn so sánh là chụp tưới máu trước can thiệp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu kết hợp với tiến cứu 60 trường hợp được chụp CLVT không tiêm thuốc, CTA, CTP, sử dụng phần mềm RAPID tính giá trị core, penumbra và lấy huyết khối cơ học trong 6-24 giờ kể từ thời điểm khởi phát tại trung tâm Điện Quang, bệnh viện Bạch Mai từ. Dự hậu đột quỵ tốt (0-2 điểm) và xấu (3-6 điểm) được đánh giá tại thời điểm sau 3 tháng bởi thang điểm hồi phục chức năng Rankin hiệu chỉnh (mRS). Sử dụng đường cong ROC và giá trị AUC để so sánh giá trị tiên lượng dự hậu đột quỵ tốt và xấu của ASPECTS và các giá trị core, penumbra, mismatch ratio. Kết quả: Từ tháng 1/2023 đến tháng 1/2024, có 60 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Tại thời điểm 90 ngày, tỷ lệ kết cục độc lập chức năng mRS tốt (0-2) là 58%, mRS xấu (3-6) là 42%. Đường cong ROC đã chỉ ra rằng, trong các chỉ số ASPECTS, core, penumbra và mismatch ratio, chỉ có ASPECTS có khả năng tiên lượng tốt dự hậu đột quỵ (p = 0.001<0.05), diện tích dưới đường cong là 0.727 với chỉ số điểm cắt J – point tại ngưỡng ASPECTS = 6 với độ nhạy 91.4% và độ đặc hiệu 48% Kết luận: ASPECTS ≥ 6 có khả năng tiên lượng dự hậu hồi phục chức năng tốt sau đột quỵ ở những bệnh nhân nhồi máu não cấp tuần hoàn trước được lấy huyết khối tại cửa sổ mở rộng. Từ đó có thể xem xét đến việc sử dụng ASPECTS ≥ 6 để thay thế cho CTP lựa chọn bệnh để lấy huyết khối cơ học tại những cơ sở y tế không có các phương tiện chẩn đoán hình ảnh nâng cao. Từ khóa: đột quỵ sau 6 giờ, lấy huyết khối cơ học, ASPECTS, core, penumbra, mismatch ratio.
#đột quỵ sau 6 giờ #lấy huyết khối cơ học #ASPECTS #core #penumbra #mismatch ratio
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM ĐÀN HỒI MÔ ĐỊNH LƯỢNG NHÂN ĐẶC TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN GIÁP
Hoàng Nguyên Tài, Nguyễn Xuân Hiền, lê văn khánh
Mục tiêu: Đánh giá giá trị của siêu âm đàn hồi mô định lượng trong chẩn đoán nhân đặc tuyến giáp, bao gồm giá trị Cut – off, độ nhạy và độ đặc hiệu Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 135 nhân giáp trên 130 bệnh nhân được xác nhận bởi kết quả giải phẫu bệnh, có kết quả siêu âm đàn hồi định lượng ở Bệnh viện Tâm Anh từ  4/2022 đến 11/2023. Các chỉ số được sử dụng: Độ cứng chân giáp và mô giáp lành. Độ chính xác của siêu âm đàn hồi mô định lượng được xác định bằng dựng đường cong ROC Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 49 ±12. Độ cứng trung bình của nhân ác tính và lành tính lần lượt là  là 47,7 ±  2,7kPa và 24,9 ±  1,3 kPa, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Giá trị cut -off của độ cứng trung bình là 36,5 Kpa tương ứng với độ nhạy và độ đặc hiệu là 82% và 84,7%. Giá trị cut – off của tỉ số đàn hồi (elasto ratio) là 1,75 cho độ nhạy và độ đặc hiệu là 84% và 78,8% trong phân biệt nhân lành tính và ác tính Kết luận: Siêu âm đàn hồi mô định lượng tuyến giáp là phương tiện không xâm lấn có giá trị cao trong phân biệt nhân đặc tuyến giáp lành tính và ác tính Từ khóa: Nhân đặc tuyến giáp, siêu âm đàn hồi mô tuyến giáp, chỉ số tỉ số đàn hồi (elasto ratio)
#Nhân đặc tuyến giáp #siêu âm đàn hồi mô tuyến giáp #chỉ số tỉ số đàn hồi (elasto ratio)
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỦA UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG KHÁNG TACE
Đỗ Đăng Tân, Phạm Minh Thông, Trịnh Hà Châu, Vũ Đăng Lưu, Nguyễn Văn Công
Mục tiêu: So sánh và nhận xét đặc điểm hình ảnh ung thư biểu mô tế bào gan liên quan đến kháng nút mạch hoá chất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 71 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan và được điều trị nút mạch hoá chất ít nhất 2 lần đầu tiên trong thời gian từ 1/2022 đến 1/2024 tại Trung tâm Điện Quang Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân được chia thành hai nhóm kháng TACE và không kháng TACE. Tiến hành so sánh và nhận xét đặc điểm nhân khẩu học, xét nghiệm và đặc điểm hình ảnh giữa hai nhóm để tìm ra yếu tố nguy cơ kháng TACE. Kết quả: Trong 71 bệnh nhân, có 31 bệnh nhân có tình trạng kháng TACE. Đặc điểm về tuổi, giới, yếu tố nguy cơ xơ gan, tình trạng xơ gan theo phân loại Child-Pugh không liên quan đến tình trạng kháng TACE. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy sự phân bố khối u hai thuỳ (OR=4,049  CI 95% [1,323;9,267], p = 0,0018), > 1 khối u (OR=5,052  CI 95% [1,052;24,266], p = 0,043) và ngoài tiêu chí up-to-7 (OR=3,555  CI 95% [1,201;7,284], p = 0,026) liên quan đến khả năng kháng TACE, độ dự báo mô hình 74,6%. Kết luận: Đặc điểm hình ảnh phân bố u ở hai thuỳ gan, > 1 khối u và ngoài tiêu chí up-to-7 là yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng khả năng kháng TACE.
#ung thư biểu mô tế bào gan #nút động mạch gan bằng hoá chất #Kháng TACE
Hình ảnh cộng hưởng từ dòng chảy bốn chiều trong khảo sát động mạch cảnh và động mạch não
Ngô Minh Trí
Cộng hưởng từ dòng chảy bốn chiều dựa trên ứng dụng của cộng hưởng từ tương phản pha, cung cấp khả năng trực quan hóa và định lượng lưu lượng dòng chảy trong cơ thể. Bài viết thông qua các tình huống lâm sàng cụ thể khảo sát huyết động của động mạch cảnh và động mạch não, cho thấy cộng hưởng từ dòng chảy bốn chiều có tiềm năng hỗ trợ cho kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mạch máu thường quy, giúp có cái nhìn sâu sắc hơn về mối liên hệ giữa thay đổi huyết động học và các bệnh lý xơ vữa động mạch hay đột quỵ. 
#cộng hưởng từ (CHT) #cộng hưởng từ dòng chảy bốn chiều (CHT-DC-4C) #đột qụy #xơ vữa động mạch
EVALUATION OF 18FLUORINFLUOROTHYMIDINE UPTAKE IN BREAST AND LUNG-TUMOR BEARING MICE
Nguyen Thi Kim Dung, Mai Hong Son, Nguyen Khac That, Le Ngoc Ha, Pham Dang Tung, Nguyen Quoc Thang
Background: PET (positron emission tomography) techniques and radiopharmaceutical tracers are becoming increasingly common in clinical practice. Since 1991, 3’-deoxy-3’-18Fluorine-Fluorothymidine (18F-FLT) has been studied as a PET tracer for tumor proliferation assessment. The purpose of this study was to assess tracer uptake (%ID/g) in tumor-bearing mice and the relationship between uptake values and Ki-67 expression. Materials and methods: two cell lines including breast cancer cell line 4T1 and lung cancer cell line LLC were inoculated into BALB/c mice. The radiotracer was then injected, and tumor resection was performed 20, 40, 60, and 90 minutes later. Gamma-ray spectrometer was used to calculate uptake values. Results: The data show that the tumor’s %ID/g were 5.52 ± 0.23 and 4.66 ± 0.49 for the 4T1 and LLC tumors, respectively, at 90 minutes after injection. The LLC tumors presented a higher Ki-67 index than the 4T1 tumors (90.16 ± 2.93% vs 71.83 ± 3.54%). Conclusion: In our model experiment, accumulation of the tracer in the tumor samples correlates with its malignancy which indicates that 18F-FLT could be a feasible PET tracer.
#3’-deoxy-3’-18Fluorine-Fluorothymidine #cell proliferation #Ki-67 #positron emission tomography
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ KHỚP VAI Ở BỆNH NHÂN ĐÔNG CỨNG KHỚP VAI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Lê Tuấn Linh, Vương Thu Hà, Phạm Xuân Thành, Sơn Nguyễn
        Đặt vấn đề: Cộng hưởng từ là phương pháp hữu hiệu để chẩn đoán và phân loại giai đoạn đông cứng khớp vai ngay từ khi triệu chứng lâm sàng khó phát hiện, giúp đưa ra phương hướng điều trị thích hợp theo giai đoạn.         Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 42 bệnh nhân được chẩn đoán đông cứng khớp vai trên lâm sàng và được chụp CHT khớp vai tại Trung tâm chẩn đoán hình ảnh và can thiệp điện quang – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 3/2023 đến 03/2024.         Kết quả: Trong số 42 bệnh nhân đông cứng khớp vai được chụp CHT độ tuổi hay gặp nhất là từ 50-60 chiểm 45,2%. Bệnh nhân đau vai ở mức độ trung bình và nặng với điểm VAS trung bình: (VAS): 6,66 ± 1,22. Dấu hiệu Neer là dấu hiệu hay gặp nhất với 60% bệnh nhân, tiếp đến là dấu hiệu Hawkin là 55% . Dấu hiệu trên CHT hay gặp nhất là thâm nhiễm khoảng gian đai xoay với tỉ lệ 76,2% và phù nề dây chằng ổ chảo cánh tay dưới vớ tỉ lệ 74%. Độ dày trung bình của dây chằng ổ chảo cánh tay dưới và quạ cánh tay lần lượt là 3,9±1,25mm và 3,4 ± 0,85mm. Từ khóa: Đông cứng khớp vai, Thâm nhiễm khoảng gian đai xoay, Phù nề dây chằng ổ chảo cánh tay dưới.
#Đông cứng khớp vai #Thâm nhiễm khoảng gian đai xoay #Phù nề dây chằng ổ chảo cánh tay dưới
Tổng số: 695   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10