Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Công bố khoa học tiêu biểu

Sắp xếp:  
Outcomes of massage and acupressure therapy in taking care of patients with shoulder-neck strain syndrome at The Military institute of Traditional Medicine in 2022
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG - Tập 6 Số 01 - Trang 115-124 - 2023
Thi Xuan Huong Hoang, Ba Tam Nguyen, Duy Dung Dinh, Dinh Nhan Nguyen, Thi Thu Huong Pham, Sy Trung Cao
Objectives: To describe the outcomes of massage and acupressure therapy in taking care of patients with shoulder-neck strain syndrome at the Military Institute of Traditional medicine in 2022. Methods: Cross-sectional descriptive design was performed on 170 patients. Treatment results were assessed by the following contents: pain level, cervical spine range of motion, and daily activity level. Results: the rate of patients with muscle spasticity in the neck and back on the first day of treatment was 91.2% and 82.65%, respectively; after 20 days of treatment were 24.12% and 6.77%, respectively. The difference was statistically significant with p<0.05. After 20 days of treatment, most patients had mild pain 0 < VAS ≤ 2 (74.2%). The amplitude of the cervical spine increased, and the range of motion of the cervical spine was improved (the rate of limitation of motion decreased from 15.33% to 0%). Conclusion: The therapy of massage and acupressure significantly affects patients with neck and shoulder pain.
#Massage and acupressure therapy #shoulder-neck strain syndrome #traditional medicine
Treatment adherence of outpatients with chronic myeloid leukemia at National institute of Hematology & Blood transfusion
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG - Tập 6 Số 01 - Trang 106-114 - 2023
Ba Tam Nguyen, Thi Nguyet Nguyen, Thi Kieu My Tran, Sy Trung Cao, Thi Thu Huong Pham
Objective: To describe the treatment adherence of outpatients with chronic myeloid leukemia at national institute of hematology & blood transfusion. Subjects and Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 170 outpatients at National Institute of Hematology and Blood Transfusion from January 2022 to June 2022. Results: 98.8% of patients came to the clinic for examination on time. The percentage of patients with drug adherence accounted for 68.8%. There were still many patients who did not comply because they forgot to take the medicine, stopped taking it on their own, and found it difficult to take the medicine. 42.35% of patients had limited knowledge about the disease. Adherence to the diet was relatively good. However, the salt and fat reduction diet was still not well implemented. The exercise regime was still limited, the percentage of people who do exercise occasionally and do not exercise accounted for 50.6%. Conclusion: The rate of patient adherence to treatment was still not high. Interventions are needed to enhance the drug adherence of patients.
#Adherence #Chronic myeloid leukemia
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA CÁC THỂ BỆNH HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH TỦY NGUYÊN PHÁT
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 516 Số 1 - 2022
Thị Thuỳ Linh Nguyễn , Quang Hưng Nguyễn , Hà Thanh Nguyễn , Bá Cương Nguyễn , Đức Bình Vũ , Quang Tường Lê
Một nghiên cứu mô tả cắt ngangđược thực hiện nhằm khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của các thể bệnh hội chứng rối loạn sinh tủy nguyên phát theo xếp loại của WHO-2008. Nghiên cứu được thực hiện trên 104 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng rối loạn sinh tủy nguyên phát vào viện lần đầu ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ phân bố các thể bệnh trong HCRLST nguyên phát theo xếp loại của WHO-2008 gặp nhiều nhất là thể RCMD (53,8%); tiếp theo là thể RAEB-1 (23,1%); RAEB-2  (14,4%); các thể RA, RN, RT, MDS-U và Del-5q hiếm gặp. Triệu chứng thiếu máu gặp ở hầu hết các bệnh nhân (95,2%) trong đó 16,3% bệnh nhân thiếu máu nặng.26,9% bệnh nhân bị xuất huyết, chủ yếu là xuất huyết dưới da.13,5% bệnh nhân có biểu hiện của sốt/nhiễm trùng.Máu ngoại vi giảm một, hai hoặc cả ba dòng tế bào.Rối loạn hình thái ở máu ngoại vi thể hiện ở cả ba dòng tế bào: Hồng cầu nhiều hình thái, to nhỏ không đều, bạch cầu trung tính nguyên sinh chất giảm hoặc mất hạt đặc hiệu, tiểu cầu to hoặc tiểu cầu còi cọc.
#hội chứng rối loạn sinh tủy #nguyên phát #WHO-2008
ĐẶC ĐIỂM THIẾU MÁU VÀ QUÁ TẢI SẮT CỦA BỆNH NHÂN THALASSEMIA ĐIỀU TRỊ TẠI VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2020 – 2022
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 522 Số 1 - 2023
Lại Thị Dung, Nguyễn Thị Thu Hà
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm thiếu máu và quá tải sắt của bệnh nhân Thalassemia tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương giai đoạn 2020 – 2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 3097 bệnh nhân Thalassemia điều trị tại Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương từ 01/2020 đến 03/2022. Kết quả: Nhóm bệnh nhân β-Thalassemia thể nặng có nồng độ huyết sắc tố trung bình thấp nhất và tỉ lệ bệnh nhân thiếu máu nặng và rất nặng cao nhất. Sự khác biệt về nồng độ huyết sắc tố trung bình và mức độ thiếu máu giữa các thể bệnh là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Đa số bệnh nhân có thiếu máu mức độ vừa. Tuổi càng cao thì mức độ thiếu máu nhẹ càng tăng dần, còn mức độ thiếu máu nặng và rất nặng giảm dần. Một số dân tộc có mức độ thiếu máu nặng và rất nặng chiếm tỉ lệ cao như dân tộc Dao, Thái, Nùng. Giá trị trung bình nồng độ huyết sắc tố cao nhất ở khu vực đồng bằng sông Hồng và thấp nhất ở khu vực Tây Bắc Bộ. Nhóm bệnh nhân β-Thalassemia thể nặng có giá trị trung vị ferritin cao nhất và mức độ quá tải sắt trung bình và nặng cao nhất. Sự khác biệt về giá trị trung vị ferritin và mức độ quá tải sắt giữa các thể bệnh (trừ cặp β-Thalassemia thể trung bình và β-Thalassemia/HbE) là có ý nghĩa thống kê (p < 0,005). Một số dân tộc có bệnh nhân quá tải sắt mức độ nặng chiếm tỉ lệ cao như Sán Dìu, Dao, Nùng. Giá trị trung vị Ferritin huyết thanh ở nhóm bệnh nhân sinh sống ở khu vực Đông Bắc Bộ là cao nhất, khu vực đồng bằng sông Hồng là thấp nhất. Kết luận: β-Thalassemia mức độ nặng có mức độ thiếu máu và quá tải sắt nặng chiếm tỉ lệ cao, tập trung chủ yếu ở một số dân tộc miền núi phía Bắc.
#Thalassemia #thiếu máu #quá tải sắt
XÁC ĐỊNH ĐA HÌNH ĐƠN NUCLEOTIDE RS2596542 CỦA GEN MICA TRÊN BỆNH NHÂN U LYMPHO BẰNG KỸ THUẬT REALTIME PCR
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 517 Số 2 - 2022
Lan Phương Nguyễn , Văn Hưng Lê , Thị Ánh Tuyết Phạm , Thành Đạt Tạ , Hoàng Việt Nguyễn , Đức Bình Vũ , Thị Minh Nguyệt Nguyễn, Thị Thu Thủy Ngô
Đặt vấn đề: Gen MICA mã hóa cho phân tử MICA đóng vai trò như các phối tử cho thụ thể NKG2D kích thích sinh miễn dịch. Sự biểu hiện của MICA có thể gây ra bởi cảm ứng “stress” ở các tế bào bị biến đổi ác tính hoặc nhiễm virus. Đã có các nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa SNP rs2596542 trên gen MICA với nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư biểu mô tế bào gan do virus viêm gan C và virus viêm gan B. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trên bệnh nhân u lympho. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định SNP rs2596542 trên gen MICA và nguy cơ mắc u lympho. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 100 bệnh nhân được chẩn đoán mắc u lympho và 100 người tình nguyện khỏe mạnh. Alen của SNP rs2596542 được xác định bằng kỹ thuật realtime PCR. Kết quả: Nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ phân bố alen của SNP rs2596542C/T trên gen MICA ở bệnh nhân u lympho lần lượt là 29,5% T và 70,5% C; tỷ lệ phân bố kiểu gen là 53% CC; 35% CT và 12% TT. Nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ kiểu gen và alen của SNP rs2596542 ở 2 nhóm bệnh và nhóm chứng.
#u lympho #gen MICA #rs2596542
ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ CHỈ SỐ TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nguyễn Hà Thanh, Tạ Việt Hưng, Nguyễn Trung Kiên
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm một số chỉ số tế bào máu ngoại vi ở bệnh nhân (BN) lọc máu chu kỳ (LMCK). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 89 BN LMCK điều trị tại Khoa Thận - Lọc máu, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 6/2021 - 3/2022. Kết quả: Giá trị trung bình các chỉ số bạch cầu, tiểu cầu đều trong giới hạn bình thường theo khoảng tham chiếu sinh học. Tỷ lệ BN tăng số lượng bạch cầu và giảm số lượng bạch cầu lần lượt là 2,2% và 3,4%. Có tới 18% BN giảm số lượng tiểu cầu và chỉ có 1,1% BN tăng số lượng tiểu cầu. Giá trị trung bình các chỉ số RBC, HGB, HCT thấp hơn giới hạn bình thường theo khoảng tham chiếu sinh học với tỷ lệ thiếu máu lên tới 94,4%. Đa số BN thiếu máu mức độ vừa (69,1%). Tỷ lệ thiếu máu nhẹ chiếm 20,2%; thiếu máu nặng 10,7%. Tỷ lệ thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc chỉ chiếm 10,7%, còn lại là thiếu máu bình sắc, kích thước hồng cầu bình thường. Không BN nào thiếu máu hồng cầu to. Kết luận: Ở BN LMCK, thiếu máu là thường gặp (chủ yếu là thiếu máu mức độ vừa, hồng cầu bình sắc, kích thước bình thường). Đa số chỉ số bạch cầu và tiểu cầu trong giới hạn bình thường theo khoảng tham chiếu sinh học.
#Tế bào máu ngoại vi #Chỉ số NLR #Chỉ số PLR #Thiếu máu #Lọc máu chu kỳ
MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC, ĐÔNG MÁU VÀ MỐI LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI NGUYÊN PHÁTTẠI VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2020 – 2022
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 523 Số 2 - 2023
Đào Thị Thiết , Trần Thị Kiều My , Nguyễn Khánh Hà
Bệnh lý ung thư phổi nguyên phát là bệnh lý ác tính ngoài hệ tạo máu; tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy sự biến đổi đa dạng về huyết học và đông máu phát sinh trong quá trình tiến triển và điều trị bệnh. Mục tiêu: (1) Mô tả một số chỉ số huyết học, đông máu trên nhóm bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung Ương giai đoạn 2020 – 2022. (2) Nhận xét mối liên quan giữa một số chỉ số huyết học, đông máu và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 34 bệnh nhân điều trị lần đầu tại địa điểm nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu, được chẩn đoán ung thư phổi trước thời điểm nhập viện. Kết quả nghiên cứu: Nhóm tuổi 50-64 chiếm tỉ lệ cao nhất với 76.5%. Tỉ lệ nam:nữ ~ 8:1. Tỉ lệ tăng bạch cầu lên tới hơn 40% với chỉ số trung bình là 16.13 ± 23.29 G/L. Gần 50% đối tượng có tăng số lượng tiểu cầu với trung bình là 511.35 ± 511.67 G/L. 60% bệnh nhân có nguy cơ huyết khối trung bình – cao theo thang điểm Khorana, cần điều trị dự phòng. Chỉ số D-dimer tăng ở 82% bệnh nhân, và 80% có tăng nồng độ fibrinogen với giá trị trung bình lần lượt là 2061.97 ± 2180.45 ng/ml và 5.22 ± 1.33 g/l. Chưa thấy có sự khác biệt về mặt thống kê khi so sánh trung bình và tỉ lệ tăng các chỉ số huyết học, đông máu của hai nhóm đối tượng chưa và đã điều trị ung thư phổi bằng các phương pháp khác nhau. Nồng độ Fibrinogen và số lượng tiểu cầu ở đối tượng nghiên cứu có mối tương quan chặt chẽ với hệ số tương quan r=0,6. Kết luận: Đối tượng nghiên cứu có một số chỉ số huyết học, đông máu xu hướng tăng cao với nguy cơ huyết khối dựa theo thang điểm Khorana. Fibrinogen và tiểu cầu có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Không có sự khác biệt giữa nhóm đã điều trị và chưa điều trị ung thư phổi. Những bệnh nhân có tăng bạch cầu, tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân nên phối hợp kiểm tra xét nghiệm đông máu và tầm soát ung thư phổi.
#Ung thư phổi #ung thư phổi nguyên phát #chỉ số huyết học #đông máu
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH U LYMPHO TẾ BÀO B VÙNG RÌA TẠI VIỆN HUYẾT HỌC–TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 509 Số 2 - 2022
Quang Chiêm Lê , Đức Bình Vũ , Thị Minh Nguyệt Nguyễn
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân u lympho tế bào B vùng rìa (MZL)tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương từ tháng 1/2015 đến tháng 10/2021. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 86 bệnh nhân MZL. Kết quả: Phát hiện cả 3 thể bao gồm MALT 73,3%, NMZL 20,9%, SMZL 5,8%; trong đó vị trí thường gặp là dạ dày (25,6%) và mắt (24,4%). Nam nhiều hơn nữ (58,1% và 41,9%). Tuổi trung bình của MALT, NMZL, SMZL lần lượt là 54,6 tuổi; 52,8 tuổi; 55,8 tuổi. Nhóm MALT có tỉ lệ gặp triệu chứng B (7,9%), thiếu máu (20,6%), hạch to (1,6%), lách to (0%) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm NMZL và nhóm SMZL. Nhóm MALT có tỉ lệ huyết sắc tố thấp (20,6%), số lượng tiểu cầu giảm(4,8%), bạch cầu tăng(9,5%), rối loạn hình thái tế bào tủy (11,1%), mật độ tế bào tủy tăng (7,9%), xâm lấn tủy (11,1%), Ki67 >30% (11,1%) thấp hơn so với nhóm NMZL và SMZL. Không có sự khác biệt về mô bệnh học giữa 3 nhóm MALT, NMZL, SMZL. Kết luận: MALT là nhóm bệnh thường gặp nhất và có sự khác biệt về các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng với NMZL và SMZL.
#MALT #NMZL #SMZL #MZL
ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC Ở BỆNH NHÂN LUPUS MANG THAI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI GIAI ĐOẠN 2020 - 2021
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 506 Số 2 - 2021
Hữu Trường Nguyễn , Thị Kiều My Trần, Thị Hà Hoàng
Mục tiêu: Lupus ban đỏ hệ thống (LBĐHT) là một bệnh lý viêm mạn tính và một số chỉ số huyết học đã được chứng minh có vai trò trong đánh giá đáp ứng viêm hệ thống, mức độ hoạt động bệnh cũng như dự báo một số tổn thương tạng và sự xuất hiện bệnh. Tuy nhiên, thai nghén ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ số này. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm hiểu sự thay đổi của một số chỉ số huyết học và mối liên quan của chúng với hoạt động của bệnh khi mang thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, bao gồm 82 thai phụ lupus với nhóm chứng bao gồm 40 bệnh nhân lupus không mang thai và 30 thai phụ khỏe mạnh. Đánh giá hoạt động bệnh theo thang điểm SLEPDAI. Các chỉ số huyết học được đánh giá gồm nồng độ huyết sắc tố, số lượng tiểu cầu, bạch cầu đoạn trung tính (BCĐTT), lympho, tỷ số giữa số lượng BCĐTT và lympho (NLR), tỷ số  giữa số lượng tiểu cầu và lympho (PLR). Kết quả: Liên quan đến hoạt động bệnh khi mang thai, điểm SLEPDAI có tương quan với nồng độ huyết sắc tố (r = -0,609), số lượng tiểu cầu (r = -0,280), lympho (r = -0,222) và NLR  (r =0,343) nhưng không tương quan với PLR. Hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy nồng độ huyết sắc tố là một yếu tố độc lập ảnh hưởng đến chỉ số SLEPDAI (β = -0,098; p = 0,001). Ở thai phụ lupus NLR (3,96) tăng cao so với nhóm lupus không mang thai (2,91) nhưng không khác biệt so với thai phụ khỏe mạnh (3,51). PLR (159,66) tương đồng với nhóm lupus không mang thai (175,09) nhưng tăng cao đáng kể so với thai phụ khỏe mạnh (106,34). Trong dự báo LBĐHT, NLR và PLR có giá trị AUC lần lượt là 0,627 (95%CI: 0,519 - 0,735; p = 0,040) và 0,729 (95%CI: 0,627 - 0,822; p < 0,001). Kết luận: Nồng độ huyết sắc tố, NLR và PLR có thể là các chỉ số giúp đánh giá viêm hệ thống ở bệnh nhân lupus khi mang thai.
#lupus ban đỏ hệ thống #thai nghén
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẤN CÔNG Ở BỆNH NHÂN TĂNG TIỂU CẦU TIÊN PHÁT TẠI VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 517 Số 1 - 2022
Quốc Chính Dương , Hà Thanh Nguyễn , Vũ Bảo Anh Nguyễn
Mục tiêu: nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và kết quả điều trị tấn công ở bệnh nhân Tăng tiểu cầu tiên phát chẩn đoán lần đầu tại Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: gồm 115 bệnh nhân mới chẩn đoán Tăng tiểu cầu tiên phát theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2008 tại Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương trong thời gian từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2019, chưa được điều trị trước đó. Kết quả và kết luận: trung vị tuổi là 56, nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam, 16,1% bệnh nhân có tiền sử hoặc biểu hiện huyết khối tại thời điểm chẩn đoán, 33,9% bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao theo thang điểm IPSET – thrombosis sửa đổi; trung vị số lượng tiểu cầu là 1264 G/l; tỷ lệ đột biến gen JAK2 V617F, CALR và MPL lần lượt là 55,7%, 19,1% và 2,6%. Sau điều trị tấn công, 100% bệnh nhân có đáp ứng một phần trở lên, trong đó, 10,4% bệnh nhân đạt đáp ứng hoàn toàn.
#Tăng tiểu cầu tiên phát #Tăng sinh tủy mạn ác tính #JAK2 V617F #CALR #MPL
Tổng số: 18   
  • 1
  • 2