TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY ĐẲNG SÂM (Codonopsis javanica(Blume) Hook.F & Thoms) PHÂN BỐ TỰ NHIÊN TẠI SƠN LA
TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP - Số 6 - Trang - 2024
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Đẳng sâm là dạng cây dây leo, có tên khoa học là (Codonopsis javanica(Blume) Hook.F & Thoms). Đẳng sâm có giá trị dược liệu, kinh tế cao và ý nghĩa bảo tồn lớn. Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mã số B2019 - TTB - 03 tại khu vực Sơn La. Nghiên cứu nhân giống bằng hạt được thực hiện với 4 lô hạt tương ứng 3 điểm thu hái (huyện Vân Hồ, huyện Sông Mã, huyện Thuận Châu và hỗn hợp 3 điểm). Kết quả cho thấy quả có đường kính từ 1,2 - 1,3 cm, độ thuần hạt từ 88,0 - 91,0%, khối lượng 1.000 hạt trung bình là 0,194g, có từ 810 - 893 hạt/quả, từ 5.076.142 - 5.208.333 hạt/ kg; tốc độ nảy mầm từ 7,4 - 7,5 ngày. Tỷ lệ nảy mầm không có sự khác biệt rõ rệt giữa các lô hạt và có thể gộp mẫu hạt tại các lô để nghiên cứu. Tỷ lệ nảy mầm của hạt từ 89,0 - 91,3%, xử lý hạt ở nhiệt độ tốt nhất là 40oC. Giá thể tốt nhất cho gieo thẳng hạt Đẳng sâm là 70% đất tầng mặt + 20% trấu hun + 10% phân chuồng hoai mục. Nhân giống bằng củ cho tỷ lệ sống từ 87,8 - 91,1% và không có sự khác biệt giữa các kích thước củ khác nhau. Sau 45 ngày giâm củ, chiều dài chồi củ từ 8,9-11,5 cm, củ có kích thước từ 1-1,5 cm cho sinh trưởng chồi tốt nhất. Nhân giống bằng giâm hom thân không thực sự phù hợp, tỷ lệ sống dao động từ 23,33 - 63,33%. Cao nhất tại thí nghiệm thuốc NAA nồng độ 400ppm với thời gian nhúng thuốc 20s. Thuốc IAA cho tỷ lệ sống thấp nhất, tiếp theo đến IBA và cao nhất là NAA cả về chiều dài rễ của hom
#Đẳng sâm # #nhân giống từ hạt #giâm hom thân # #nhân giống bằng củ # #tỉnh Sơn La.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG SA NHÂN TÍM (Amomum longiligulare T.L.Wu) TỪ HẠT TẠI TỈNH SƠN LA
TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP - Số 5 - Trang - 2024
Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Vũ Giang, Đa Ly Phon Sít Thị Păn Nha
Sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L.Wu) là dược liệu quý đang được ưu tiên tập trung phát triển trồng ở quy mô lớn theo Quyết định số1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013, danh mục chỉ định vùng sinh thái trồng tại Sơn La. Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo mã sốB2019 - TTB - 03 tại khu vực Sơn La. Mục đích xác định xử lý hạt, mức độche sáng và thành phần ruột bầu tốt nhất cho cây con Sa nhân tím giai đoạn vườn ươm (đến 9 tháng tuổi). Phương pháp bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ lặp lại 3 lần và xử lý thống kê toán học được áp dụng. Kết quả cho thấy, nhiệt độ xử lý hạt Sa nhân tím tốt nhất là 50oC trong thời gian 12 giờ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất 89,0% và thời gian 19,1 ngày là hạt nứt nanh toàn bộ. Tỷ lệ che sáng 50% có ảnh hưởng tốt nhất, tỷ lệ sống 82,2%, đường kính gốc trung bình 5,9 mm, chiều cao vút ngọn trung bình 33,3 cm, sinh trưởng giữa các cây khá đồng đều, hệ số biến động về đường kính 13,0%, hệ số biến động về chiều cao là 24,14%. Thành phần ruột bầu chưa thực sự có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống nhưng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính, chiều cao của cây con Sa nhân tím. Thành phần ruột bầu tốt nhất 68% đất mặt + 20% cát mịn + 10% phân chuồng hoai + 2% super lân cho tỷ lệ sống 88,9%, đường kính gốc trung bình 5,9 mm, chiều cao vút ngọn trung bình 35,3 cm, cây sinh trưởng đồng đều cảvề đường kính gốc và chiều cao. Kết quả cũng cho thấy, không nên gieo ươm cây Sa nhân tím trong điều kiện không che sáng và không nên sử dụng ruột bầu đến 88% lớp đất mặt dù có bổ sung 10% phân chuồng, 2% phân lân cây vẫn hay bị bít rễ, vàng lá, sinh trưởng kém và tỷ lệ sống rất thấp.
#Sa nhân tím #nhân giống bằng hạt # #che sáng #thành phần ruột bầu # #tỉnh Sơn La
NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC GIỐNG BẠCH ĐÀN LAI CHO TRỒNG RỪNG TẠI VÙNG LƯƠNG SƠN, HÒA BÌNH
TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP - Số 3 - Trang - 2024
Nguyễn Đức Kiên, Dương Hồng Quân, Nguyễn Thị Bích Ngọc
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm chọn lọc được những dòng bạch đàn lai sinh trưởng nhanh cho trồng rừng sản xuất ở vùng Lương Sơn, Hòa Bình và các lập địa tương tự. Nghiên cứu được tiến hành trên khảo nghiệm dòng vô tính và mô hình trình diễn các giống bạch đàn đã được công nhận và giống triển vọng ở giai đoạn 41 tháng tuổi. Kết quả đánh giá cho thấy có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng nhưng không có sự sai khác về chất lượng thân cây giữa các giống đưa vào khảo nghiệm cũng như trong mô hình trình diễn. Bước đầu đã xác định được một số giống có sinh trưởng nhanh bao gồm UP54, UP72, UP95, UP97, UP99, UP164, G9 và DH32 - 29. Các giống này đều đạt từ 20 m3/ha/năm trở lên và vượt trội so với giống đối chứng U6 là giống đang được trồng đại trà. Kết quả cũng cho thấy các giống lai PB7, PB48 và H1 có sinh trưởng kém và không nên đưa vào các chương trình trồng rừng ở vùng này
#Bạch đàn lai #dòng vô tính # #sinh trưởng # #chất lượng thân cây #năng suất
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis) Ở QUẢNG NINH
TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP - Số 3 - Trang - 2024
Phạm Đình Sâm, Hồ Trung Lương, Hoàng Văn Thành, Trần Thị Hồng Vân, Hà Thị Mai, Nguyễn Huy Sơn
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) giai đoạn 5 năm tuổi ở Quảng Ninh với 4 công thức mật độ: 1.660 cây/ha (3  2 m); 1.110 cây/ha (3  3 m); 830 cây/ha (cự ly 4  3 m); 625 cây/ha (cự ly 4  4 m) cho thấy trồng rừng Keo lá tràm thích hợp là 1.660 cây/ha (3  2 m). Sau 5 năm tuổi, trữ lượng gỗcây đứng đạt 104,0 m3/ha, năng suất gỗ cao nhất đạt 20,8 m3/ha/năm. Trong khi đó mật độ từ 1.110 cây/ha, 830 cây/ha và 625 cây/ha chỉ đạt với các trịsố tương ứng là: 84,6 m3/ha (16,9 m3/ha/năm); 87,4 m3/ha (17,5 m3/ha/năm); 69,9 m3/ha (14,0 m3/ha/năm). Sau 5 năm trồng ở mật độ 1.660 cây/ha có thể tỉa thưa khoảng 25% so với mật độ trồng ban đầu, chủ yếu là tỉa thưa tầng dưới. Đối với rừng trồng mật độ 1.110 cây/ha, sau 5 năm tuổi chưa cần thiết phải tỉa thưa.
#Keo lá tràm #mật độ # #sinh trưởng #Quảng Ninh
ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN QUẦN THỂ BẦN KHÔNG CÁNH (Sonneratia apetala Buch - Ham) Ở VIỆT NAM BẰNG CHỈ THỊ ISSR
TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP - Số 5 - Trang - 2024
Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Thị Huyền, Lê Thị Thủy, Trần Thị Thu Hà, Mai Thị Phương Thúy, Hà Thị Huyền Ngọc, Lê Sơn, Lê Văn Thành, Tạ Văn Hân
Bần không cánh (Sonneratia apetela Buch - Ham) là loài cây nhập nội được trồng ở một số hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Nam Định và Thái Bình và đã chứng tỏ khả năng thích nghi tốt với điều kiện Việt Nam. Các rừng trồng Bần không cánh ở các tỉnh này đang là nguồn cung cấp hạt duy nhất cho các chương trình trồng rừng ven biển. Tuy nhiên, việc đánh giá đa dạng di truyền cũng như quan hệ di truyền giữa các nguồn vật liệu giống chưa được thực hiện. Trong nghiên cứu này, 8 chỉ thị ISSR đã được sử dụng để đánh giá tính đa dạng cũng như mối quan hệ di truyền giữa các xuất xứ (nguồn giống) và giữa các mẫu trong cùng xuất xứ Bần không cánh hiện đang có tại Việt Nam. Kết quả phân tích 90 mẫu Bần không cánh từ 6 xuất xứ đã thu được tổng số 87 phân đoạn ISSR-PCR, trong đó có 63 phân đoạn đa hình (chiếm 72,61%). Các chỉ tiêu đa dạng di truyền của các xuất xứ tương đối cao (h = 0,257, I = 0,385). Phân tích quan hệ di truyền giữa các xuất xứ cho thấy các xuất xứ có sự tương đồng khá cao về mặt di truyền, biến động từ 0,892 tới 0,966. Các xuất xứ Bần không cánh được chia làm 2 nhánh lớn, nhánh 1 chỉ có xuất xứ nhập từMyanmar năm 2003, trong khi nhánh 2 bao gồm 5 xuất xứ còn lại (Hải Nam, Quảng Đông, Myanmar năm 1995, Tanintharyi - Myanmar, Ayeyarwady -Myanmar) được chia làm các nhóm nhỏ có quan hệ di truyền gần gũi với nhau. Từ các kết quả thu được, một số định hướng cho nghiên cứu chọn giống và phát triển giống Bần không cánh trong tương lai cũng đã được đề cập
#Bần không cánh #chỉ thị phân tử # #đa dạng di truyền #ISSR
ỨNG DỤNG MỘT SỐ MÃ VẠCH ADN TRONG PHÂN TÍCH QUAN HỆ DI TRUYỀN VÀ ĐỊNH DANH MỘT SỐ LOÀI GIỔI TẠI GIA LAI
TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP - Số 5 - Trang - 2024
Nguyễn Thị Huyền, Mai Thị Phương Thúy, Trần Thị Thu Hà, Lê Thị Thủy, Nguyễn Thị Việt Hà, Hà Huyền Ngọc, Lê Sơn, Trần Cao Nguyên, Triệu Thái Hưng, Ninh Việt Khương, Trần Hoàng Quý, Phạm Tiến Bằng, Lê Việt Dũng, Nguyễn Trí Bảo
Giổi ăn hạt đang được coi là cây lâm nghiệp đa mục đích có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, một số loài giổi có giá trị kinh tế khác nhau lại chưa có sự phân biệt rõ ràng về hệ thống phân loại và định danh dựa trên các đặc điểm hình thái. Sửdụng mã vạch ADN được nhận định là công cụ hữu ích cho việc phân tích quan hệ di truyền, giám định và xác định loài. Nghiên cứu này sử dụng 3 vùng gen lục lạp matK, rbcL và rpoC1 để phân tích quan hệ di truyền của 4 loài giổithuộc chi Giổi (Michelia) hiện đang được trồng phổ biến tại Gia Lai. Kết quảphân tích trình tự nucleotide của các mẫu gGiổi tại 3 vùng gen nghiên cứu có sựtương đồng từ 97,8% đến 99,8%. Mối quan hệ di truyền giữa các mẫu Giổi nghiên cứu được phân biệt rõ ràng giữa mẫu Giổi không ăn hạt với 3 mẫu còn lại khi phân tích phát sinh chủng loại bằng giải trình tự ở cả 3 vùng gen. Đối với mẫu Giổi ăn hạt trồng và Giổi ăn hạt tự nhiên không có sự khác biệt về mặt di truyền và gần gũi nhau trên cây phát sinh chủng loại nên có thể nhận định hai mẫu này là cùng một loài. Trình tự nucleotide ở 3 vùng gen này của bốn loài giổi nghiên cứu có sự tương đồng cao với trình tự của Giổi ăn quả (M. hypolampra) và Giổi bắc (M. macclurei) đã được công bố trên Ngân hàng gen. Việc kết hợp cả 3 vùng gen matK, rbcL và rpoC1 có thể được sử dụng để phân tích phát sinh chủng loại và mối quan hệ di truyền của 4 mẫu giổi được nghiên cứu.
#Chi Giổi # #mã vạch ADN # #matK # #rbcL #rpoC1
ỨNG DỤNG MỘT SỐ MÃ VẠCH ADN TRONG PHÂN TÍCH QUAN HỆ DI TRUYỀN VÀ ĐỊNH DANH MỘT SỐ LOÀI GIỔI TẠI GIA LAI
TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP - Số 5 - Trang - 2024
Nguyễn Thị Huyền, Mai Thị Phương Thúy, Trần Thị Thu Hà, Lê Thị Thủy, Nguyễn Thị Việt Hà, Hà Huyền Ngọc, Lê Sơn, Trần Cao Nguyên, Triệu Thái Hưng, Ninh Việt Khương, Trần Hoàng Quý, Phạm Tiến Bằng, Lê Việt Dũng, Nguyễn Trí Bảo
Giổi ăn hạt đang được coi là cây lâm nghiệp đa mục đích có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, một số loài giổi có giá trị kinh tế khác nhau lại chưa có sự phân biệt rõ ràng về hệ thống phân loại và định danh dựa trên các đặc điểm hình thái. Sửdụng mã vạch ADN được nhận định là công cụ hữu ích cho việc phân tích quan hệ di truyền, giám định và xác định loài. Nghiên cứu này sử dụng 3 vùng gen lục lạp matK, rbcL và rpoC1 để phân tích quan hệ di truyền của 4 loài giổithuộc chi Giổi (Michelia) hiện đang được trồng phổ biến tại Gia Lai. Kết quảphân tích trình tự nucleotide của các mẫu gGiổi tại 3 vùng gen nghiên cứu có sựtương đồng từ 97,8% đến 99,8%. Mối quan hệ di truyền giữa các mẫu Giổi nghiên cứu được phân biệt rõ ràng giữa mẫu Giổi không ăn hạt với 3 mẫu còn lại khi phân tích phát sinh chủng loại bằng giải trình tự ở cả 3 vùng gen. Đối với mẫu Giổi ăn hạt trồng và Giổi ăn hạt tự nhiên không có sự khác biệt về mặt di truyền và gần gũi nhau trên cây phát sinh chủng loại nên có thể nhận định hai mẫu này là cùng một loài. Trình tự nucleotide ở 3 vùng gen này của bốn loài giổi nghiên cứu có sự tương đồng cao với trình tự của Giổi ăn quả (M. hypolampra) và Giổi bắc (M. macclurei) đã được công bố trên Ngân hàng gen. Việc kết hợp cả 3 vùng gen matK, rbcL và rpoC1 có thể được sử dụng để phân tích phát sinh chủng loại và mối quan hệ di truyền của 4 mẫu giổi được nghiên cứu.
#Chi Giổi # #mã vạch ADN # #matK # #rbcL #rpoC1
ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ NHẬN DẠNG NGUỒN GEN CÂY ƯƠI (Scaphium macropodum (Miq) ) BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ
TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP - Số 3 - Trang - 2024
Trần Thị Thu Hà, Hà Thị Huyền Ngọc, Nguyễn Thị Huyền, Lê Thị Thủy, Nguyễn Thị Việt Hà, Mai Thị Phương Thúy, Lê Sơn, Phạm Đình Sâm, Nguyễn Hữu Thịnh, Hoàng Thị Nhung, Hồ Trung Lương
Cây Ươi (Scaphium macropodum (Miq)) là loài cây đa tác dụng, sinh trưởng nhanh và rất có giá trị ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc khai thác cây Ươi bằng hình thức chặt cành đang phổ biến hiện nay khiến cho loài này đứng trước nguy cơ bị đe dọa. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉthị ITS để đánh giá đa dạng di truyền của 25 cây trội Ươi được thu thập từcác tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấytrình tự nucleotide gen ITS của các mẫu nghiên cứu có sự tương đồng cao từ 94,01% đến 94,46% khi so với mẫu tham chiếu Scaphium lychnophorum AY083663.1. Mức độ tương đồng di truyền về trình tự nucleotide gen ITScủa các mẫu Ươi nghiên cứu rất cao từ 97,96% đến 99,85%. Dựa vào cây quan hệ phát sinh, 25 cây trội Ươi trong nghiên cứu và mẫu tham chiếu được chia làm hai nhóm chính. Kết quả nghiên cứu này cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc khai thác hợp lý đồng thời gắn với việc bảo tồn nguồn gen loài cây bản địa quan trọng này.
#Cây Ươi # #chỉ thị ITS #đa dạng di truyền #nguồn gen
ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI TRONG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ
TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP - Số 6 - Trang - 2024
Ngô Văn Hồng , Bùi Thế Đồi, Trần Ngọc Hải, Đỗ Anh Tuân
Nghiên cứu này đánh giá đặc điểm và ảnh hưởng của vốn xã hội của các cộng đồng đến hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng khu vực Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu được thực hiện tại 6 mô hình quản lý rừng cộng đồng ở 3 tỉnh trong khu vực thông qua việc điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia và phỏng vấn chuyên sâu 181 hộ gia đình về các yếu tố vốn xã hội của cộng đồng và hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy bản chất đa chiều (nhiều khía cạnh khác nhau của vốn xã hội từ mạng lưới đến quan điểm chia sẻ) cũng như sự khác biệt về mức độ vốn xã hội ở các cộng đồng nghiên cứu. Các kết quả phân tích thống kê định lượng đã chứng minh rằng vốn xã hội hiện có của các cộng đồng đã thúc đẩy việc thực thi quản lý và hiệu quả bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng cộng đồng. Nơi có vốn xã hội cao thì tài nguyên cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt hơn. Trong đó, các chỉ số mạng lưới, sự tin tưởng và sự tương hỗ giúp đỡ lẫn nhau có tương quan có ý nghĩa thống kê và đồng biến với hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Vì vậy, để thúc đẩy quản lý rừng cộng đồng bền vững, các yếu tố vốn xã hội cần được coi như là nguồn lực quan trọng cần được nhận diện, duy trì và tăng cường nhằm thúc đẩy sự gắn kết, sự tham gia và nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động quản lý rừng cộng đồng
#Bắc Trung Bộ # #rừng cộng đồng #vốn xã hội
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ CẤU TẠO GIẢI PHẪU LOÀI TAM THẤT GỪNG (Stahlianthus thoreliiGagnep) TRỒNG TẠI HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI
TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP - Số 2 - Trang - 2024
Lê Văn Quang, Trần Ngọc Hải, Hoàng Liên Sơn
Tam thất gừng (Stahlianthus thorelii Gagnep) là cây thân thảo, thân rễ dày mang nhiều củnhỏbằng quảtrứng chim xếp thành chuỗi, rễcon dạng sơ. Lá mọc rời, 3 - 5 cái, cuống lá dài 10 - 15 cm, phiến thuôn dài, chóp nhọn, màu xanh lục, lục pha nâu tím, mép nguyên, dài 20 - 25 cm, rộng 3 - 5 cm. Cụm hoa mọc ởgốc gồm 1 lá bắc hình ống 3 - 3,5 cm, thắt lại ở 2 đầu rồi phân hai thùy rộng, trong có 4 - 5 hoa màu trắng, họng vàng. Hoa xuất hiện sau khi cây ra lá. Củnon màu trắng vàng, củgià màu nâu xám, có nhiều ngấn ngang, củnhỏ, đường kính thường nhỏ hơn 1,5cm. Tam thất gừng là cây chịu bóng (tỷlệ mô đồng hóa/bềdày lá trung bình đạt 37,86%, tỷlệdiệp lục a/b bằng 1,8558) nên có thểtrồng dưới tán rừng hoặc vườn cây ăn quả, vườn rừng để tăng thu nhập và tận dụng đất đai.
#Đặc điểm hình thái # #cấu tạo giải phẫu #Tam thất gừng #huyện Ba Vì
Tổng số: 36   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4