Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
Ứng dụng mạng nơ ron nhân tạo để dự báo lạm phát: nghiên cứu tình huống Việt Nam
Bài nghiên cứu này dự báo lạm phát cho Việt Nam bằng việc ứng dụng mạng nơ ron nhân tạo (ANN) với thuật toán lan truyền ngược (back-propagation algorithm). Dữ liệu về lạm phát theo tháng từ năm 2000 đến 2018, được sử dụng trong việc huấn luyện, đánh giá mô hình và dự báo lạm phát. Các phát hiện cho thấy lạm phát thực tế và dự đoán là tương đối gần nhau. Điều này đã góp phần cùng với các nghiên cứu khác trong và ngoài nước khẳng định rằng mô hình ANN sử dụng trong dự báo vĩ mô nói chung và lạm phát nói riêng là hiệu quả và đáng tin cậy.
#Mạng lưới mạng nơ ron nhân tạo (ANN) #mô hình dự báo #lạm phát
Minh bạch thông tin và các yếu tố ảnh hưởng – bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
Dựa trên các lý thuyết nền về minh bạch thông tin, bộ chỉ số minh bạch và cung cấp thông tin của Standard & Poor’s, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về quản trị công ty và công bố thông tin, tác giả xây dựng các chỉ số lượng hóa mức độ minh bạch thông tin và phân tích các nhân tố tác động đến sự minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu mẫu nghiên cứu gồm 300 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2018 (không bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm), tác giả sử dụng phương pháp OLS (Ordinary Least Squares) để kiểm định và ước lượng mô hình hồi quy đề xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố tài chính (quy mô doanh nghiệp, hiệu suất sử dụng tài sản, công ty kiểm toán) và nhân tố quản trị (sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám đốc) có ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị đối với các chủ thể liên quan về các giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin, góp phần khơi thông tiềm năng đầu tư và phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam
#Doanh nghiệp niêm yết #minh bạch thông tin #thị trường chứng khoán
Yếu tố tác động đến ý định thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam
Mục tiêu của bài nghiên cứu là tìm hiểu yếu tố tác động đến ý định thay đổi công nghệ để phục vụ kinh doanh trong ngành ngân hàng của Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, với các yếu tố đề xuất: (1) Sự hữu ích; (2) Tính dễ sử dụng; (3) Sự tin tưởng; (4) Yếu tố xã hội; (5) Yếu tố đổi mới; (6) Yếu tố sự hiệu quả, trong đó, yếu tố “Sự hiệu quả” là yếu tố mới được đề xuất trong bối cảnh nghiên cứu của nhóm tác giả. Để giải quyết mục tiêu đặt ra nhóm tác giả sử dụng phương pháp định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng để giải quyết vấn đề; sử dụng thang đo và dữ liệu thu thập được kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và kiểm định mô hình hồi quy với mô hình cấu trúc tuyến tính SEM thông qua phần mềm AMOS. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hữu ích, tính dễ sử dụng của công nghệ có tác động đến sự thay đổi công nghệ của các ngân hàng. Ngoài ra sự tin tưởng, yếu tố đổi mới của các nhà quản trị ngân hàng cũng có ảnh hưởng đến ý định thay đổi công nghệ của các ngân hàng. Đặc biệt một phát hiện mới của nhóm nghiên cứu là yếu tố sự hiệu quả có tác động tích cực đến sự thay đổi công nghệ của các ngân hàng thương mại của Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất các khuyến nghị nhằm giúp các nhà quản lý ngân hàng đẩy mạnh sự thay đổi công nghệ và khai thác hiệu quả công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0.
#Yếu tố #ý định thay đổi công nghệ #kinh doanh ngân hàng #cách mạng công nghiệp 4.0
TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Nghiên cứu tiến hành khảo sát 30 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam từ năm 2007 – 2019, bài viết sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng thông qua kiểm định hausman để chọn ra phương pháp ước lượng phù hợp để kiểm định tác động của các yếu tố tỷ lệ nợ xấu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các chỉ số về rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngoài ra, có một mối quan hệ tích cực giữa quy mô ngân hàng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm hạn chế tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.
#Hiệu quả hoạt động #Ngân hàng thương mại (NHTM) #Rủi ro tín dụng
Phân tích nợ công và các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công tại Thành phố Hồ Chí Minh
Ở các nước kém phát triển hoặc đang phát triển như Việt Nam thì việc Chính phủ vay mượn ở trong và ngoài nước được coi là một nguồn lực quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nợ công của Việt Nam những năm qua luôn ở ngưỡng cao (63,7% năm 2016)3. Mặc dù vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, tuy nhiên nguy cơ vỡ nợ vẫn luôn hiện hữu nếu chúng ta không thực sự quản lý tốt vấn đề nợ công. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được xem là một trung tâm tài chính của quốc gia, số thu ngân sách hàng năm luôn đạt 1/3 cả nước. Năm 2018, TP.HCM với nguồn thu lên đến 369.621 tỷ đồng chiếm 27,8% cả nước, tổng thu ngân sách của thành phố bằng 45 tỉnh cộng lại, do đó tình hình nợ công tại TP.HCM ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của quốc gia. Mục tiêu của bài báo hướng vào nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng, ảnh hưởng của nợ công tại TP.HCM để biết được tác động của nó như thế nào đến phát triển kinh tế tại TP.HCM giai đoạn 2013-2018, sau đó đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường quản lý nợ công.
#Nợ công #ngưỡng nợ công #an toàn nợ công #phân tích nợ công
Thẩm định dự án không hủy ngang trong điều kiện bất định: trường hợp bất định về thuế carbon
Hầu hết các dự án đầu tư được thẩm định theo phương pháp truyền thống chiết khấu dòng tiền (DCF)1. Tuy nhiên phương pháp DCF được cho là có nhiều hạn chế với dự án đầu tư tài sản cố định có giá trị lớn có tính “không hủy ngang” cao hay còn gọi là dự án đầu tư không hủy ngang (McDonald & Siegel, 1986). Đây là loại dự án có vòng đời dài, khả năng gặp nhiều nhân tố bất định trong thời kỳ vận hành làm thay đổi đáng kể lợi nhuận kỳ vọng. Phương pháp quyền chọn thực (Real Option - RO)2 được nhận định là phù hợp hơn cho thẩm định dự án đầu tư không hủy ngang so với DCF. Nghiên cứu này tổng hợp một số nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của phương pháp RO đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu thực nghiệm, cũng như một số kiến thức nền tảng liên quan đến RO, bất định và rủi ro, dự án không hủy ngang, nhằm nâng cao khả năng áp dụng RO tại Việt Nam.
#dự án đầu tư #không hủy ngang #nhân tố bất định #quyết định đầu tư #DCF #RO
Tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển khu vực châu Á
Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 18 năm từ 2000-2017. Bằng việc sử dụng các phương pháp ước lượng OLS, FEM, REM, GLS và phương pháp hồi quy hai bước S-GMM đối với dữ liệu bảng. Kết quả thực nghiệm cho thấy thuế có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 1%, trong khi đa số các nghiên cứu cho rằng đây là mối quan hệ ngược chiều. Bên cạnh đó, các yếu tố như chi tiêu chính phủ, độ mở thương mại, lạm phát cũng có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý cho chính sách thuế tại các quốc gia này.
#Thuế #tăng trưởng kinh tế #nước đang phát triển
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. Mô hình nghiên cứu đề xuất kế thừa mô hình nghiên cứu của Ambad và Damit (2016). Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 430 sinh viên năm cuối, khối ngành kinh tế của 10 trường Đại học tại TP.HCM có tỷ lệ sinh viên khởi nghiệp cao sau khi tốt nghiệp và được kiểm định bằng phân tích hồi quy tuyến tính bội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường Đại học tại TP.HCM (được sắp xếp theo trình tự mức độ quan trọng từ cao xuống thấp) bao gồm: Giáo dục kinh doanh (GDKD); Chuẩn chủ quan (CCQA); Môi trường khởi nghiệp (MTKN); Đặc điểm tính cách (DDTC) và Nhận thức tính khả thi (NTKT
#Ý định khởi nghiệp kinh doanh #sinh viên khối ngành kinh tế #môi trường khởi nghiệp
Mối quan hệ của giá trị cá nhân và sự gắn kết với tổ chức: Nghiên cứu trường hợp tại các trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
Những năm gần đây, sự biến động trong đội ngũ giảng viên đại học trong các trường ngoài công lập có xu hướng gia tăng. Điều này ít nhiều đã khiến các nhà quản lý giáo dục tại các trường Đại học ngoài công lập lo lắng và phải tìm kiếm giải pháp cân bằng. Mục đích của nghiên cứu này là vận dụng mô hình VAB để xây dựng mô hình lý thuyết và kiểm định mô hình trong đó giá trị cá nhân ảnh hưởng như thế nào đến sự gắn kết với tổ chức. Mẫu khảo sát của nghiên cứu được thu thập từ 5 trường Đại Học ngoài công lập tại TP. HCM với tổng số phiếu là 332. Phương pháp kết hợp được sử dụng trong nghiên cứu này. Cụ thể phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm điều chỉnh bộ thang đo cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu, trong khi đó nghiên cứu định lượng dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả các giả thuyết nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê 95%, cụ thể: giá trị cá nhân ảnh hưởng tới sự hài lòng với tổ chức và sự gắn kết với tổ chức với hệ số lần lượt là 0,552 và 0,274; trong khi đó, sự hài lòng với tổ chức có tác động tích cực tới sự gắn kết với tổ chức là 0,379. Không giống với nhiều nghiên cứu trước đây tại Việt Nam, kết quả hành vi được xem xét với biến giá trị con người, không phải là yếu tố vật chất và được thực hiện với ngữ cảnh giáo dục đại học ngoài công lập. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng, các nhà quản lý các trường đại học ngoài công lập cần chú ý nhiều hơn đối với giá trị bản thân người lao động.
#Gắn kết với tổ chức #Giá trị cá nhân #Sự hài lòng với tổ chức
Chất lượng dịch vụ giáo dục đại học theo mô hình IPA tại trường Đại học Tài chính – Marketing
Bài báo xác định các thành phần và phân tích chất lượng dịch vụ giáo dục đại học theo mô hình Important - Performance Analysis (IPA - Phân tích Tầm quan trọng - Việc thực hiện) tại Trường Đại học Tài chính - Marketing. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm 10 người xác định 5 thành phần với 25 biến quan sát chất lượng dịch vụ giáo dục đại học dưới góc nhìn sinh viên. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn hai lần với 193 mẫu. Phỏng vấn lần 1 đo lường mức độ quan trọng và phỏng vấn lần 2 đo lường mức độ thực hiện. Dữ liệu khảo sát được xử lý thông qua thống kê mô tả, đo lường độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha, kiểm định Paired Sample T–test đối với P-I. Kết quả nghiên cứu đo lường chất lượng dịch vụ giáo dục đại học theo mô hình IPA tại trường Đại học Tài chính - Marketing gồm Phần I - Tập trung phát triển có 5 các biến quan sát; Phần II - Tiếp tục duy trì, 12 biến quan sát; Phần III - Ưu tiên thấp, 8 biến quan sát; Phần IV - Hạn chế đầu tư không có biến quan sát nào. Trên cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ giáo dục đại học theo mô hình IPA, bài báo đề xuất một số hàm ý quản trị
#Chất lượng dịch vụ #Chất lượng dịch vụ giáo dục đại học #mô hình IPA #Trường Đại học Tài chính – Marketing
Tổng số: 242
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10