Khoa Kỹ thuật hạt nhân, Trường Đại học Đà Lạt

Công bố khoa học tiêu biểu

Sắp xếp:  
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN MỘT SỐ NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG VÀ ĐỘC HẠI TRONG CÁC LOẠI CÁ PHỔ BIẾN THU THẬP TẠI NHA TRANG, PHAN RANG VÀ ĐÀ LẠT
Trần Quang Thiện, Cao Đông Vũ, Hồ Văn Doanh, Nguyễn Thị Sỹ, Nguyễn Thị Dung, Trịnh Thị Tú Anh
Trong các nghiên cứu này, 16 nguyên tố: Mg, Ca, Mn, Cu, Na, K, As, Sc, Fe, Co, Zn, Se, Rb, Cs, Hg trong bảy loại cá biển và bảy loại cá nước ngọt phổ biến thu thập tại Nha Trang, Phan Rang và Đà Lạt đã được xác định bằng phương INAA. Tỷ lệ dinh dưỡng của các nguyên tố dinh dưỡng được tính toán so sánh với chế độ dinh dưỡng tham khảo (RDA), lượng tiêu thụ vừa đủ (AI) của IOM và tỷ lệ độc hại của các nguyên tố As và Hg được tính toán so sánh với tỷ lệ tiêu thụ chấp nhận được của WHO. Kết quả cho thấy tỷ lệ dinh dưỡng và độc hại trong các loại cá là thấp hơn so với các tiêu chuẩn của IOM và WHO ngoại trừ tỉ lệ độc hại của as trong một số loại cá. Tỷ lệ độc hại của Hg trong các loại các ngừ, cá lóc cao hơn các loại cá khác nhưng vẫn thấp hơn giới hạn tiêu thụ của WHO.
#Cá #INAA #Tỷ lệ tiêu thụ chấp nhận được #Chế độ dinh dưỡng tham khảo #Lượng tiêu thụ vừa đủ.
XÂY DỰNG PHẦN MỀM TÁCH CÁC ĐỈNH CHẬP CỦA PHỔ GAMMA VỚI CÁC PHÔNG PHI TUYẾN VÀ TUYẾN TÍNH
Mai Xuân Trung, Võ Thị Ái Quyên
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày chương trình do chúng tôi thiết kế, dùng phân tích tách hai đỉnh năng lượng chồng chập của phổ gamma trên các nền phông phi tuyến và tuyến tính, để xác định các thông số của đỉnh nhằm tăng cường khả năng phân tích của một hệ phổ kế gamma dùng với detector nhấp nháy hay bán dẫn, bằng thuật toán sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu phi tuyến và tuyến tính.
#Hệ phổ kế Gamma #Detector nhấp nháy #Phương pháp bình phương tối thiểu
NGHIÊN CỨU TÁN XẠ CỘNG HƯỞNG PROTON TRÊN HẠT NHÂN 28Si Ở VÙNG NĂNG LƯỢNG Ep=5,3 – 5,7MeV
Nguyễn Đức Hòa
Bài báo hướng đến việc thu nhận những thông tin mới về vai trò các cơ chế phản ứng khác nhau và các đặc trưng lượng tử của các trạng thái cộng hưởng cũng như độ rộng cục bộ và toàn phần trong tán xạ đàn hồi và không đàn hồi của proton trên hạt nhân 28Si trong dải năng lượng Ep= 5,3-5,7MeV. Về thực nghiệm, được tiến hành đo không chỉ đối với sự phụ thuộc góc, mà còn tiến hành đo các xác suất định xứ các trạngthái từ con. Việc phân tích các số liệu thực thực nghiệm theo phương pháp liên kết kênh (MSK) với việc sử dụng chương trình ECIS-88.
#Tán xạ cộng hưởng Proton #Tán xạ đàn hồi #Tán xạ không đàn hồi
DIỄN VĂN KỶ NIỆM 40 NĂM GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC
Nguyễn Đức Hòa
Cách đây 40 năm, vào lúc 11h30’ ngày 30.4.1975, quân đội ta đã cắm cờ chiến thắng trên nóc dinh Độc lập, đánh dấu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc vẻ vang 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Năm tháng trôi đi, nhưng hùng khí của Đại thắng mùa Xuân 1975 và hào quang của bản hùng ca thắng Mỹ mãi mãi rạng ngời trong lịch sử dân tộc ta như một mốc son chói lọi. Đó còn là niềm kiêu hãnh, tự hào của tất cả các dân tộc đã và đang đấu tranh cho độc lập, tự do và cho những giá trị cao đẹp của loài người. Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc là dịp để cùng nhau ôn lại những trang sử hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, suy ngẫm về ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm quý báu của cuộc trường chinh vệ quốc vĩ đại, phát huy những giá trị của nó trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay, từng bước đưa Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.
STUDY ON NEUTRON – GAMMA PULSE SHAPE DISCRIMINATION ALGORITHMS FOR SCINTILLATION DETECTOR
Dalat University Journal of Science - - Trang 281-292 - 2016
Vương Nữ Minh Khuê, Nguyễn Đắc Châu, Nguyễn Đức Hòa, Phan Văn Chuân
Bốn thuật toán phân biệt dạng xung cho mô hình detector nhấp nháy NE213 bằng kỹ thuật xử lý tín hiệu số đã được phát triển. Trong nghiên cứu này bộ phát xung, bộ số hóa và các thuật toán phân biệt dạng xung neutron-gamma được mô phỏng trong phần mềm Simulink-Matlab. Kết quả thu được cho thấy phương thức phân biệt theo thời gian tăng có hệ số phẩm chất (Figure-of-Merits: FOM = 1,09), phương pháp phân tích độ dốc xung (FOM = 0,66), phương thức so sánh diện tích xung (FOM = 2,21) và phương thức tương quan mẫu (FOM = 1,97). Kết quả này là cơ sở để xây dựng hệ thống đo neutron sử dụng detector nhấp nháy.
#Correlation pattern method #FOM #Neutron-gamma pulse shape discrimination #Simulation of neutron and gamma pulse
THE TECHNIQUES SEPARATING THREE OVERLAP PEAKS IN GAMMA SPECTRUM
Dalat University Journal of Science - - Trang 401-412 - 2017
Mai Xuân Trung, Trịnh Ngọc Pháp
Trong quá trình xử lý phổ bức xạ, vấn đề tách hai hay ba đỉnh chập trong phân tích đỉnh phổ năng lượng bức xạ Gamma là thường gặp. Kỹ thuật tách hai đỉnh chập đã được công bố trong các kết quả nghiên cứu của Mai và Võ (2015). Trong bài báo này chúng tôi trình bày kỹ thuật tách ba đỉnh chập bằng thuật toán Levenberg- Marquardt với nền phông tuyến tính hoặc phi tuyến. Thuật toán đã được áp dụng thành công trên các phổ bức xạ đo từ detector nhấp nháy hay bán dẫn.
#Gamma spectrum #Levenberg-Marquardt algorithm #Overlapping peaks separation.
Tổng số: 6   
  • 1