Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tân Trào

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
XÂY DỰNG LẠI MÔI TRƯỜNG 3D TỪ DỮ LIỆU THU ĐƯỢC CỦA CẢM BIẾN RGB-D
Minh Bui Trung , Loan Pham Thi, Hung Le Van, Yen Tran Hai
Tái tạo môi trường 3D là một hướng nghiên cứu rất quan trọng trong lĩnh vực công nghệ Robot và thị giác máy tính. Hướng nghiên cứu này giúp Robot xác định vị trí và tìm đường đi trong môi trường thực tế hoặc giúp xây dựng hệ thống hỗ trợ dành cho người mù và người khiếm thị. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu một cách tiếp cận đơn giản và được thực hiện trong thời gian thực để tái tạo môi trường 3D từ dữ liệu thu được từ cảm biến rẻ tiền. Quá trình thực hiện là được trình bày chi tiết từng bước và được minh họa bằng mã nguồn. Đồng thời, các loại cảm biến thu thập dữ liệu hình ảnh từ môi trường hỗ trợ tái tạo môi trường 3D theo cách tiếp cận này cũng được trình bày và giới thiệu. Dữ liệu được tạo ra là dữ liệu đám mây điểm khôngcó cấu trúc cũng được trình bày và minh họa trong các số liệu có sẵn. Đồng thời các hình ảnh về môi trường cũng được thể hiện trực quan
#3D environment reconstruction RGB-D camera Point cloud data
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY ĐƯƠNG QUY NHẬT BẢN (ANGELICA ACUTILOBA KIT.) VÀ CÂY ĐAN SÂM (AALVIA MILTIORRHIZA BUNGE) TRỒNG TẠI XÃ HỒNG THÁI, HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG
Ha Dao Thi Thu, Nhung Tran Thi, Giap Nguyen Van, Hue Dao Thu , Nga Chu Thi Thuy
Đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba Kit.) được di thực vào Việt Nam từ năm 1990 và Đan sâm (Salvia mitiorrhiza Bunge) được di thực vào Việt Nam từ những năm 1960 từ Trung Quốc. Hiện nay, cả 2 loại dược liệu được trồng và phát triển ở nhiều nơi, đây là 2 cây dược liệu quý, là cây thuốc quan trọng trong nhiều bài thuốc đông y, là những vị thuốc có thể thay thế để chữa các bệnh về thiếu máu, đau đầu, suy nhược cơ thể, viêm khớp, hạn chế ung thư và các bệnh về tim mạch, … Là cây yêu cầu sinh thái ưa khí hậu mát mẻ, khi trồng ở độ cao trên 800 m sẽ cho các hoạt chất dược liệu cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Khi trồng 2 loại dược liệu này ở xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đường kính củ đạt 0,79 cm, chiều dài củ 27,8 cm, năng suất đạt 68,8 g/cây đối với cây Đan sâm; đạt 1,80 cm về đường kính củ, 19,0 cm về chiều dài củ và năng suất đạt 116,0 g/cây đối với cây Đương quy. Bệnh hại chính trên cây Đan sâm là thối rễ, thối gốc với mức độ rất phổ biến; đối với cây Đương quy bệnh thối rễ, thối gốc không xuất hiện nhưng xuất hiện sâu hại chủ yếu gồm ốc sên nhỏ và sâu cuốn lá, với mức độ ít phổ biến. Nhìn chung, khả năng sinh trưởng và phát triển của 2 loài cây này phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại huyện Na Hang cũng như các địa phương có điều kiện tương đồng.
#Angelica acutiloba Kitagawa #Salvia mitiorrhiza Bunge #Tuyen Quang #yield
Nghiên cứu ứng dụng, sử dụng chế phẩm nấm ký sinh Metarhizium anisopliae phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa tại Tuyên Quang
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tân Trào - Tập 5 Số 12 - Trang 60-66 - 2019
Thu Hien Nguyen Thi, Mai Trang Pham Thi, Hoai Anh Nguyen Thi
Rầy nâu, rầy lưng trắng (rầy) được coi là một trong những loài sâu hại chính trên cây lúa ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Rầy không những gây hại trực tiếp làm giảm năng suất và phẩm chất lúa, mà còn là môi giới truyền virus gây bệnh trên lúa. Do vậy để phòng trừ rầy người nông dân đã sử dụng rất nhiều loại thuốc hoá học (BVTV), tuy nhiên thuốc BVTV trừ rầy thường là thuốc có độc tính cao, chậm phân hủy có thể giữ tác dụng rất lâu trong sản phẩm. Để thay thế dần việc sử dụng thuốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp, gần đây các nhà khoa học đã nghiên cứu đã thành công việc sử dụng nấm Metarhizium anisopliae (M. anisopliae) trong phòng trừ sau hại nói chung và phòng trừ rầy hại lúa nói riêng. Kết quả thử nghiệm tại Tuyên Quang năm 2015, 2016 cho thấy: Chế phẩm M. anisopliae ở liều lượng 8 kg/ha có hiệu lực trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa, hiệu lực 10 ngày sau xử lý đạt từ  đến 61,68-65,16%, vừa không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của cây lúa, vừa không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
#Metarhizium anisopliae; Metarhizium sp; brown planhopper; white backed planhopper; nivaparvata lugens Stah; sogatella furcifera.
Giải pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tân Trào - Tập 6 Số 15 - Trang 49-54 - 2020
Quyen Pham Thi
Rèn kỹ năng mềm cho sinh viên là một yêu cầu khách quan đang được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Bài viếtđề cập tới một số khái niệm có liên quan tới kỹ năng mềm, vai trò và biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học.
#Soft skills; improve soft skills for students; solution to improve soft skills.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tân Trào - Tập 2 Số 3 - Trang 76 - 84 - 2016
Hanh Ha My
Chương trình đào tạo giáo viên chuyển từ giáo dục định hướng đầu vào sang giáo dục định hướng năng lực đầu ra nên việc phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với các trường sư phạm trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, việc phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực tạo điều kiện thuận lợi xây dựng chương trình, tổ chức bài học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn đầu ra. Bài viết đi sâu phân tích một số vấn đề cơ bản về phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực.
#Program #Developing program #Training program #Teacher training program.
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID 19
Hong Tran Thi, Van Vu Thi
Dịch bệnh Covid 19 có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, giáo dục được xem là một trong những lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhiều trường học buộc phải dừng hoạt động dạy và học trực tiếp trên lớp để thay bằng hình thức dạy và học trực tuyến tại nhà nhằm hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh. Trước những thách thức này, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên cũng đã triển khai hình thức dạy và học trực tuyến (online) nhằm ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19. Bài viết đã tập trung làm rõ thực trạng dạy và học trực tuyến tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra những khó khăn, thách thức trong quá trình đào tạo trực tuyến trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên trong thời gian tới.
#Online teaching #Online Learning #Teaching – learning online #Covid 19
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chinh Nguyen Mai
Trong thời gian qua, du lịch Tuyên Quang đã phần nào khẳng định được vị trí của mình trên bản đồ du lịch của cả nước, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuyên Quang được biết đến với nhiều đặc sản ẩm thực nổi tiếng như: cam sành Hàm Yên, chè san tuyết, măng rừng, cơm lam…Bên cạnh đó, các lễ hội mang đậm bản sắc thu hút đông khách du lịch phải kể tới như: lễ hội thành Tuyên, lễ hội rước mẫu đền Hạ, lễ hội Lồng Tông…Tuy nhiên, du lịch Tuyên Quang vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều tiềm năng, thế mạnh trong du lịch của tỉnh chưa được đầu tư, khai thác hiệu quả. Do đó, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đó có truyền thông nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch từ đó thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương là vấn đề quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
#Tuyen Quang tourism #socio-economic #culinary specialties #festivals have strong identities and strengths in tourism and communication
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY THƯỜNG XUÂN (Hedera helix L.) THEO HƯỚNG DẪN GACP-WHO TẠI SAPA – LÀO CAI
Hue Dao Thu
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời vụ trồng, khoảng cách, độ che sáng và lượng đạm bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Thường xuân nhập nội (Hedera helix L.) được trồng tại Sa Pa, Lào Cai từ đó làm cơ sở để xây dựng được quy trình trồng cây theo tiêu chí GACP – WHO. Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), 3 lần nhắc lại, với thời vụ trồng (15/10, 15/11 và 15/12), khoảng cách (20*30, 25*30, 30*30cm), độ che sáng (0%, 0%, 60%, 90%) và lượng đạm bón (Nền + 150 kg N, 200 kg N, 250 kg N, 300 kg N). Kết quả cho thấy thời vụ trồng 15/10 (công thức 1), với khoảng cách 20*30 cm hoặc 25*30 cm, độ che sáng từ 60 - 90% và lượng đạm bón: Nền + 150 kgN hoặc 200 kgN cho các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất đạt cao (từ 2.34 - 2.74 tấn/ha).
#Hedera helix.L #process #criteria GACP – WHO
NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI QUẢ LÀM MỒI THU BẮT TRƯỞNG THÀNH RUỒI VÀNG VÀ TRƯỞNG THÀNH MỘT LOÀI THUỘC BỘ CÁNH VẢY GÂY HẠI CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP
Hoc Vi Xuan, Mai Trang Pham Thi
Trong những năm gần đây ruồi vàng là một trong những loại gây hại nghiêm trọng đối với cây ăn quả, rau ăn quả nói chung và cây dưa chuột nói riêng, sự gây hại của ruồi vàng làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng của sản phẩm. Nếu gây hại ở mật độ cao có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế của bà con nông dân, để phòng trừ tác hại của ruồi vàng hiện nay trên thị trường có nhiều loại bẫy, bã để thu bắt tuy nhiên một số loại giá thành cao, một số loại vẫn phải dùng thuốc hóa học do đó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất cũng như độc hại cho con người và môi trường sống. Từ những lý do trên nghiên cứu này đã được thực hiện để khác phục những hạn chế nêu trên, kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong vụ Xuân - Hè mồi bẫy quả Dứa chín với độ dày 10cm thu bắt trưởng thành ruồi vàng có hiệu quả cao nhất đạt 189,8 con/bẫy và thu bắt trưởng thành bộ cánh vẩy có hiệu quả cao nhất đạt 19,8 con/bẫy. Mồi bẫy Mít chín có kích thước 10cm2 thu bắt được trưởng thành ruồi vàng cao nhất 144,0 con/bẫy, thu bắt được trưởng thành bộ cánh vẩy cao nhất đạt 15,8 con/bẫy. Trong vụ Thu - Đông mồi bẫy quả Dứa chín với độ dày 10cm và 5cm thu bắt trưởng thành ruồi vàng có hiệu quả cao nhất đạt 202,4 con/bẫy và 177,4con/bẫy, thu bắt trưởng thành bộ cánh vẩy có hiệu quả cao nhất đạt 20,0 con/bẫy và 15,4con/bẫy, mồi bẫy Mít chín có kích thước 10cm2 thu bắt được trưởng thành ruồi vàng cao nhất 166,2 con/bẫy, thu bắt được trưởng thành bộ cánh vẩy cao nhất đạt 14,6 con/bẫy.
#Capture bait #Golden flies #Scaly wings;
Thực trạng nhận thức về phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học Trường Đại học Tân Trào
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tân Trào - Tập 5 Số 13 - Trang 27-30 - 2019
Hanh Ha My
Nghiên cứu thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo không chỉ có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay mà còn giúp thu thập thông tin, số liệu thực tế, phân tích và đánh giá thực trạng nhận thức từ đó chỉ ra nguyên nhân nhận thức của giảng viên và sinh viên về phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Bài viết đi sâu phân tích thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về ý nghĩa của việc phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học Trường Đại học Tân Trào.
#Current situation #awareness #capacity development #creative experience activities #organizational capacity
Tổng số: 896   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10