TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
Supporting Vulnerable Dialysis Patients’ Self-management during COVID-19: Study protocol of a health education program
In Vietnam, chronic kidney disease (CKD) is the most important health problem across the country with an estimated six million people having CKD and about 80.000 people having end-stage kidney disease (ESKD). Providing health education programs to people with dialysis during COVID-19 is extremely important to support people to have better dialysis care and improve their quality of life. Methods/ design: One-group pretest-posttest intervention design is used to conduct this study. Conclusion: The expected outcomes of this research are to improve dialysis patients’ knowledge of kidney disease, COVID-19 prevention skills, and dialysis self-management to assist dialysis patients in Vietnam to have better self-care for their disease in order to have a better quality of life.
#Health education program #dialysis #chronic kidney disease #self-management
Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư tại trung tâm ung bướu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan
Mục tiêu: Mô tả thực trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnhung thư tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2021.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 190 người bệnh ung thư từ 18 tuổi trở lên và điều trị nội trú từ tháng 12/2020 đến tháng 6/2021.
Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ chiếm 66,3%. Trong đó, 3 nhóm nhu cầu có tỷ lệ cần hỗ trợ cao nhất là: nhu cầu hỗ trợ thông tin y tế, nhu cầu hỗ trợ tài chính và phúc lợi xã hội và nhu cầu hỗ trợ thể chất. Có mối liên quan giữanhu cầu chăm sóc giảm nhẹ với giai đoạn bệnh và nghề nghiệp của người bệnh ung thư. Nhóm người bệnh ở giai đoạn III và IV có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cao hơn gấp 1,63 lần) so với nhóm người bệnh ở giai đoạn I, II (p < 0,05; 95%CI: 1,15 – 2,32). Người bệnh làm nghề nông có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cao hơn gấp 3,17 lần so với người bệnh đã nghỉ hưu (p<0,05; 95%CI: 1,43 – 7,07).
Kết luận: Đa số người bệnh ung thư có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư có mối liên quan đến giai đoạn bệnh và nghề nghiệp của người bệnh.
#Từ khóa: Ung thư #nhu cầu #chăm sóc giảm nhẹ.
Kiến thức, thái độ về phòng lây nhiễm lao của người bệnh lao phổi tại Bệnh viện Phổi tỉnh Nam Định năm 2017.
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ về phòng lây nhiễm lao cho cộng đồng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng lây nhiễm lao cho cộng đồng của người bệnh lao phổi.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đơn giản được tiến hành trên 304 người bệnh lao phổi tại Khoa Lao phổi - Bệnh viện Phổi tỉnh Nam Định từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2017 với hai nội dung kiến thức và thái độ về phòng lây nhiễm lao cho cộng đồng của người bệnh lao phổi.
Kết quả: Trong tổng số 304 người tham gia có 21,1% nữ, 78,9% nam, 69,7% sống ở nông thôn. Điểm kiến thức của đối tượng nghiên cứu thấp nhất là 7, cao nhất là 34 (tổng điểm 37), ± SD là 17,3± 4,56, tỷ lệ kiến thức đạt (≥ 50% tổng số điểm) chiếm 35,2%. Điểm thái độ của đối tượng nghiên cứu thấp nhất là 1, cao nhất là 12 (tổng điểm 12), ± SD là 6,3±2,14, tỷ lệ thái độ đạt chiếm 69,1%.
Kết luận: Cần tăng cường công tác truyền thông cho người bệnh bằng nhiều hình thức, đặc biệt chú trọng truyền thông cho những người trên 60 tuổi, nam giới, người có trình độ học vấn dưới THPT, những người bị lần đầu.
#bệnh lao #kiến thức #thái độ
Sự tự tin của bà mẹ trong việc phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế
Mục tiêu: Mô tả mức độ tự tin của bà mẹ trong việc phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tự tin của bà mẹ tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 113 bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng để thu thập số liệu trong thời gian từ 10/2019 đến 04/2020. Công cụ nghiên cứu bao gồm bộ câu hỏi nhân khẩu học và bộ câu hỏi đánh giá mức độ tự tin của bà mẹ trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ em của Joventino, chỉ số Cronbach’s alpha trong nghiên cứu hiện tại là 0,827. Số liệu được phân tích trên phần mềm SPSS 20.0.
Kết quả: 92,9% bà mẹ có mức độ tự tin thấp, 7,1% bà mẹ có mức độ tự tin trung bình, không có bà mẹ nào ở mức tự tin cao trong việc phòng chống bệnh tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa địa cư, nghề nghiệp, trình độ học vấn của bà mẹ, nguồn nước sinh hoạt của gia đình, tình trạng học hành của trẻ với mức độ tự tin của bà mẹ trong phòng chống bệnh tiêu chảy (p < 0,05).
Kết luận: Điều dưỡng viên trong nhóm chăm sóc đa ngành cần có can thiệp để nâng cao mức độ tự tin của bà mẹ trong việc phòng và chăm sóc trẻ tiêu chảy.
#Tự tin của bà mẹ #phòng tiêu chảy #trẻ dưới 5 tuổi
Organizational commitment among nurses at Nam Dinh general Hospital
Objective: Describe organizational commitment among nurses at Nam Dinh General Hospital and related factors.
Methods: The study was conducted from August 2020 to June 2021 with a cross-sectional descriptive study method on 154 nurses working at Nam Dinh General Hospital.
Results: The the organizational commitment among nurses was at an average level, accounting for 64.5% with a mean score of 3,495. Among the components of organizational commitment, the nurse's emotional attachment was at the highest level with mean score of 3,577. Among the factors that affected the nurses’ commitment to the organization, the factor of working environment; income and the role of the leaders were the most influential factors.
Conclusions: The percentage of nurses with high commitment to the hospital was not as high as the expectation (21.7%). The result was influenced by various different objective and subjective factors.
#Commitment to the organization #nurse #hospital #Nam Dinh
Thay đổi thực hành về dự phòng biến chứng cho người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2021
Mục tiêu: Mô tả thực trạng và đánh giá sự thay đổi thực hành về dự phòng biến chứng của người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An sau chương trình can thiệp giáo dục.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Can thiệp giáo dục được thực hiện trên 89 người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An từ tháng 2 đến tháng 4/2021. Sử dụng cùng bộ công cụ đánh giá thực hành dự phòng biến chứng tăng huyết áp ở các thời điểm trước can thiệp và sau can thiệp 1 tháng, tổng số điểm tối đa của thang đo 32 điểm.
Kết quả: Trước can thiệp, điểm trung bình thực hành đạt 14,30 ± 6,61 điểm, tỷ lệ người bệnh thực hành ở mức đạt là 44,9%. Sau can thiệp 1 tháng, điểm trung bình thực hành đạt 19,40 ± 5,89 điểm cao hơn rõ rệt so với điểm trước can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05. Tỷ lệ người bệnh thực hành ở mức độ đạt sau can thiệp là 75,3% cao hơn nhiều so với 44,9% trước can thiệp.
Kết luận: Thực hành về dự phòng biến chứng do tăng huyết áp của người bệnh tham gia nghiên cứu còn hạn chế nhưng được cải thiện rõ rệt sau chương trình giáo dục sức khỏe.
#Giáo dục sức khỏe #dự phòng biến chứng #tăng huyết áp
Nhận xét đặc điểm lâm sàng và mức độ hoạt động độc lập trong sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm Barthel của người bệnh tai biến mạch máu não tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và xác định tỷ lệ hoạt động độc lập trong sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm Barthel của người bệnh tai biến mạch máu não tại khoa Thần kinh và khoa Nội Cán bộ Lão khoa-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 112 bệnh nhân được chẩn đoán tai biến mạch máu não, đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, được quan sát đánh giá mức độ hoạt động độc lập theo thangđiểm Barthel.
Kết quả: Điểm Barthel trung bình của người bệnh là 55,00 28,18. Tỷlệngười bệnh độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày là 17,9%, tỷlệngười bệnh cần trợgiúp là 42,9% và phụthuộc hoàn toàn là 39,3%.
Kết luận: Tỷ lệ người bệnh cần sự trợgiúp trong hoạt động hàng ngày còn khá cao nên đòi hỏi nhân viên y tế và người nhà phải có sự quan tâm đặc biệt đến những người bệnh bị tai biến mạch máu não
#Tai biến mạch máu não #hoạt động độc lập #thang điểm Barthel.
Thay đổi kiến thức về phòng tái phát bệnh của người bệnh sỏi hệ tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kiến thức về phòng tái phát bệnh của người bệnh sỏi hệ tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp giáo dục trên một nhóm có đánh giá trước và sau được tiến hành trên 60 người bệnh sỏi hệ tiết niệu điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định từ 02/2020 đến 5/2020. Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn dựa trên Hướng dẫn phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu của Bộ y tế năm 2016 và nghiên cứu của Derek Bos năm 2014.
Kết quả: Điểm trung bình kiến thức trong đánh giá trước can thiệp (T1) là 6,15 ± 1,84, trước khi người bệnh ra viện 1 ngày (T2) là 10,87 ± 1,66 và 1 tháng sau can thiệp (T3) là 9,75 ± 1,70 trên tổng 15 điểm của thang đo. Tăng điểm kiến thức ở những lần đánh giá sau can thiệp so với điểm kiến thức trước can thiệp có ý nghĩa thống kê với các giá trị p < 0,01. Trước can thiệp, 20% người bệnh có kiến thức đạt và tăng lên thành 91,7% và 83,3% trong 2 lần đánh giá sau can thiệp.
Kết luận: Kiến thức về phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu của 60 người bệnh tham gia nghiên cứu còn hạn chế trước can thiệp và đã được cải thiện đáng kể sau can thiệp giáo dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của việc tư vấn, giáo dục sức khỏe, củng cố kiến thức thường xuyên trong dự phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu cho người bệnh
#Kiến thức #sỏi hệ tiết niệu #phòng bệnh tái phát.
Thay đổi thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6-24 tháng mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh viện Nhi Nam Định năm 2020
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi thực hành của bà mẹ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 6 - 24 tháng tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định sau can thiệp giáo dục sức khỏe.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là 75 bà mẹ có con từ 6-24 tháng tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định, thiết kế nghiên cứu can thiệp bán thực nghiệm.
Kết quả: Điểm trung bình thực hành trước can thiệp là 5,8 ± 2,1 và sau can thiệp đã tăng lên thành 8,3 ± 1,9, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (t = 3,2; p <0,05). %). Đã có sự thay đổi đáng kể trước và sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ đã tăng số lượng thức ăn 1 bữa cho trẻ (22,7% - 58,7% sau can thiệp) và thực hành cho trẻ ăn thêm hoa quả (38,7%-72), tuy nhiên can thiệp có hạn chế là mới chỉ cải thiện một phần nhỏ hoạt động cho trẻ ăn loãng hơn của bà mẹ (9,3%- 12%). Nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của can thiệp giáo dục sức khỏe đã cải thiện đáng kể thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ từ đó trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được chăm sóc dinh dưỡng tốt hơn.
Kết luận: Sau khi can thiệp bằng giáo dục sức khỏe, thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6 - 24 tháng đã tăng lên, thực hành mức độ đạt tăng từ 57,3% trước can thiệp lên 80% sau can thiệp.
#Thực hành của bà mẹ #chăm sóc dinh dưỡng #nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Tổng số: 564
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10