Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
Công bố khoa học tiêu biểu
Sắp xếp:
Nguyên nhân và một số yếu tố liên quan vô sinh thứ phát ở nữ giới
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến vô sinh thứ phát ở nữ giới. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh trên 100 phụ nữ vô sinh thứ phát và 100 phụ nữ vô sinh nguyên phát đến khám và điều trị tại Trung tâm Nội tiết – Sinh sản và Vô sinh, bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế từ 03/2019 đến 03/2021. Các thông tin hành chính, khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng được ghi nhận và so sánh giữa hai nhóm.
Kết quả: Phụ nữ vô sinh thứ phát có độ tuổi trung bình 34,7 ± 5,6 tuổi, BMI trung bình 21,5 ± 2,7 kg/m2, số năm vô sinh trung bình là 4,96 ± 3,1 năm. Nguyên nhân rối loạn phóng noãn chiếm tỷ lệ 60%, trong đó hội chứng buồng trứng đa nang chiếm tỷ lệ 44%. Bệnh lý vòi tử cung chiếm tỷ lệ 37%, trong đó 19% trường hợp bất thường cả 2 vòi tử cung. Nguyên nhân tử cung chiếm 19% và lạc nội mạc tử cung chiếm 8%. Nghiên cứu ghi nhận sự khác biệt với nhóm vô sinh nguyên phát về độ tuổi, BMI, đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt, tiền sử phẫu thuật tử cung/phần phụ. Có mối liên quan giữa tiền sử phẫu thuật tử cung/phần phụ và tiền sử nạo hút thai với bệnh lý vòi tử cung trong vô sinh thứ phát. Không tìm thấy mối liên quan giữa nghề nghiệp, viêm nhiễm đường sinh dục và tiền sử phẫu thuật ổ bụng với vô sinh thứ phát.
Kết luận: Rối loạn phóng noãn và bệnh lý vòi tử cung là 2 nguyên nhân phổ biến gây vô sinh thứ phát ở nữ giới. Tuổi, BMI, tính chất chu kỳ kinh nguyệt, tiền sử phẫu thuật tử cung/phần phụ và tiền sử nạo phá thai là các yếu tố liên quan đến vô sinh thứ phát.
#Vô sinh thứ phát #nữ giới #nguyên nhân vô sinh
Tác động và tương tác của việc tham gia vào đáp ứng COVID-19, hành vi liên quan đến sức khỏe, và sức khỏe tâm thần đến lo âu, trầm cảm và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe trong số nhân viên y tế: một nghiên cứu cắt ngang Dịch bởi AI
BMJ Open - Tập 10 Số 12 - Trang e041394 - 2020
Mục tiêu: Chúng tôi đã nghiên cứu tác động và tương tác của việc tham gia vào công tác ứng phó COVID-19, các hành vi liên quan đến sức khỏe và sức khỏe kém (HL) đối với lo âu, trầm cảm và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (HRQoL) ở nhân viên y tế (HCWs).
Thiết kế: Một nghiên cứu cắt ngang đã được tiến hành. Dữ liệu được thu thập từ ngày 6 đến 19 tháng 4 năm 2020 bằng cách sử dụng bảng hỏi tự quản được thực hiện trực tuyến.
Địa điểm: 19 bệnh viện và trung tâm y tế tại Việt Nam.
Người tham gia: 7.124 nhân viên y tế trong độ tuổi từ 21 đến 60.
Kết quả: Nhân viên y tế tham gia vào công tác ứng phó COVID-19 có khả năng lo âu cao hơn (OR (95% CI)=4.41 (3.53 đến 5.51)), khả năng trầm cảm cao hơn (OR(95% CI)=3.31 (2.71 đến 4.05)) và điểm số HRQoL thấp hơn (hệ số, b(95% CI)=−2.14 (−2.89 đến −1.38)) so với nhân viên y tế không tham gia. Tổng thể, nhân viên y tế có hút thuốc hoặc uống rượu với mức độ không thay đổi/tăng có khả năng lo âu, trầm cảm cao hơn và điểm HRQoL thấp hơn; những người có chế độ ăn không thay đổi/khỏe mạnh, hoạt động thể chất không thay đổi/nhiều hơn và điểm HL cao hơn có khả năng lo âu, trầm cảm thấp hơn và điểm HRQoL cao hơn. So với nhân viên y tế không tham gia có hút thuốc hoặc uống rượu ở mức không bao giờ/dừng lại/giảm mức, nhân viên y tế tham gia với mức độ hút thuốc hoặc uống rượu không thay đổi/tăng có khả năng lo âu thấp hơn (OR(95% CI)=0.34 (0.14 đến 0.83)) hoặc (OR(95% CI)=0.26 (0.11 đến 0.60)), và khả năng trầm cảm thấp hơn (OR(95% CI)=0.33 (0.15 đến 0.74)) hoặc (OR(95% CI)=0.24 (0.11 đến 0.53)), tương ứng. So với nhân viên y tế không tham gia có tập thể dục ở mức không bao giờ/dừng lại/giảm mức, hoặc với những người ở tứ phân vị HL thấp nhất, nhân viên y tế tham gia với hoạt động thể chất không thay đổi/tăng hoặc với sự gia tăng một tứ phân vị HL báo cáo khả năng lo âu thấp hơn (OR(95% CI)=0.50 (0.31 đến 0.81)) hoặc (OR(95% CI)=0.57 (0.45 đến 0.71)), khả năng trầm cảm thấp hơn (OR(95% CI)=0.40 (0.27 đến 0.61)) hoặc (OR(95% CI)=0.63 (0.52 đến 0.76)), và điểm HRQoL cao hơn (b(95% CI)=2.08 (0.58 đến 3.58)), hoặc (b(95% CI)=1.10 (0.42 đến 1.78)), tương ứng.
Kết luận: Hoạt động thể chất và HL cao hơn được phát hiện có tác dụng bảo vệ chống lại lo âu và trầm cảm và liên quan đến HRQoL cao hơn. Một cách bất ngờ, hút thuốc và uống rượu cũng được tìm thấy là những hành vi đối phó. Quan trọng là cần có các phương pháp tiếp cận chiến lược nhằm bảo vệ sức khỏe tâm thần và HRQoL của nhân viên y tế.
#COVID-19 #nhân viên y tế #lo âu #trầm cảm #chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe #sức khỏe kém #hoạt động thể chất #sức khỏe tâm thần
Nghiên cứu sự thay đổi nội tiết sinh sản trong các thể bệnh lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ vô sinh
Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi nội tiết sinh sản trong các thể bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ở phụ nữ vô sinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên những bệnh nhân có u LNMTC đến khám tại Trung tâm Nội tiết - Sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ 1/2019 đến 9/2023.
Kết quả: Qua nghiên cứu 94 phụ nữ vô sinh có lạc nội mạc tử cung, ghi nhận 43,6% phụ nữ mắc LNMTC ở buồng trứng, 31,9% mắc lạc tuyến cơ tử cung và còn lại mắc đồng thời có cả hai thể. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ LH và CA-125 giữa các thể LNMTC (p < 0,05) trong đó giá trị nồng độ LH và CA-125 cao hơn ở thể phối hợp cả hai thể LNMTC. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các khoảng giá trị của FSH, LH trong từng thể LNMTC (p < 0,05) trong đó các thể bệnh LNMTC đa số có nồng độ FSH trong khoảng 5 - 12 UI/L (lần lượt là 83.3%, 87.8% và 52.2%), trong thể chỉ có LNMTC tại BT, 73.2% thuộc nhóm nồng độ LH cao (≥ 5 UI/l) trong khi 2 nhóm còn lại tỷ lệ giữa nhóm có nồng độ LH cao và thấp là tương đương.
Kết luận: Giá trị nồng độ LH, FSH, và CA-125 cao hơn ở thể phối hợp cả hai thể LNMTC. Không có sự khác biệt về các chỉ số thể hiện chức năng sinh sản khác như AMH ở các thể lạc nội mạc tử cung.
#lạc nội mạc tử cung #nội tiết sinh sản #vô sinh
Thắt động mạch tử cung trong phẫu thuật nội soi cắt tử cung: nghiên cứu tổng hợp y văn và phân tích gộp
Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi cắt tử cung ngày nay đã được ủng hộ như một biện pháp điều trị tiêu chuẩn. Kỹ thuật phẫu thuật nội soi thắt động mạch tử cung khi cắt tử cung thay thế cho phương pháp truyền thống, đã được đề xuất và có thể mang lại những lợi ích quan trọng cho cả bệnh nhân và bác sĩ phẫu thuật. Tuy nhiên, sự lựa chọn này hoàn toàn dựa trên ý kiến v à sở thích của bác sĩ phẫu thuật. Bằng chứng sẵn có so sánh hai phương pháp này còn hạn chế, và tính ưu việt của phương pháp này so với phương pháp kia là không rõ ràng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành phân tích tổng hợp để so sánh hiệu quả của hai phương pháp này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp tài liệu có hệ thống: Tuân thủ các Mục Báo cáo Ưu tiên cho Đánh giá Hệ thống và Phân tích Tổng hợp (PRISMA) hướng dẫn, ấn bản 2020, tìm kiếm có hệ thống được thực hiện bằng PubMed (sắp xếp theo gần đây nhất), Cochrane, Semantic scholar sử dụng Các thuật ngữ MeSH (nếu có) và các từ khóa cho các khái niệm “Uterine Artery ligation” hoặc “Uterine Artery occlusion” hoặc “Uterine Artery coagulation” và “laparoscopic hysterectomy”. Các tiêu chí chọn bệnh: dựa trên phân tích Patient/Population, Intervention, Comparator, Outcome, Study (PICOS).
Kết quả: Trọng lượng tử cung giữa hai nhóm thắt động mạch tử cung trong phẫu thuật nội soi cắt tử cung và không thắt động mạch tử cung không khác biệt giữa hai nhóm với z = 0,7304, p = 0,4652. So sánh sự khác biệt chỉ định giữa hai nhóm: u xơ tử cung (kết quả trung bình không khác biệt đáng kể so với 0 (z = 0,2412, p = 0,8094, I² = 29,9%)), adenomyosis (kết quả trung bình không khác biệt đáng kể so với 0 (z = -0,4103, p = 0,6816, I² = 0%), chảy máu bất thường buồng tử cung (, kết quả trung bình không khác biệt đáng kể so với 0 (z = -0,6851, p = 0,4933, I² = 0%). Thời gian phẫu thuật giữa hai nhóm: kết quả trung bình không khác biệt đáng kể so với 0 (z = -1,0054, p = 0,3147, I² = 88%). Lượng máu mất trong nhóm thắt động mạch tử cung ít hơn so với nhóm không thắt động mạch tử cung với z = -10,0632, p < 0,0001, I² = 93%. Không có sự thay đổi Hb giữa hai nhóm với (z = 0,7125, p = 0,4761, I² = 0%). Không có sự biệt về biến chứng chung giữa hai nhóm nghiên cứu với (z = -0,9315, p = 0,3516, I² = 0%).
Kết luận: Thắt động mạch tử cung đồng thời trong phẫu thuật nội soi cắt tử cung hoàn toàn giúp giảm lượng máu mất. Ngoài ra, không làm tăng nguy cơ biến chứng và không kéo dài thời gian phẫu thuật.
#thắt động mạch tử cung #phẫu thuật noi soi #cắt tử cung
Vận dụng quy trình mô hình hóa toán học trong dạy học học phần “Xác suất - thống kê Y học” cho sinh viên ngành Kĩ thuật xét nghiệm y học Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
Tạp chí Giáo dục - - 2023
In this day and age, probability has been more and more widely applied in all areas of life, especially in the field of Medicine. Mathematical modeling activities help learners describe real-life situations, solve practical problems; thereby not only mastering knowledge but also forming and developing mathematical modeling competence. The research proposes a mathematical modeling process in teaching Probability - Medical Statistics for majors of Medical Laboratory and illustrates this process in teaching and solving some practical problems related to the content “Probability in Diagnostics and Screening Tests”. The results of the pedagogical experiments initially show that most of the surveyed students have grasped the basics of probability and applied the mathematical modeling process to solve practical professional problems, especially to help them shift from practical problems to math problems.
#Process #mathematical modeling #students #Medical Laboratory
Nhiễm trùng tầng sinh môn trong sinh ngã âm đạo không sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Hùng Vương
Tạp chí Phụ Sản - - 2023
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm trùng, các biến chứng khác của tầng sinh môn và một số yếu tố liên quan.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên 1.051 bà mẹ có tổn thương tầng sinh môn độ 1,2 khi sinh ngả âm đạo tại Bệnh viện Hùng Vương không sử dụng kháng sinh trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2022. Đánh giá các triệu chứng của nhiễm trùng tầng sinh môn theo tiêu chuẩn CDC và các biến chứng khác của tầng sinh môn như hở, tiết dịch, sung đỏ và đau vào ngày 3 và ngày 9 sau sinh.
Kết quả: Nhiễm trùng tầng sinh môn sau sinh 9 ngày là 1,62%. Những biến chứng khác của tầng sinh môn như tiết dịch, hở vết thương, sưng nề chiếm tỉ lệ lần lượt là 1,93%; 2,8%; và 3,29%. Cắt tầng sinh môn và đái đường trong thai kỳ là các yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng tầng sinh môn với aOR = 13,79; 95%CI:1,67-114,04 và aOR = 4,24; 95% CI:1,61-11,74. Cắt tầng sinh môn và sinh forceps là các yếu tố liên quan đến các biến chứng khác của tầng sinh môn với aOR lần lượt là 7,92 và 4,2.
Kết luận: Nhiễm trùng và các biến chứng khác của tầng sinh môn sau sinh ngả âm đạo không sử dụng kháng sinh có tỷ lệ thấp. Cần giảm cắt tầng sinh môn thường quy và tăng cường giữ tầng sinh môn bằng tay. Quan tâm hơn đến các bà mẹ có đái đường trong mang thai và sinh forceps để giảm tỉ lệ nhiễm trùng và các biến chứng khác của tầng sinh môn.
#nhiễm trùng TSM #tổn thương TSM độ 1 #2 #không kháng sinh #biến chứng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị thụ tinh nhân tạo
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát một số yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị thụ tinh nhân tạo ở các trường hợp vô sinh.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập, hồi cứu 121 cặp vợ chồng vô sinh đến khám và được điều trị bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.
Kết quả: Với tổng số 182 chu kỳ thỏa mãn tiêu chuẩn chọn, tỷ lệ thành công về của phương pháp thụ tinh nhân tạo với beta-hCG dương tính là 12,1% và tỷ lệ thai lâm sàng là 11,5%. Những yếu tố như chỉ số thời gian vô sinh của cặp vợ chồng 31,78 ± 26,51 (tháng) chỉ số khối cơ thể người vợ 21,2 ± 2,8 (kg/m2), kết quả tinh dịch đồ của người chồng 44 trường hợp bình thường và 138 trường hợp bất thường liên quan đến sự thành công của kỹ thuật. Các yếu tố như độ dày nội mạc tử cung, tổng số tinh trùng sau lọc rửa không ảnh hướng đến sự thành công của kỹ thuật.
Kết luận: Thụ tinh nhân tạo là phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả. Một số yếu tố ảnh hưởng cơ hội thành công gồm thời gian vô sinh, chỉ số khối cơ thể và tinh dịch đồ của người chồng.
#kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung #vô sinh
Nghiên cứu nhu cầu, thực hành tình dục ở các thai phụ và một số yếu tố liên quan
Đặt vấn đề: Sự thỏa mãn tình dục là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo nên cuộc hôn nhân hạnh phúc và góp phần duy trì mối quan hệ bền vững theo thời gian. Thai kỳ có thể ảnh hưởng đến hoạt động tình dục do có nhiều thay đổi nhiều mặt về giải phẫu, tâm sinh lý của người phụ nữ.
Mục tiêu: Khảo sát nhu cầu, thực hành tình dục và một số yếu tố liên quan đến thực hành tình dục ở thai phụ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang khảo sát 997 thai phụ khỏe mạnh từ 7/2022 đến 4/2023 ghi nhận thông tin nhân khẩu học, mối quan tâm và thực hành về tình dục, chức năng tình dục qua bộ câu hỏi thông tin cá nhân và chỉ số chức năng tình dục nữ FSFI (Female Sexual Function Index).
Kết quả: Tuổi trung bình của các thai phụ là 29,2 ± 5,4 tuổi; 70% thai phụ có quan hệ tình dục trong thai kỳ, trong đó tần suất hoạt động tình dục trong thai kỳ nhiều nhất trong quý 2 (p < 0,05). Điểm số ham muốn tình dục theo FSFI giảm ở quý 1 và quý 2, sụt giảm đáng kể ở quý 3 (3,60 ± 0,72; 3,70 ± 0,67 và 2,30 ± 0,77 tương ứng) (p < 0,05). 81,3% thai phụ có thay đổi chức năng tình dục, điểm FSFI trung bình 3 quý lần lượt là 23,80 ± 3,30; 25,20 ± 3,00 và 17,90 ± 3,40 (p < 0,05). Thay đổi chức năng tình dục ở thai phụ có liên quan với nhóm tuổi, tôn giáo, trình độ học vấn và điều kiện kinh tế gia đình thời gian chung sống, kế hoạch mang thai, tiền sử mang thai và sinh con, người khơi mào tình dục, chỉ số khối cơ thể trong quý 3 thai kỳ (p < 0,05). Mối quan tâm phổ biến nhất về quan hệ tình dục được ghi nhận là sơ tổn thương thai nhi (74,7%) và sinh non (61,8%).
Kết luận: Tỷ lệ thay đổi chức năng tình dục tương đối cao ở thai phụ, cần cung cấp những thông tin đúng đắn về tình dục giúp thai phụ cải thiện chất lượng đời sống tình dục trong thai kỳ.
#chức năng tình dục nữ #FSFI #rối loạn chức năng tình dục #thai phụ #quan hệ tình dục #yếu tố liên quan
Tình hình sinh non tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sinh non, kết cục thai kỳ và các yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 64 sản phụ sinh non tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế trong thời gian từ tháng 04/2024 đến tháng 09/2024.
Kết quả: Tỷ lệ sinh non là 6,1%. Tuổi thai lúc vào viện đa số là 34 tuần - 36 tuần 6 ngày, có chỉ số dọa sinh non phần lớn ≥ 7 và hơn nửa số ca vào viện chỉ theo dõi, không điều trị gì. Phương pháp sinh chủ yếu sinh đường âm đạo, APGAR đa số ≥ 8 điểm ở cả 2 thời điểm 1 phút và 5 phút. Đa số trẻ sơ sinh nhẹ cân (< 2500g). Có sự liên quan giữa tuổi thai với chỉ số APGAR và giữa điều trị trưởng thành phối với biến chứng của trẻ sinh non tháng, với (p < 0,05).
Kết luận: Tỷ lệ sinh non theo kết quả nghiên cứu thấp hơn so với các nghiên cứu khác trong và ngoài nước. Trong các nhóm tuổi thai nghiên cứu (≥ 28 tuần) tuổi thai non muộn (> 34 tuần) chiếm đa số. Kết cục của trẻ sinh non ghi nhận đa số trẻ sơ sinh nhẹ cân và biến chứng suy hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất.
#sinh non #chỉ số dọa sinh non #APGAR
Nghiên cứu kết quả kết thúc thai kỳ đơn thai đủ tháng dựa trên hệ thống phân loại mẫu tim thai 5 nhóm
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm biểu đồ tim thai và đánh giá kết quả kết thúc thai kỳ dựa trên hệ thống phân loại mẫu tim thai 3 nhóm (ACOG 2009) và 5 nhóm (JSOG 2010).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang theo dõi dọc trên 400 sản phụ đơn thai đủ tháng có dấu hiệu chuyển dạ tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Phân loại CTG trước lúc sinh theo hệ thống 3 nhóm và 5 nhóm, tiến hành theo dõi kết quả kết thúc thai kỳ của mẹ và bé, sau đó phân loại kết cục trẻ sơ sinh thành hai nhóm bình thường và bất thường để vẽ đường cong ROC và tính giá trị AUC nhằm đánh giá giá trị hệ thống CTG 3 nhóm và CTG 5 nhóm trong chẩn đoán kết cục thai kỳ.
Kết quả: Trong hệ thống CTG 3 nhóm, nhóm I chiếm 87,7%; nhóm II chiếm 12,3%; nhóm III không có ghi nhận. Trong khi đó ở hệ thống CTG 5 nhóm, tỷ lệ các nhóm từ I tới IV lần lượt là 81,7%; 11,3%; 6,5%; 0.5%; nhóm V không có ghi nhận. Diện tích dưới đường cong ROC và khoảng tin cậy 95% trong chẩn đoán kết cục bất thường ở trẻ của hệ thống CTG 3 nhóm là 0,679 (0,551-0,806) và của hệ thống CTG 5 nhóm là 0,717 (0,596 - 0,838).
Kết luận: Hệ thống phân loại CTG 5 nhóm tỏ ra có vẻ ưu thế hơn CTG 3 nhóm trong chẩn đoán kết cục bất thường ở trẻ sơ sinh
#CTG 3 nhóm #CTG 5 nhóm #Biểu đồ tim thai #Kết cục sơ sinh
Tổng số: 24
- 1
- 2
- 3