Tạp chí khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
THE EFFECTIVENESS OF APPLYING COLLABORATIVE WRITING STRATEGY TO IMPROVE MAJOR STUDENTS’ WRITING ABILITY AT DONG NAI TECHNOLOGY UNIVERSITY
Nguyen Hong Ngoc*, Do Ba Chin
Writing is one of the two basic methods of communication, and students, during their studies and even graduates, may have to write a report and plan a strategy in the workplace. Therefore, improving writing skills in general and English writing skills, in particular is essential. In the process of learning writing skills at university, students often encounter both objective and subjective difficulties. To improve students’ English writing skills, the author conducted a study in which collaborative writing was employed to assess students’ writing ability. This study was completed within 15 weeks with 60 students in two classes in the same Department of Foreign Languages at Dong Nai Technology University. To evaluate the method’s effectiveness, the author compared the pre-test and post-test results. At the end of the semester, the author also collected students’ opinions on collaborative writing activities. The results show that the student’s writing skills have improved through collaborative writing, considered better than individual writing. Most students also affirmed their interest in this activity and pointed out many advantages.
#writing skills #difficulties #faculty of foreign language #collaborative writing #individual writing
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN HỌC KIẾN TRÚC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI MỤC ĐÍCH VÀ GIẢI PHÁP
Nguyễn Huy Hoàng
Quá trình phát triển xã hội hiện nay với nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng và đáp ứng được các khâu trong hoạt động thiết kế kiến trúc đòi hỏi nhu cầu cấp bách trong việc đào tạo KTS có chuyên môn, thích nghi được với môi trường việc làm khắc nghiệt. Việc đào tạo nghề ở bậc đại học hiện nay sẽ là quá trình gắn lý thuyết với thực hành, tổ chức dạy học theo dạng “Xưởng thiết kế”; đưa bộ môn hoạt động (quản lý Block-khối những môn học) dạy lý thuyết và hướng dẫn bài tập lớn - đồ án môn đồng thời tăng cường liên kết, trao đổi với hoạt động thực tiễn gắn với doanh nghiệp có uy tín trên thị trường công việc thiết kế quy hoạch - kiến trúc. Do vậy việc cấp thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo. Cụ thể là việc đánh giá kết quả học đồ án thiết kế kiến trúc theo hướng tiếp cận năng lực người học là một trong những thước đo đánh giá quan trọng của nơi đào tạo kiến trúc tại trường đại học. Vì chỉ có sự đánh giá công bằng - khách quan - độ tin cậy và độ giá trị; mới giúp nâng cao chất lượng đào tạo, giúp người học phát huy khả năng sáng tạo, chủ động học tập, nghiên cứu; mục tiêu tiếp theo là giúp người học tiến bộ - vì sự tiến bộ của người học.
#Đánh giá kết quả môn học #đổi mới phương pháp dạy học #năng lực người học #block môn học #xưởng học thiết kế
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019
Nguyễn Huyền Trang
Tóm tắt: Hợp đồng lao động là chế định chiếm vị trí quan trọng trong Bộ luật Lao động bởi nó là hình thức pháp lý của quan hệ pháp luật lao động cá nhân. Tranh chấp hợp đồng lao động là sự kiện pháp lý có tính khách quan trong quan hệ lao động nhưng nó gây ra các hệ quả pháp lý khác nhau và luôn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn cho quan hệ lao động. Bài viết trình bày, phân tích và bình luận những quy định mới về giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động trong Bộ luật Lao động năm 2019. Trên cơ sở đó, bài viết góp phần trong việc giải thích các quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 về giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả thực thi, áp dụng các quy phạm pháp luật mới về tranh chấp hợp đồng lao động vào trong thực tiễn.
#Bộ luật Lao động #hợp đồng lao động #tranh chấp lao động #tranh chấp lao động cá nhân #tranh chấp hợp đồng lao động
THIẾT CHẾ GIÁO DỤC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1884-1945
Nguyễn Hoa Mai
Sau khi bình định xong nước ta, thực dân Pháp từng bước xây dựng hệ thống thiết chế giáo dục từ trung ương đến địa phương. Thiết chế này giúp người dân có cơ hội tiếp cận giáo dục nhiều hơn. Nhờ thế, số lượng người học tăng nhiều so với các giai đoạn trước đó (tuy tỷ lệ người đi học trên tổng số dân còn thấp). Với tinh thần cởi mở trong tiếp nhận các giá trị “ưu thắng” của kẻ thù để làm giàu nền văn hóa của mình, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, người Việt Nam đã mạnh dạn tiếp nhận và tham gia vào thiết chế giáo dục này. Bên cạnh đó, họ còn tích cực xây dựng trường học của riêng mình để giáo dục, đào tạo học sinh người Việt Nam theo mục đích riêng. Mặc dù còn nhiều hạn chế, song thiết chế giáo dục Việt Nam giai đoạn này do người Pháp xây dựng đã góp phần làm nên sự thay đổi cho diện mạo giáo dục đương thời và để lại dấu ấn đến ngày nay.
#giáo dục Pháp thuộc #thiết chế #giai đoạn 1884-1945
TRANH CỔ ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 – 1986
Trần Thị Biển
Tranh cổ động có thể được lưu giữ lâu dài, hình thành và phát triển như một nhu cầu mang tính khách quan của đời sống xã hội Việt Nam ở từng giai đoạn lịch sử. Với mục đích tuyên truyền, tranh cổ động đã được các họa sĩ tìm tòi và hình thành tiếng nói riêng, đó là quá trình khái quát hóa hình ảnh, biểu thị nội dung thông tin gây ấn tượng về thị giác hướng tới đông đảo quần chúng. Thực chất tranh cổ động có mặt ở khắp mọi nơi, đóng vai trò quan trọng trong đời sống đất nước, qua các cuộc chiến tranh giành độc lập. Các chủ đề của tranh cổ động đã thực sự tác động tích cực đến nhiều mặt của cuộc sống chiến đấu và lao động sản xuất, thúc đẩy tinh thần cũng như nhận được sự hưởng ứng của đông đảo quần chúng nhân dân. Tranh cổ động Việt Nam được thể hiện bằng ngôn ngữ của nghệ thuật đồ hoạ, chắt lọc hình tượng điển hình, phù hợp với nội dung và nhu cầu của người thưởng ngoạn. Bài viết đặt vấn đề nghiên cứu tranh cổ động được các họa sĩ sáng tác giai đoạn trước đổi mới (1975 – 1986) nhằm đề cao vai trò của tranh cổ động tuyên truyền, thể hiện tính nhân văn và sự lạc quan lãng mạn của đời sống nhân dân trong từng thời điểm, góp phần tô đẹp cho sự phồn vinh của đất nước.
#Đặc điểm nghệ thuật #tranh cổ động Việt Nam #trước thời kỳ đổi mới
TRÀO LƯU DADA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG TỚI THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ
Trần Thị Thy Trà, Đỗ Thị Thanh Huyền
Dada là một trào lưu đặc biệt – trào lưu phản nghệ thuật, diễn ra một thời gian ngắn ở châu Âu vào đầu thế kỷ XX, nhưng dấu ấn của nó để lại với thiết kế đồ hoạ rất mãnh mẽ. Có thể nói: tư duy, thẩm mỹ, tạo hình của Dada đã góp phần làm thay đổi diện mạo của thiết kế đồ hoạ phương Tây, đưa thiết kế đồ hoạ bước sang kỷ nguyên mới – thiết kế đồ hoạ hiện đại. Những biểu hiện về hình, về chữ, cách sử dụng kỹ thuật cắt – xé dán để tạo hình của Dada trở thành một phần không thể thiết yếu của thiết kế đồ hoạ hiện đại. Trong bài viết này tập trung làm sáng tỏ sự đặc biệt của trào lưu Dada và những đặc thù và ảnh hưởng của Dada trong ngôn ngữ thiết kế đồ hoạ.
#Dada #thiết kế đồ hoạ #nghệ thuật chữ #kỹ thuật cắt dán
SỨ MỆNH ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TỪ GÓC NHÌN MÔ HÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Phạm Thị Chuẩn
Đào tạo từ xa (ĐTTX) đã được công nhận có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế - xã hội của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt góp phần trong việc nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, thực hiện bình đẳng trong giáo dục, tạo cơ hội cho người dân được học suốt đời, khắc phục được những khó khăn về khoảng cách địa lý giữa người học với các cơ sở đào tạo. Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã nêu rõ nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số và dạy học trực tuyến, phát triển giáo dục mở, đào tạo từ xa và triển khai đại học số, xây dựng xã hội học tập trong nền kinh tế số với mục tiêu đến năm 2025, 70% các trường đại học có triển khai đại học số và xây dựng học liệu số; 70 % các trung tâm học tập cộng đồng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục; và mục tiêu đến năm 2030 các con số tương đương là 90%, 80% (Quyết định 2646/QĐ-BGDĐT Kế hoạch thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030). Có thể thấy ĐTTX được nhìn nhận với một sứ mệnh quan trọng trong việc phát triển nền giáo dục nước ta thời điểm hiện tại và tương lai. Bài viết này bắt đầu từ việc làm rõ định nghĩa và thực trạng phát triển của mô hình ĐTTX, đồng thời tập trung tìm hiểu sứ mệnh giáo dục quan trọng của ĐTTX trong quá trình thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, phổ cập giáo dục đại học. Tiếp đó, giới thiệu mô hình phát triển độc đáo của ĐTTX qua góc nhìn từ thực tế mô hình ĐTTX trường Đại Học Mở Hà Nội.
#Đào tạo từ xa (ĐTTX) #sứ mệnh giáo dục #mô hình phát triển #xã hội học tập #Đại học Mở Hà Nội
APPLICATION OF ITC IN TEACHING AND LEARNING ENGLISH LANGUAGE IN THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 OF VIETNAM
Le Thi Minh Thao, Dang Thi Thuy, Pham Hai Yen, Ngo Huyen Trang* Lai Minh Thu
In the 4.0 technology revolution, information and communication technology (ICT) plays an important role in all life activities. In education, ICT plays the vital roles in facilitating teaching and learning. Information and communication technology play an important role in promoting teaching and learning English as well. It changed communication way in the classroom and the teaching and learning strategies. In addition, ICT allows interaction and collaboration between teachers and students, between teaching and learning methods. ICT has made teaching and learning interactive and collaborative instead of the traditional way (teacher- talking and students listening). Recently, English language teachers have used ICT in the most English language class at many universities of Vietnam. The article focuses on discussing the application of ICT in the process of teaching and learning English languages and providing some suggestions. In the section on the practical research in Vietnam, the authors made an analysis of the practical needs and the necessity of the application of IT in the context of Vietnam, together with the present application. The article used statistical methods to initially clarify the current status of the ICT application capacity of students and lecturers of three Universities in Vietnam and give some suggestion for further development.
#Application #teaching and learning English #English language #education #experience
TRANG PHỤC COM-LÊ NAM QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM
Hoàng Diễn Thanh
Trong giai đoạn thực dân Pháp đô hộ nước ta, tiếp biến văn hóa đã mang đến sự đổi thay về cơ bản trang phục của người Việt. Trong quá trình biến đổi, cũng như các loại Âu phục khác Com-lê nam đã du nhập vào Việt Nam bổ xung cho người Việt một phong cách phục trang phù hợp với xã hội hiện đại. Trong quá trình phát triển trang phục Com-lê ở Việt Nam, người Việt đã tiếp thu và làm chủ được công nghệ may Com-lê và có thể thiết kế Com-lê theo xu hướng thời trang quốc tế, phù hợp với vóc dáng của người Việt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
#Com-lê #tiếp biến văn hóa #xu hướng thời trang #trang phục #chủ thể văn hóa
RÀO CẢN TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY
Tăng Thị Hằng
Tóm tắt: Chuyển đổi số là cơ hội và cũng là thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Thực tế cho thấy có không ít các doanh nghiệp nhận thấy sự cần thiết của quá trình chuyển đổi số và đã có nhiều họat động triển khai để thay đổi mô hình kinh doanh, đảm sự thích ứng với môi trường doanh trong tình hình mới. Trong quá trình chuyển đổi số, dù là quy mô lớn hay nhỏ thì vẫn có nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những rào cản liên quan đến các vấn đề về vốn, công nghệ, văn hóa, chính sách...dẫn tới thất bại. Mặc dù chuyển đổi số trong doanh nghiệp đòi hỏi sự ứng dụng nhiều công nghệ vào mô hình hoạt động nhưng chuyển đổi số thành công hay thất bại lại không chỉ phụ thuộc vào công nghệ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quyết tâm của cả hệ thống chính trị, thể chế kinh tế quốc gia, quan điểm của doanh nghiệp. Bài viết khái quát các nội dung về chuyển đổi số, kinh tế số, mối quan hệ giữa kinh tế số, chuyển đổi số với doanh nghiệp và cộng đồng xã hội; phân tích thực trạng hoạt động chuyển đổi số hiện nay, chỉ ra các rào cản chủ yếu mà doanh nghiệp gặp phải, đồng thời đưa ra một vài giải pháp cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động sang số hóa, hướng tới các mục tiêu phát triển sáng tạo, bền vững.
#Chuyển đổi số #doanh nghiệp #rào cản #môi trường số #kinh tế số
Tổng số: 342   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10