Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ quân sự

Công bố khoa học tiêu biểu

Sắp xếp:  
An approach for designing supervisory control and data acquisition system on submarines
Thường Nguyễn Minh, Anh Nguyễn Tuấn, Cong Pham
Trong bài báo này, nhóm tác giả đã nghiên cứu, thiết kế hệ thống SCADA nhằm mục đích điều khiển giám sát và thu thập thông tin toàn bộ tham số hoạt động trên phương tiện ngầm có người lái. Điều đó giúp cho việc quản lý giám sát cũng như vận hành phương tiện ngầm một cách nhanh chóng và an toàn. Mô hình điều khiển và giám sát toàn tàu (CSM-SM) được thực hiện theo phương án chia hệ thống điều khiển giám sát thành các phân hệ con, mỗi phân hệ con có một máy tính cài đặt chương trình phần mềm điều khiển trên hệ điều hành QNX, đảm nhiệm điều khiển giám sát độc lập tại vị trí theo khu vực được lắp đặt, đồng thời có thể thực hiện điều khiển các cơ cấu chấp hành tại các khoang khác trong hệ thống. Các thành phần trong hệ thống được kết nối mạng với nhau thông qua mạng trao đổi dữ liệu thông qua chuẩn truyền quân sự MIL-STD-1553B, chúng tạo thành một hệ thống điều khiển giám sát thống nhất. Mô hình được thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên phương tiện ngầm, được đơn vị sử dụng đánh giá tốt.
#CSM-SM; SCADA; SUB-SCADA; QNX.
Adsorption of ammonia in wastewater using zeolite synthesized from coal fly ash
Thanh Tri Nguyen, Xuan Hong Nguyen Thi, Cong Thinh Duong, Hong Nhat Pham, Tam Le Van
Tro bay loại F từ nhà máy nhiệt điện Duyên Hải ở Việt Nam được sử dụng để tổng hợp zeolite A nhằm hấp phụ amoni trong nước thải. Zeolite A có cấu trúc hình khối được tổng hợp từ tro bay than bằng phương pháp thủy nhiệt với sự hỗ trợ của sóng siêu âm. Vật liệu này được phân tích đặc trưng bởi XRD, SEM để nghiên cứu về hình thái và tinh thể. Tính chất hấp phụ của ion amoni (NH4+) từ môi trường nước lên zeolite A được khảo sát dưới dạng hàm của các thông số như thời gian cân bằng, nồng độ NH4+ ban đầu, lượng zeolite được sử dụng. Zeolite A tổng hợp được cho thấy tốc độ hấp phụ nhanh và dung lượng hấp phụ cao, cho thấy đây là vật liệu tiềm năng để xử lý các chất ô nhiễm NH4+ từ nước thải, đặc biệt ở các giai đoạn xử lý nâng cao amoni. Nghiên cứu cho thấy quá trình hấp phụ tuân theo đồng thời đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir và Freundlich.
#Coal fly ash; Zeolite A; Adsorption; Ultrasound; Ammonium ions.
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁM SÁT PHÓNG XẠ THÔNG MINH TRÊN BIỂN
Tran Duc Tan
 Các hệ thống quan trắc phóng xạ trên biển là một trong những thành phần thiết yếu của mạng lưới cảnh báo sớm phóng xạ hạt nhân để theo dõi mức độ ô nhiễm và dự báo sự lan truyền phóng xạ gây ra bởi các hoạt động liên quan hoặc các sự cố hạt nhân trên biển. Rất nhiều hệ thống này đã được phát triển và lắp đặt trong mạng lưới cảnh báo phóng xạ hạt nhân ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, không có bất kỳ sản phẩm tương tự được nghiên cứu phát triển ở nước ta. Nội dung bài báo này trình bày một quy trình hoàn chỉnh trong việc thiết kế, chế tạo một hệ phao biển tích hợp cảm biến phóng xạ. Đầu đo phóng xạ có khả năng đo cả tỷ lệ suất liều và phổ phóng xạ. Hệ thống còn được tích hợp nhiều phương thức truyền dữ liệu khác nhau cùng với các phần mềm được phát triển để xử lý dữ liệu, truyền tín hiệu và điều khiển hệ thống. Do đó, sản phẩm nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng trên phương diện về hiệu suất sử dụng và quy trình bảo trì.
#Ocean radiation monitoring system (ORMS); Marine buoy; Nuclear accident; Radiation waring network.
Research and building kinematic model for transverse system of the motion platform on specialized vehicles
Phạm Trường Giang, Đức Chình Chu, Nguyễn Đức Thọ
Xe chuyên dụng được trang bị hệ thống ổn định cho phép ổn định cho bệ truyền động kiểu pan - tilt trong hai mặt phẳng tầm và hướng khi xe cơ động. Trong đó, hệ truyền động quay hướng là hệ truyền động điện sử dụng động cơ điện một chiều kích từ độc lập với phần tử công suất là máy khuếch đại điện EMU (Electro-Magnetic Unit). Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình động học cho hệ truyền động hướng trên cơ sở các mối quan hệ vật lý, kết quả thử nghiệm, thực nghiệm. Từ đó, đề xuất thuật toán điều khiển nhằm nâng cao chất lượng ổn định bệ truyền động trong mặt phẳng hướng. Kết quả được mô phỏng nhằm chứng minh tính đúng đắn của mô hình đã xây dựng và tính hiệu quả của thuật toán đề xuất.
#Specialized vehicles; STP-2P system; Stabilization control.
Research and design two-dimensional metamaterials absorber operating in the THz frequency region and applications in refractive index sensor
Trần Văn Huỳnh, Nguyễn Thanh Tùng, Lê Thị Hồng Hiệp, Vũ Đình Lãm Vu
Các bộ hấp thụ sóng điện từ dựa trên siêu vật liệu (Metamaterials absorber - MMA) thông thường được thiết kế với các bộ cộng hưởng, một mặt phẳng kim loại liên tục và một lớp điện môi kẹp giữa. Sự hấp thụ dựa trên tổn hao ở lớp điện môi gây ra bởi các cộng hưởng từ. Các MMAs như thế chỉ cho phép hấp thụ sóng điện từ theo một chiều truyền đến, chiều còn lại sóng điện từ bị phản xạ hoàn toàn, đồng thời bên ngoài vùng tần số hấp thụ sóng điện từ cũng bị phản xạ gần như hoàn toàn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất một cấu trúc MMA không sử dụng mặt phẳng kim loại liên tục, thay vào đó sử dụng các bộ cộng hưởng cặp đĩa kim loại Vàng. MMA được thiết kế cho hiệu suất hấp thụ cao tại tần số cộng hưởng dựa trên sự chồng chập cộng hưởng điện và cộng hưởng từ. Các kết quả mô phỏng cho thấy, MMA có thể đạt hiệu suất hấp thụ lên đến 98% tại tần số 2,15 THz. Do không có mặt phẳng kim loại nên MMA vẫn cho phép sóng điện từ truyền qua bên ngoài vùng tần số hấp thụ, tính chất này giúp MMA có khả năng ứng dụng linh hoạt và hiệu quả hơn trong các thiết bị THz.
#THz; metamaterials; Absorbs two-dimensional electromagnetic waves; Refractive index sensor.
Xây dựng phương pháp bám đa mục tiêu trên cơ sở kết hợp bộ lọc PHD và phương pháp kết hợp dữ liệu JPDA sử dụng bộ lọc phần tử trong hệ tọa độ hỗn hợp 3 chiều
Tien Nguyen, Hưng Phạm, Lam Tang, Thang Pham, Hung Nguyen
Số mục tiêu thay đổi, mô hình đo lường phi tuyến và nhiễu phi Gaussian là những thử thách đối với bài toán bám đa mục tiêu; các yếu tố này ảnh hưởng đến độ chính xác, thời gian thực hiện và quyết định sự thành công của phương pháp. Trong bài báo này, tác giả trình bày một phương pháp để giải quyết các vấn đề trên. Trong phương pháp này chuyển động của mục tiêu được biểu diễn trong hệ tọa độ hỗn hợp 3 chiều trên cơ sở kết hợp bộ lọc PHD và phương pháp kết hợp dữ liệu JPDA. Phương pháp đề xuất có khả năng bám đa mục tiêu trong trường hợp tổng quát nhất, đó là: số mục tiêu thay đổi, mô hình hệ thống và mô hình đo lường là phi tuyến và nhiễu là phi Gaussian. Kết quả nghiên cứu của bài báo có thể áp dụng với những hệ thống đáp ứng theo thời gian thực, trong khi các mục tiêu chuyển động ở khoảng cách gần nhau và có tính cơ động cao.
#Multi-target tracking; Mixed coordinates; PHD combined JPDA; Particle filter; Non-Gaussian; Constant velocity model.
Development of cross-coupler filters in rectangular waveguide by using E-plane inserts
Phạm Hữu Lập, Nguyễn Minh Thắng, Nguyễn Đình Thuận
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn là tạo ra các bộ lọc trên ống dẫn sóng chữ nhật có kích thước gọn nhẹ với độ phẩm chất cao ứng dụng trong các hệ thống vô tuyến nói chung và hệ thống ra đa nói riêng. Bài báo tiến hành nghiên cứu khả năng thực hiện các bộ lọc ghép chéo với các điểm không truyền dẫn trong ống dẫn sóng chữ nhật bằng cách dùng các tấm chèn đặt trong mặt phẳng E. Xác định các loại mạch cộng hưởng và các sơ đồ ghép nối có thể được thực thi trong ống dẫn sóng có tính đến các ràng buộc về mặt công nghệ, từ đó xây dựng và phát triển một quy trình thiết kế phù hợp để thực hiện bộ lọc ghép chéo. Bài báo cũng trình bày tính toán và mô phỏng một ví dụ thiết kế bộ lọc ghép chéo dùng tấm chèn mặt phẳng E trong ống dẫn sóng chữ nhật dựa trên sự kết hợp giữa vách ngăn và các mạch cộng hưởng Stripline để kiểm chứng tính đúng đắn của lý thuyết và phương pháp thiết kế.
#Transfer function of filter; Generalized chebyshev polynomial; Cross-coupler; Coupling matrix; Coupling coefficients; Quality factor; Transmission zeros; E-plane inserts.Transfer function of filter; Generalized chebyshev polynomial; Cross-coupler; Coupling matrix; Coupling coefficients; Quality factor; Transmission zeros; E-plane inserts.
Research and calculate laser power for enemy optoelectronic detection system on the basis of a combination of theory and experiment
Quang Thanh, Lê Văn Hoàng, Trần Quốc Tuấn
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu tính toán công suất laser cho thiết bị phát hiện khí tài quang điện tử (KTQĐT) đối phương. Phương pháp thực hiện là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm. Qua đó, xây dựng được công thức tính toán công suất laser làm cơ sở giải bài toán năng lượng trong lĩnh vực nghiên cứu tính toán thiết kế thiết bị phát hiện KTQĐT.
#Optoelectronic; Retro-reflection; Optoelectronic detection.
THE MODIFIED VITERBI ALGORITHM IN DETERMINING THE NUMBER OF TARGETS IN THE MULTIPLE TARGET TRACKING
Nguyễn Thị Hằng
Trong bài báo này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu đối với bài toán quan sát quỹ đạo đa mục tiêu MTT (Multiple Target Tracking). Cụ thể là phương pháp tiếp cận: dùng mô hình Markov ẩn HMM (Hidden Markov Model) để xác định mục tiêu trong MTT. Để xác định mục tiêu trong tập dữ liệu quan sát trong môi trường có nhiễu (có cả mục tiêu thực và mục tiêu giả), bài báo đã sử dụng ý tưởng thuật toán Viterbi (Viterbi Algorithm) trong HMM để xác định phần ẩn của mô hình, phần mục tiêu trong tập quan sát có nhiễu. Tuy nhiên, trong MTT chỉ có thông tin quan sát trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, bởi vậy biến lùi không tồn tại và do đó thuật toán “Tiến – Lùi” (Forward – Backward Algorithm) không thể áp dụng. Trong bài báo này chúng tôi đưa ra thuật toán Tiến (Forward Algorithm) và thuật toán Viterbi cải tiến (Modified Viterbi Algorithm) và trên cơ sở các kết quả đó áp dụng để giải quyết vấn đề xác định mục tiêu trong MTT.
#Markov chains; Hidden Markov model (HMM); Status; Status values; Observation signs; Observation sign sets; Trace functions
Design and fabrication of a tri-band high -frequency power divider
Mạnh Lê Đăng, Trần Đông, Giảng Nguyễn, Dũng Trịnh Văn Chiến, Giang Đỗ Thị Linh, Thắng Lê Hồ Mạnh
Bài báo trình bày phương pháp thiết kế mạch chia công suất làm việc trên 3 băng tần 0,9; 1,6 và 2,2 GHz sử dụng thuật toán Tối ưu bầy đàn. Mạch được thiết kế, mô phỏng và tối ưu hóa trên phần mềm ADS (Advanced Design System) của Keysight. Kết quả đo đạc các tham số tán xạ của mạch phù hợp với kết quả mô phỏng. Các tham số đo được của mạch như sau: mạch làm việc trên 3 băng với suy hao chèn tốt hơn -3,3 dB, độ cách ly tốt hơn -19.1 dB, suy hao phản hồi trên các cổng tốt hơn -17,2 dB trên cả 3 băng tần. So sánh với các mạch chia công suất 3 băng công bố trước đó, mạch có ưu điểm là suy hao chèn nhỏ, các tham số còn lại đều đảm bảo tốt.
#Multi-band power divider; PSO; Wilkinson power divider; Insertion loss; Scattering parameters.
Tổng số: 909   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 91