Đánh giá hoạt động kháng ung thư in silico của một số dẫn xuất striazine như chất ức chế VEGFR2

Tóm tắt

Các dẫn xuất s-triazine đã được chứng minh có nhiều hoạt động sinh học đa dạng, đặc biệt là hoạt động kháng ung thư. Năm mươi dẫn xuất s-triazine đã được sàng lọc hoạt động kháng ung thư thông qua sự ức chế VEGFR2 (thụ thể yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu-2) bằng phương pháp docking phân tử sử dụng phần mềm AutoDock Vina. Hợp chất 20 và 40 cho thấy sự tương tác mạnh nhất trong số tất cả các hợp chất được thử nghiệm với giá trị ái lực liên kết lần lượt là -10,8 và -10,5 Kcal/mol so với các thuốc tham chiếu Gedatolisib (-9,1 Kcal/mol) và Paclitaxel (-7,8 Kcal/mol) tại vị trí hoạt động của VEGFR2. Các hợp chất này thiết lập một liên kết hydrogen-carbon tại axit amin HIS1026, cụ thể thể hiện rõ sự tương tác tĩnh điện và kỵ nước tốt hơn so với các thuốc tham chiếu Gedatolisib và Paclitaxel. Hơn nữa, hợp chất 20 và 40 cũng cho thấy sự tương tác với thụ thể VEGFR2 giống thuốc tham chiếu Gedatolisib tại các axit amin như ARG1027, ASP1046, và HIS1026. Do đó, các hợp chất này có thể là phân tử dẫn đầu tiềm năng cho hoạt động kháng ung thư.

Từ khóa

#s-triazine #kháng ung thư #in silico #docking phân tử #VEGFR2

Tài liệu tham khảo

<p>[1] P. Singla, V. Luxami, and K. Paul, “Triazine-benzimidazole hybrids: anticancer activity, DNA interaction and dihydrofolate reductase inhibitors,” Bioorg Med Chem., vol. 23(8), pp. 1691-1700, 2015.</p> <p>[2] J. C. Weddell, S. Chen and P. I. Imoukhuede, “VEGFR1 promotes cell migration and proliferation through PLCγ and PI3K pathways,” NPJ Syst Biol Appl., vol. 4, p. 1, 2017.</p> <p>[3] K. Holmes, O. L. Roberts, A. M. Thomas and M. J. Cross, “Vascular endothelial growth factor receptor-2: structure, function, intracellular signalling and therapeutic inhibition,” Cell Signal., vol. 19(10), pp. 2003-2012, 2007.</p> <p>[4] P. C. Em, L. T. Tuong Vi, L. H. Huong Ha, V. T. Bich Ngoc, B. V. Long, V. T. Thao, D. V. Duy, T. N. Ngoc Vi, N. L. Bao Khanh and N. T. Tuyen, “N,2,6-Trisubstituted 1H-benzimidazole derivatives as a new scaffold of antimicrobial and anticancer agents: Design, synthesis, in vitro evaluation, and in silico studies,” RSC Adv., vol. 13(1), pp. 399-420, 2023. DOI: 10.1039/d2ra06667j.</p> <p>[5] P. C. Em, L. T. Tuong Vi and N. T. Tuyen, “Design, synthesis, bio-evaluation, and in silico studies of some N-substituted 6-(chloro/nitro)-1H-benzimidazole derivatives as antimicrobial and anticancer agents,” RSC Adv., vol. 12(33), pp. 21621-21646, 2022. DOI: 10.1039/d2ra03491c.</p> <p>[6] P. C. Em, N. T. Tuyen, N. D. Hanh Nguyen, V. D. Duy and D. T. Hong Tuoi, “Synthesis of a series of novel 2-amino-5-substituted 1,3,4-oxadiazole and 1,3,4-thiadiazole derivatives as potential anticancer, antifungal and antibacterial agents”, Med. Chem., vol. 18, pp. 558-573, 2022. DOI: 10.2174/1573406417666210803170637.</p> <p>[7] P. C. Em, L. T. Tuong Vi, T. P. Long, T. N. Huong-Giang, N. L. Bao Khanh and N. T. Tuyen, “Design, synthesis, antimicrobial evaluations and in silico studies of novel pyrazol-5(4H)-one and 1H-pyrazol-5-ol derivatives,” Arab. J. Chem., vol. 15(3), p. 103682, 2022. DOI: 10.1016/j.arabjc.2021.103682.</p> <p>[8] P. C. Em and N. T. Tuyen, “Design, microwave-assisted synthesis, antimicrobial and anticancer evaluation, and in silico studies of some 2-naphthamide derivatives as DHFR and VEGFR-2 Inhibitors,” ACS Omega., vol. 7(37), pp. 33614-33628, 2022. DOI: 10.1021/acsomega.2c05206.</p>