Journal of Technical Education Science
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
Xây dựng module thiết kế khóa học nhanh cho nền moodle
Journal of Technical Education Science - Số 4 - 2007
Khi thiết kế khóa học bằng Moodle, người giáo viên thường cảm thấy khó khăn vì phải trải qua nhiều bước thực hiện quá phức tạp. Bài viết này trình bày cách xây dựng một khóa học theo Moodle truyền thống từ đó rút ra những ưu, nhược điểm và đề xuất module giúp đẩy nhanh quá trình tạo khóa học nền Moodle.
#Module #Moodle
Một Số Cơ Sở Khoa Học Cho Phát Triển Chương Trình Đào Tạo Ngành Thiết Kế Thời Trang Trình Độ Đại Học Dựa Trên Giáo Dục So Sánh
Journal of Technical Education Science - Số 75B - 2023
Chương trình đào tạo ngành Thiết kế thời trang (TKTT) bậc đại học ở Việt Nam tại các trường khác nhau còn thiếu tính thống nhất tương đối vì chưa dựa trên việc nghiên cứu sâu về các hồ sơ mô tả nghề. Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết với tiếp cận của giáo dục so sánh, bài báo phân tích, so sánh 25 hồ sơ mô tả nghề TKTT của các nước phát triển được cung cấp trên các websites, kết hợp với phân tích, đối chiếu với mức độ đáp ứng những công việc điển hình của nghề TKTT trong chương trình đào tạo tại 08 trường đại học có uy tín ở Việt Nam trong đào tạo ngành này. Trên cơ sở đó, bài báo bàn luận quan niệm định hướng về mặt lý thuyết cho phát triển chương trình đào tạo ngành TKTT với việc xác lập 07 công việc điển hình cần phải có của một nhà TKTT và đưa ra khuyến nghị về những nội dung học tập cần thiết trong chương trình đào tạo ngành TKTT làm nền tảng cho chương trình khung của ngành. Các trường khác nhau có thể điều ứng từ khung cơ bản này kết hợp với nhu cầu doanh nghiệp tại địa phương và triết lý riêng của từng trường để phát triển một chương trình đào tạo có nét đặc sắc riêng.
#Curriculum development #Fashion Design #Job description profiles #Comparative education #Typical task
Dự báo biểu đồ phụ tải điện Việt Nam tới năm 2030
Journal of Technical Education Science - Số 49 - 2018
Dự báo dài hạn biểu đồ phụ tải là công việc rất khó khăn nhưng hết sức cần thiết cho lập trình động trong quy hoạch hệ thống điện. Mục tiêu của bài báo này là dự báo biểu đồ phụ tải hệ thống điện Việt Nam tới năm 2030. Giải thuật Kmax – Kmin kết hợp với sự lựa chọn của chuyên gia được sử dụng để tìm các mẫu phụ tải của hệ thống điện cho các năm 2006, 2010, 2012, và 2014. Những mẫu có hình dạng giống nhau được nhận diện, và được sử dụng để dự báo.
Kết quả chỉ ra có 8 mẫu phụ tải từ năm 2006. Trong đó, các mẫu phụ tải của các năm 2010, 2012, và 2014 có hình dạng hay “luật” giống nhau. Chúng được sử dụng để dự báo biểu đồ phụ tải của các mẫu phụ tải tới năm 2030. Nhu cầu điện (GWH) có được từ biểu đồ phụ tải dự báo có khác biệt nhỏ, dưới 2%, so với những giá trị tương ứng được cho trong nghiên cứu trước. Kết quả như vậy được chấp nhận rông rải cho dạng nghiên cứu này.
#Electric load profile #Clustering #Load pattern #Forecasting #Vietnam
Nghiên cứu đề xuất phương án tự động hoa quá trình đo độ rơ vô lăng
Journal of Technical Education Science - Số 47 - 2018
Hệ thống lái đảm nhận nhiệm vụ chuyển đổi hướng chuyển động của xe theo sự điều khiển của tài xế. Sẽ rất nguy hiểm nếu như khi tài xế đánh lái mà xe không chuyển hướng theo ý muốn, điều này có thể dẫn đến tai nạn va chạm với xe khác hoặc không thể tránh được các chướng ngại vật trên đường. Do đó việc kiểm tra hệ thống lái rất được quan tâm trong công tác bảo dưỡng sửa chữa, giúp sớm nhận ra các hư hỏng khi nó bị rơ lỏng. Vì sự quan trọng này nên việc kiểm tra độ rơ vô lăng lái là một trong những hạng mục đăng kiểm bắt buộc trong quy trình đăng kiểm xe cơ giới. Tuy nhiên hiện tại việc kiểm tra này còn thực hiện một cách thủ công chưa phản ánh chính xác kết quả của độ rơ. Vì vậy bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đề xuất phương án tự động hóa quá trình xác định độ rơ vô lăng trong quy trình đăng kiểm xe cơ giới. Với mục đích đưa các thiết bị tự động vào quá trình đăng kiểm thay thế cho việc thực hiện thủ công trước đây nhằm tăng độ chính xác, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu yếu tố chủ quan của con người. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã đưa ra được phương án khả thi trong khuôn khổ cơ sở kỹ thuật cho phép. Phương án đề xuất được thử nghiệm thành công trên xe hiện hành. Mặc dù đây chỉ là bước đầu nghiên cứu và thử nghiệm nhưng sự thành công của nghiên cứu hứa hẹn sẽ mở ra một quy trình mới giải quyết một số bất cập trong quá trình đăng kiểm xe cơ giới hiện nay.
#vehicle inspection #the steering wheel free play #registration process #steering system diagnosis #automation in the registry
Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số hàn đến độ bền kéo mối hàn ma sát xoay hai vật liệu thép không gỉ AISI 304 và thép cacbon thấp AISI 1020 bằng phương pháp Taguchi
Journal of Technical Education Science - Số 50 - 2018
Mục đích của bài nghiên cứu này là khảo sát sự ảnh hưởng của các thông số hàn đến độ bền kéo của mối hàn ma sát xoay hai vật liệu thép các-bon thấp AISI 1020 và thép không gỉ AISI 304. Thời gian ma sát t1, lực hàn F2, tốc độ vòng n gây ảnh hưởng lớn đến độ bền kéo của mối hàn đã được khảo sát dựa trên phương pháp Taguchi. Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thí nghiệm kiểm chứng cho thấy, chế độ hàn với t1 = 6s, F2 = 100 MPa, N = 1450 v/ph, lượng co l = 3 mm (chọn trước) khi hàn ma sát xoay phôi thép D = 20 mm cặp vật liệu thép các-bon thấp AISI 1020 - thép không gỉ AISI 304 có độ bền kéo mối hàn đạt từ 86,89% đến 93,68% so với vật liệu nền (AISI 1020). Trong phạm vi khảo sát, lực hàn F2 và tốc độ vòng n là hai thông số có tỉ lệ ảnh hưởng lớn đến độ bền kéo của mối hàn (78% và 28%), trong khi đó ảnh hưởng của thời gian hàn t1 là không lớn.
#Tensile strength #rotary friction welding #low carbon steel AISI 1020 #stainless steel AISI 304 #friction time #welding force #rotary (friction) speed
Ứng dụng xử lý ảnh nhận dạng đường đi cho ô tô chạy tự động
Journal of Technical Education Science - Số 31 - 2015
Nhận dạng đường đi cho ô tô chạy tự động là một đề tài hỗ trợ cho hệ thống giao thông thông minh. Nghiên cứu này sử dụng phần mềm Matlab và các Toolbox của nó là: Image Processing, Image Acquistion System, Computer Vision System làm công cụ chính để thu thập và xử lý. Trên mô hình đường là đường nhựa với các giả định: vân của đường là đồng nhất, dấu phân cách làn đường tuân theo quy chuẩn của vạch kẻ đường, khoảng cách giữa các dấu phân cách là không đổi. Đề tài nghiên cứu sử dụng webcam làm bộ phận thu thập hình ảnh chính. Từ hình ảnh thu được sử dụng bộ lọc FIR 2D để lọc ảnh và biến đổi ảnh thành ảnh nhị phân, dùng biến đổi Hough để xác định các dấu phân cách đường, làn đường. Tính toán khoảng cách dựa trên các dấu phân cách thu được để đưa ra tín hiệu về đường đi cho phần điều khiển xe tự động thông qua chuẩn giao tiếp RS232. Đề tài đã xây dựng được một chương trình nhận dạng đường đi và đã thực thi có hiệu quả trên các đoạn đường thử nghiệm.
#Hough Transform #control #lane #MATLAB #detection #autonomous car
Research and experiment with automatic wiper system
Journal of Technical Education Science - Số 59 - 2020
This paper presents the research, manufacture of automatic wiper system and experiment on this system on the vehicle. Based on studying the theory of refraction and reflection of light to make a sensor, helping to identify the rain on the windshield surface by using infrared LED. Controlling the speed of the wiper in the speed range using fuzzy logic, by interrupting the lever after each cycle of operation, the interrupted time is adapted to each rainfall on the windshield surface. And the system will also help the driver's visionless affected by the wiper because the motor runs at high speed. The result is the team has built a sensor and controller which can be used in the vehicle and works well. Through the process of testing, the system has shown its advantages compared with manual controls as usual.
#automatic wiper #light refraction #light reflection #rain sensor #fuzzy control
Phân tích sự biến dạng quá trình đốt nóng cảm ứng từ dạng tam giác dựa vào lý thuyết tấm phẳng lớp
Journal of Technical Education Science - Số 36 - 2016
Đốt nóng bằng cảm ứng từ dạng tam giác cho các tấm thép thường được sử dụng trong việc biến dạng các tấm thép dày để tạo ra các đường cong khác nhau trong công nghiệp đóng tàu thủy. Và hiện nay biến dạng cho các tấm thép trong công nghiệp đóng tàu hầu hết là sử dụng dạng gia nhiệt cảm ứng từ. Các công thức tính toán cho sự biến dạng do đốt nóng bằng cảm ứng từ dạng tam giác cùng với các tham số quá trình như nhiệt lượng đưa vào, kích thước đầu gia nhiệt, vận tốc đầu gia nhiệt và chiều dày tấm thép đã được triển khai bằng phương pháp phân tích với các phần tử biến dạng riêng (eigenstrain) dạng lớp dạng khối theo lý thuyết tấm phẳng lớp vô hạn. Nguyên nhân gây biến dạng của quá trình đốt nóng bằng cảm ứng từ là do trường nhiệt độ không đồng đều tạo ra biến dạng đàn hồ trong quá trình đốt nóng. Sự phân bố của biến dạng đàn hồi này theo giá trị biến dạng riêng cũng được phân tích dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn (FEM). Trong bài báo này các công thức tính toán biến dạng của tấm thép theo hướng dài và dọc tấm thép cũng như hướng thẳng đứng cũng được trình bày dựa trên khái niệm biến dạng riêng. Ứng suất dư tạo ra do trường nhiệt độ không đồng đều phụ thuộc vào biên độ và biến dạng đàn hồi ở vùng ảnh hưởng nhiệt (HAZ). Ngoài ra, trong bài báo quá trình tính toán phân tích cũng được so sánh với kết quả thí nghiệm và phân thích bằng phương pháp phần tử hữu hạn cho thấy các công thức đưa ra đảm bảo độ chính xác và có thể sử dụng cho việc phân tích biến dạng của quá trình đốt nóng bằng cảm ứng từ.
#Induction heating #Triangle heating #Laminated plate theory #Shipyard #Plate deformation #Residual stress
Ứng dụng phương pháp tiếp tuyến liên tục phân tích ổn định điện áp trong hệ thống điện
Journal of Technical Education Science - Số 16 - 2011
Bài báo này giới thiệu phương pháp tiếp tuyến liên tục để phân tích ổn định điện áp trong các hệ thống điện. Phương pháp được bắt đầu từ việc xác định điểm vận hành và các cơ chế dẫn đến mất ổn định điện áp của hệ thống điện. Kết quả phương pháp được thể hiện qua đường đặc tính ổn định P-U tại các nút khi mô phỏng cho một hệ thống điện mẫu 30 nút của IEEE, đã cho kết quả ban đầu khá chính xác, thuận tiện và nhanh chóng
#Voltage stability #continuation power flow #...
Review on polychlorinated naphthalenes (pcns): properties, sources, characteristics of emission and atmospheric level
Journal of Technical Education Science - Số 59 - 2020
Polychlorinated Naphthalenes (PCNs) have been included as new persistent organic pollutants (POPs) under Stockholm Convention in May, 2015. Thereafter, various studies working on the occurrence, toxicity and characteristics of PCNs in all environmental matrices and emission sources were conducted worldwide. However, these kinds of study have never been done in Vietnam, where has a high potential of PCNs pollution. Upcoming activities obeying the Stockholm Convention on limiting adverse effect of PCNs should be conducted as soon as possible by Vietnamese government. For the preparation, the relevant information on properties, sources of PCNs should be reviewed in advance. In this review paper, the characteristics of PCNs emitted from current sources and their atmospheric level measured worldwide were summarized. This review paper also offered diagnostic ratios those could be effectively used for distinguishing PCNs emitted/released or evaporated from technical mixtures and combustion-related sources. The information given in this review paper is useful for future studies in Vietnam.
#polychlorinated naphthalenes #emission sources #diagnostic ratios #atmospheric level #Study in Vietnam
Tổng số: 1,160
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10