thumbnail

Journal SCIENCE AND TECHNOLOGY POLICIES AND MANAGEMENT

  1859-3801

 

 

Cơ quản chủ quản:  N/A

Lĩnh vực:

Các bài báo tiêu biểu

Các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
Tập 8 Số 2 - Trang 21-34 - 2019
Nguyen Quang Tuan, Bui Thi Hong Viet, Nguyen Thi Lan Huong
Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là một trong các yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội một cách nhanh chóng và bền vững trong môi trường cạnh tranh quốc tế, điều này đã được các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay, doanh nghiệp đứng trước lựa chọn ĐMST, nghiên cứu phát triển hay là phá sản. Sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách là những động lực quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST để phát triển. Việc đưa ra các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST có ý nghĩa rất quan trọng đối với cá nhân hay tổ chức ra quyết định. Bài viết này trả lời được các câu hỏi sau: (i) Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST là gì? (ii) Các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST? (iii) Các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMST? Mã số: 19060701
#Innovation #Policy #Evaluation of policies #Enterprise
Hiệu quả chính sách đào tạo nhằm khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường
- 2021
Nguyen Huu Xuyen, Nguyen Thi Lan Huong
Đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường được kỳ vọng sẽ giải quyết được các vấn đề liên quan tới môi trường do ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ gây ra, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững. Chính sách đào tạo là một trong những chính sách có ảnh hưởng tích cực tới việc nâng cao năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nói chung và đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường nói riêng. Bài viết này làm rõ khái niệm đổi mới công nghệ và chính sách đào tạo, cũng như đề xuất các tiêu chí đánh giá và giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo nhằm khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường. Hạn chế của bài viết là chưa xây dựng được mô hình kinh tế lượng về hiệu quả chính sách đào tạo nhằm khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường, cũng như hạn chế về qui mô mẫu khảo sát (điều tra các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội).
Những vấn đề nổi bật về hiện trạng và khuyến nghị cải thiện hoạt động của các tổ chức nghiên cứu lĩnh vực khoa học vật liệu ở Việt Nam
Tập 6 Số 2 - Trang 43-50 - 2017
Tran Hau Ngoc, Pham Xuan Thao, Nguyen Thi Ha, Nguyen Ngoc Chien, Nguyen Thi Thu Oanh
Bài báo này trình bày vắn tắt những nhận định cơ bản về hiện trạng hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và phát triển (NC&PT) lĩnh vực khoa học vật liệu (KHVL) ở Việt Nam dựa trên dữ liệu phân tích và khảo sát năm 2016 của Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ. Từ việc xem xét nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, nhóm tác giả đã chọn phương án tối ưu để xác định danh sách các tổ chức NC&PT lĩnh vực KHVL ở Việt Nam, và tiến hành khảo sát tại các tổ chức đó để thu thập dữ liệu phục vụ việc nghiên cứu hiện trạng hoạt động. Bên cạnh việc phân tích một số vấn đề chính về hoạt động, báo cáo này còn đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức NC&PT lĩnh vực khoa học vật liệu - một lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) ưu tiên trong Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030.Mã số: 17051501
#R&D organization #Material sciences field
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KỸ SƯ CÔNG NGHỆ TRONG THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI SỐ
- 2023
Nguyen Thi Thanh Huong
Văn hóa doanh nghiệp ngày càng sử dụng phổ biến và được nhắc đến như một tiêu chí phát triển của các doanh nghiệp, nơi tập hợp nhiều người khác nhau về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, tư tưởng văn hóa,... Chính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Bên cạnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp cần phải duy trì được nguồn nhân lực ổn định, hạn chế tối đa việc rời bỏ tổ chức của đội ngũ kỹ sư công nghệ, đặc biệt là những kỹ sư công nghệ giỏi, tài năng. Điều này phù hợp với xu thế hiện nay khi mà chúng ta đang ở thời đại chuyển đổi số thì việc cạnh tranh dựa vào vốn tiền tệ, khoa học kỹ thuật công nghệ, tài nguyên thiên nhiên không còn là cạnh tranh năng lực cốt lõi mà cạnh tranh bằng nguồn vốn tri thức, tài nguyên con người. Vì vậy, có thể nói việc cạnh tranh bằng nguồn nhân lực rất quan trọng và là nhân tố tất yếu để đánh giá năng lực của một tổ chức, doanh nghiệp. Mã số: 23062101
#Corporation culture #Loyalty #Technology engineers #Digital transformation
Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ công lập
Tập 9 Số 4 - Trang 115-125 - 2021
Pham Quynh Anh, Nguyen Thi Ha
Mục đích, quy trình và tiêu chí đánh giá tổ chức KH&CN đã được quy định cụ thể trong Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và Thông tư số 18/2019/TT-BKHCN. Tuy nhiên, công tác đánh giá hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt, các công đoạn trong quy trình đánh giá chưa được tin học hóa nên tốn nhiều thời gian, chi phí. Do vậy, quy mô điều tra, đánh giá tổ chức KH&CN chưa được toàn diện, khó hiện thực hóa các mục đích đánh giá nhằm phục vụ hiệu quả, kịp thời công tác quản lý của nhà nước. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác đánh giá tổ chức KH&CN là cần thiết. Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm tác giả giới thiệu về cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý phục vụ công tác đánh giá tổ chức KH&CN công lập ở Việt Nam. Các thông tin sẽ được tổ chức KH&CN cập nhật trực tuyến hàng năm, trên quy mô lớn, tính hiệu lực của thông tin được đảm bảo. Quy trình đánh giá được tin học hóa một cách tối đa, các nguồn lực được tiết kiệm. Mã số: 20111201
#Evaluation #Science and Technology organization #Database #Software
Giải pháp khoa học và công nghệ nhằm phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp vùng khó khăn ở miền núi phía Bắc
- 2021
Tran Anh Tuan, Dang Ngoc Vuong, Nguyen Thi Huong, Vu Van Dam
Trong xu thế phát triển và hội nhập của cả nước, bên cạnh những cơ hội, ngành nông nghiệp miền núi phía Bắc (MNPB) sẽ phải đối mặt với nhiều thác thức. Cạnh tranh ngày càng gia tăng, trong khi năng suất và giá trị sản xuất nông lâm nghiệp của vùng thấp so với tiềm năng phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, đặc biệt vùng MNPB tập trung nhiều xã (chiếm 48,8% tổng số xã) thuộc diện khó khăn theo Chương trình 135-II. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phát huy đúng vai trò của khoa học và công nghệ (KH&CN) là động lực then chốt để phát triển nông lâm nghiệp bền vững trên địa bàn miền núi phía Bắc. Mục tiêu nghiên cứu là xác định được giải pháp KH&CN phù hợp, nhằm khai thác tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp vùng khó khăn, góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Vì vậy, phương pháp tiếp cận được xem xét cẩn trọng ở tính kinh tế và xã hội. Giải pháp lựa chọn mang tính chiến lược, phù hợp xu hướng, quy luật thị trường và dựa trên chuỗi giá trị. Cụ thể hơn khi nghiên cứu ở phạm vi vùng khó khăn, chúng tôi chú trọng đến: (1) Các yếu tố để người nông dân có thể tiếp cận, ứng dụng vào sản xuất thực tiễn; (2) Tạo giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh địa phương.
Nghiên cứu đề xuất khung đánh giá tác động chính sách khoa học và công nghệ sau khi ban hành
- 2017
Pham Quynh Anh, Nguyen Thi Ha
Hệ thống các văn bản pháp luật về khoa học và công nghệ (KH&CN) ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Đồng thời với việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật KH&CN, Nhà nước đã ban hành một số đạo luật chuyên ngành hẹp điều chỉnh một hay một số vấn đề của hoạt động KH&CN. Đây là hành lang pháp lý cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam. Trên thực tế, nhiều chính sách KH&CN đã có hiệu lực thi hành, song câu hỏi liệu chính sách có đạt được mục tiêu đề ra? Có ảnh hưởng ra sao đối với tổ chức/cá nhân hoạt động trong lĩnh vực KH&CN, đối với sự phát triển KH&CN, kinh tế - xã hội cũng như các lĩnh vực khác?… vẫn chưa có câu trả lời, vì công tác đánh giá chính sách cũng như tác động chính sách KH&CN chưa được quan tâm trong thực tiễn Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đưa ra khái niệm, vai trò của công tác đánh giá tác động chính sách KH&CN trong công tác quản lý, những thuận lợi và khó khăn trong công tác đánh giá tác động chính sách KH&CN ở Việt Nam, qua đó, đề xuất khung đánh giá tác động chính sách KH&CN sau khi ban hành.Mã số: 16051001​
#Legal documents #S&T Policy #Policy Assessment