Xác định giá trị hàm truyền điều biến (MTF) phục vụ đánh giá chất lượng ảnh vệ tinh VNREDSat-1, sử dụng bãi thử cố định
- Trang 19-26 - 2021
Nguyễn Minh Ngọc, Trần Vân Anh, Nghiêm Văn Tuấn, Chu Xuân Huy, Đỗ Thị Phương Thảo
MTF là yếu tố để đánh giá chất lượng ảnh liên quan đến độ tương phản và sắc nét của thiết bị chụp ảnh, do đó liên quan trực tiếp đến độ phân giải không gian. Do vậy, việc đảm bảo chất lượng ảnh là một công tác quan trọng, đặc biệt là đối với các vệ tinh nhỏ có độ phân giải không gian cao. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp cạnh nghiêng đối với bãi thử nhân tạo cố định và dữ liệu ảnh VNREDSat-1 có độ phân giải không gian kênh toàn sắc là 2,5 m để thực hiện ước tính giá trị MTF. Giá trị MTF trong suốt 5 năm hoạt động trung bình khoảng 0,2 so với giá trị giới hạn là 0,08 (đối với bãi thử tại Salon de Provence, Pháp, giá trị MTF dao động từ 0,16÷0,27 theo hướng vuông góc với hướng bay của vệ tinh và 0,16÷0,25 theo dọc hướng bay; và tại bãi thử Buôn Ma Thuột lần lượt là 0,16÷0,23 và 0,20÷0,24; độ phản xạ của hai bãi thử này là tương đương nhau)đã chứng minh rằng chất lượng ảnh được đảm bảo trong suốt tuổi thọ thiết kế của vệ tinh; hơn thế nữa, chúng còn là cơ sở để Việt Nam hoàn thiện các quy định về kiểm định và hiệu chỉnh hệ thống vệ tinh quang học trong tương lai khi đã có riêng một bãi thử.
#Bãi thử #Chất lượng ảnh #MTF #VNREDSat-1
Khả năng ứng dụng xỉ thép trong bê tông tự đầm cho kết cấu chống giữ công trình ngầm
Xỉ thép là sản phẩm phế thải ở các nhà máy luyện thép. Xỉ thép thường có dạng hạt, mạt nên dễ dàng trong quá trình trộn bê tông, có tỷ trọng lớn nên dễ chìm xuống dưới, đi qua các khoảng hở giữa cốt thép nên có khả năng rất tốt ứng dụng trong bê tông tự đầm (SCC). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng độ bền nén của bê tông xỉ thép tự đầm thu được là (29,30÷35,97) MPa và (30,35÷37,37) MPa tương ứng với mác bê tông M300 và M400. Mô đun đàn hồi với bê tông xỉ thép tự đầm M300 và M400 là 33,38 MPa và 38,58 MPa ở tuổi 28 ngày. Độ bền kéo uốn của dầm bê tông xỉ thép tự đầm kích thước BxHxL = 150 x 300 x 600 mm là 42,37 MPa với mẫu M300 và 46,9 MPa mẫu M400. Độ mài mòn bề mặt mẫu 0,34 và 0,30 g/cm3 với mẫu bê tông xỉ thép có mác M300 và M400. Các giá trị trên đều tương đương và cao hơn với bê tông thông thường. Khả năng công tác của bê tông xỉ thép tự đầm cũng cao hơn bê tông thông thường. Do đó bê tông xỉ thép tự đầm hoàn toàn có khả năng ứng dụng cho kết cấu chống giữ các công trình ngầm, đặc biệt là các công trình ngầm có tuổi thọ lớn như các đường hầm giao thông, các công trình ngầm có yêu cầu cách nước, chống thấm để tận dụng các sản phẩm phế thải, cải thiện môi trường trong các nhà máy luyện thép tại Việt Nam nói chung và của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng.
Phát triển chỉ số đất đô thị EBBI (Enhanced Built-up and Bareness Index) trên cơ sở kết hợp ảnh vệ tinh đa độ phân giải Landsat 8 và Sentinel 2 MSI
- Trang 1-9 - 2021
Trịnh Lê Hùng, Lê Thị Thu Hà, Lê Đức Lộc, Nguyễn Thanh Long
Phân loại đất xây dựng và đất trống khu vực đô thị trên ảnh viễn thám là một vấn đề rất khó khăn do sự phức tạp của lớp phủ bề mặt. Nhiều chỉ số đất đô thị đã được đề xuất nhằm nâng cao độ chính xác khi phân loại sử dụng đất/lớp phủ trên ảnh vệ tinh quang học. Kênh cận hồng ngoại (8a), kênh hồng ngoại sóng ngắn (kênh 11), ảnh Sentinel 2 MSI cùng kênh hồng ngoại nhiệt (kênh 10), ảnh Landsat 8 được sử dụng để tính chỉ số EBBI. Bài báo này trình bày một phát triển của chỉ số EBBI (Enhanced Built-up and Bareness Index) trên cơ sở kết hợp ảnh vệ tinh đa độ phân giải Landsat 8 và Sentinel 2. Kết quả nhận được cho thấy, việc kết hợp ảnh vệ tinh Landsat 8 và Sentinel 2 giúp nâng cao độ phân giải không gian của ảnh chỉ số EBBI, từ đó nâng cao độ chính xác khi phân loại đất trống và đất xây dựng lên khoảng 5% so với phương án chỉ sử dụng ảnh Landsat 8.
#Ảnh vệ tinh đa độ phân giải #Đất trống #Đất xây dựng #Đô thị hóa #Viễn thám
Phát triển chỉ số đất đô thị EBBI (Enhanced Built-up and Bareness Index) trên cơ sở kết hợp ảnh vệ tinh đa độ phân giải Landsat 8 và Sentinel 2 MSI
- Trang 1-9 - 2021
Trịnh Lê Hùng, Lê Thị Thu Hà, Lê Đức Lộc, Nguyễn Thanh Long
Phân loại đất xây dựng và đất trống khu vực đô thị trên ảnh viễn thám là một vấn đề rất khó khăn do sự phức tạp của lớp phủ bề mặt. Nhiều chỉ số đất đô thị đã được đề xuất nhằm nâng cao độ chính xác khi phân loại sử dụng đất/lớp phủ trên ảnh vệ tinh quang học. Kênh cận hồng ngoại (8a), kênh hồng ngoại sóng ngắn (kênh 11), ảnh Sentinel 2 MSI cùng kênh hồng ngoại nhiệt (kênh 10), ảnh Landsat 8 được sử dụng để tính chỉ số EBBI. Bài báo này trình bày một phát triển của chỉ số EBBI (Enhanced Built-up and Bareness Index) trên cơ sở kết hợp ảnh vệ tinh đa độ phân giải Landsat 8 và Sentinel 2. Kết quả nhận được cho thấy, việc kết hợp ảnh vệ tinh Landsat 8 và Sentinel 2 giúp nâng cao độ phân giải không gian của ảnh chỉ số EBBI, từ đó nâng cao độ chính xác khi phân loại đất trống và đất xây dựng lên khoảng 5% so với phương án chỉ sử dụng ảnh Landsat 8.
#Ảnh vệ tinh đa độ phân giải #Đất trống #Đất xây dựng #Đô thị hóa #Viễn thám
Các tạp chí khác
Tạp chí Nhi khoa
Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering