Bệnh viện Quân Y 354

Công bố khoa học tiêu biểu

Sắp xếp:  
NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ TĂNG SẢN LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÚT ĐỘNG MẠCH TIỀN LIỆT TUYẾN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 504 Số 2 - 2021
Tuấn Minh Ngô , Việt Dũng Nguyễn , Thanh Dũng Lê , Xuân Khái Nguyễn , Đăng Dũng Vũ
Mục đích: Đánh giá kết quả sớm điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (TSLTTTL) bằng phương pháp can thiệp nút động mạch tiền liệt tuyến. Đối tượng và phương pháp: 52 bệnh nhân được chẩn đoán TSLTTTL, được nút động mạch tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Quân y 354. Đánh giá kết quả sớm của kỹ thuật thông qua thang điểm IPSS (International Prostate Symptom Score), QoL (Quality of Life), lượng nước tiểu tồn dư và thể tích tuyến tiền liệt trên siêu âm. So sánh trước và sau điều trị bằng kiểm định t-test. Kết quả: Sau can thiệp 03 tháng, điểm IPSS giảm từ 31,58 điểm xuống còn 13,75; điểm QoL giảm từ 5,15 điểm xuống 1,87 điểm; thể tích tuyến tiền liệt trên siêu âm giảm từ 75,87 ± 30,07 cm3 xuống còn 50,46 ± 18,89 cm3, thể tích nước tiểu tổn dư sau can thiệp giảm từ 37,71 ± 20,28mL xuống còn 20,83 ± 8,66 mL. Sau can thiệp có 05 bệnh nhân gặp biến chứng ở mức độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 9,6%. Kết luận: Nút động mạch tuyến tiền liệt là phương pháp hiệu quả trong điều trị TSLTTTL.
#tăng sản lành tính tuyến tiền liệt #nút động mạch tuyến tiền liệt
Kết quả khúc xạ sau phẫu thuật Phaco/IOL áp dụng công thức Barrett Universal II kết hợp mở góc tiền phòng
Vũ Cao Ngọc, Đỗ Tấn, Nguyễn Đình Ngân
Mục tiêu: Đánh giá kết quả khúc xạ sau phẫu thuật Phaco/IOL kết hợp mở góc tiền phòng điều trị những bệnh nhân bị Glôcôm góc đóng nguyên phát kèm theo đục thể thủy tinh, áp dụng công thức Barrett Universal II tính công suất thể thủy tinh nhân tạo. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu đánh giá 45 mắt bị bệnh Glôcôm góc đóng nguyên phát kèm theo đục thể thủy tinh trải qua phẫu thuật Phaco-IOL áp dụng công thức Barrett Universal II vào việc tính công suất thể thủy tinh nhân tạo kết hợp mở góc tiền phòng. Kết quả khúc xạ sau mổ được đánh giá tại thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật thông qua 2 chỉ số: Khúc xạ tương đương cầu và sai số khúc xạ trung bình tuyệt đối (MAE) sau phẫu thuật. Kết quả: Tại thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật, khúc xạ tương đương cầu từ +0,50 → -0,50D đạt được ở 29 mắt (64,4%). Có 40/45 mắt trong nhóm nghiên cứu có khúc xạ trong khoảng ±1D, đạt 89%. Sai số khúc xạ trung bình tuyệt đối (MAE) là: 0,46 ± 0,54D. Kết luận: Kết quả khúc xạ khá tốt đạt được ở hầu hết các mắt bị Glôcôm góc đóng nguyên phát kèm đục thể thủy tinh được phẫu thuật Phaco/IOL kết hợp mở góc tiền phòng áp dụng công thức Barrett Universal II.
#Glôcôm góc đóng nguyên phát #công thức Barrett Universal II #phẫu thuật Phaco kết hợp mở góc
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH NHÓM MACROLIDE LIỀU THẤP KÉO DÀI TRÊN BỆNH VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CÓ POLYP ĐÃ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 517 Số 2 - 2022
Quang Trung Nguyễn , Thị Thanh Hoa Phan, Mạnh Phương Hồ
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị kháng sinh nhóm Macrolide liều thấp kéo dài trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp đã điều trị phẫu thuật nội soi mũi xoang. Phương pháp:  Tổng quan luận điểm, chúng tôi sử dụng dữ liệu trên Pubmed, Cochrane và Embase để đánh giả kết quả điều trị của liệu pháp kháng sinh nhóm Macrolide liều thấp kéo dài có làm giảm tình trạng tái phát polyp trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp đã điều trị phẫu thuật nội soi. Kết quả: có 7 nghiên cứu trong đó 5 nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng và 2 nghiên cứu tiến cứu mô tả từng ca có so sánh trước và sau điều trị gồm 448 bệnh nhân trong tổng quan này, thời gian nghiên cứu 10 năm gần đây, kháng sinh dùng trong nghiên cứu là Clarythromycin và Azithromycin, dùng nửa liều và kéo dài 4 tuần đến 24 tuần; có 6 nghiên cứu có thấy cải thiện thang điểm SNOT 20/22 với p<0.05; 5 nghiên cứu thấy có cải thiện chỉ số nội soi Lund- Kenedy với p< 0.05; chỉ hai nghiên cứu đánh giá qua thang điểm CT Lund – Mackay đều thấy cải thiện với p< 0.05; 4 nghiên cứu đánh giá sự có mặt bạch cầu ái toan trong mô, IgE trong huyết thanh và trong dịch tiết mũi thấy liệu thấy liệu pháp Macrolide hiệu quả ở những bệnh nhân có IgE thấp. Kết luận: Điều trị kháng sinh nhóm Macrolide liều thấp kéo dài trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp sau phẫu thuật nội soi mũi xoang làm cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như giảm tái phát polyp, đặc biệt ở bệnh nhân có IgE thấp.
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM TUỴ CẤP SAU NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG LẤY SỎI ỐNG MẬT CHỦ
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 518 Số 1 - 2022
Bá Danh Phan , Hữu Nhượng Lê , Quang Huy Dương , Hữu Khâm Nguyễn
Đặt vấn đề: Nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP) là một thủ thuật phức tạp, bên cạnh những lợi ích thì thủ thuật này cũng có nhiều biến chứng như chảy máu, thủng tá tràng, viêm tụy cấp (VTC)… Trong đó VTC là một trong những biến chứng sớm hay gặp sau ERCP, mức độ trầm trọng của VTC thể phù nề đến thể hoại tử do liên quan nhiều yếu tố nguy cơ trước, trong can thiệp như: tuổi, giới, giải phẫu cơ Oddi, do can thiệp... Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của VTC và xác định một số yếu tố liên quan đến viêm tụy cấp sau can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi ống mật chủ (OMC). Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu kết hợp hồi cứu trên 61 bệnh nhân (BN) có biến chứng VTC sau can thiệp ERCP lấy sỏi ống mật chủ từ 8/2020 - 7/2022 tại Bệnh viện quân y 354 và Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Tuổi trung bình 63,4 ± 17,8 (từ 18-98 tuổi); Nam giới 54,1%, Nữ giới 45,9%. Lâm sàng: đau bụng vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị (94,6%), sốt (52,2%), vàng da, niêm mạc (32,5%). Trên phim CT hoặc MRI đường mật: 1 viên sỏi (85,4%). Phần lớn sỏi có kích thước dưới 1 cm (74%), đường kính OMC từ 1-2 cm (82,7%). Có 42,1% bị viêm đường mật cấp tính với mức độ viêm nhẹ và vừa (95%), chỉ có 5% nặng. Nồng độ Amylase ở các bệnh nhân viêm tuỵ cấp khá cao, với trung vị là 529,3 U/l, giá trị lớn nhất ghi nhận được lên tới 5514 U/l. VTC trên nhóm viêm đường mật cấp tính (68,9%) cao hơn so với nhóm không có biến chứng này (36,1%) (p<0,05). VTC trên nhóm có nong bóng là 65,6% và nhóm không nong bóng là 31% (p<0,05), tỉ lệ VTC ở nhóm được đặt stent đường dẫn, viêm tuỵ cấp sau ERCP có sỏi ≥ 1 cm (67,2%) cao hơn nhóm có sỏi < 1cm (16,8%) (p<0,05). Kết luận: VTC là biến chứng sớm hay gặp nhất trong các biến chứng sau nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP) lấy sỏi OMC.
#Nội soi mật tuỵ ngược dòng #Viêm tuỵ cấp #Sỏi ống mật chủ
Hemorrhage peptic ulcer patients’ knowledge of recurrence prevention at 354 Military hospital in 2022
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG - Tập 6 Số 01 - Trang 97-105 - 2023
Ba Tam Nguyen, Duc Quan Do, Thi Huyen Ngo, Thi Thu Huong Pham
Objectives: To describe the knowledge of recurrence prevention and to find the factors affecting the knowledge of recurrence prevention among patients with gastrointestinal bleeding due to peptic ulcer. Subjects and methods: a descriptive study was conducted on 128 patients who were diagnosed with gastrointestinal bleeding caused by peptic ulcer and were inpatients at the Department of Gastroenterology - Blood Diseases, 354 Military Hospital 354 from March to August 2021. The questionnaire which was developed by Nguyen Huyen Trang was used to interview patients. Results: The patients’ general knowledge score of recurrence prevention was 23.56 ± 6.40. The total score of knowledge of recurrence prevention was quite good 23.56 ± 6.40. The score of knowledge of the disease was 5.58±2.01; The percentage of patients with correct knowledge about the content of relapse prevention was different such as diet (85.94%), coffee use (59.37%), tobacco use (54.69%) ), ensure food hygiene (84.38%). Patients with intermediate or higher education had good or very good knowledge higher than patients with high school education level 6.0 times (OR= 6.0, p<0.001, CI: 2.3-10, 4). Patients who are civil servants have good or very good knowledge higher than the group of patients who are workers, farmers, and pensioners 2.083 times (OR=2.083, p<0.001; CI: 1.05-4.46). Patients living in the urban had 3.73 times better knowledge than patients in rural areas (OR=3.73; p<0.001; CI: 1.74-6.67). Conclusion: The general knowledge of patients about the recurrence prevention of gastrointestinal bleeding was quite good. However, there was still a certain percentage of patients who did not have the correct knowledge. It is necessary to have health education programs for patients to improve their knowledge of recurrence prevention of hemorrhage peptic ulcers.
#Knowledge #gastrointestinal bleeding/hemorrhage #peptic ulcer #recurrence prevention
Determination of quercetin aglycone in Flos Sophorae Immaturus extract of (Sophora japonica L.) by High Performance Liquid Chromatography
Do Thi Hue, Le Huy Hoang, Do Thi Hai Anh, Tran Thi Kieu Oanh, Nguyen Quang Huy
The research has established a method to directly extract and determine free quercetin (aglycone form) from Flos Sophorae Immaturus methanol extract by using a simple HPLC method. Conducting experiment with system HPLC Agilent 1260 Infinity, reverse column ZORBAX SB-C18 (temperature 25oC), flow rate 0.5 ml/min, average pressure 30 and 35 bar, and diode array detector (DAD), we found that these parameters is suitbale: λmax = 370 nm, injection volume is 20 µl, analysis time 16 minutes, mobile phase (% volume) consists of methanol (15%), acetonitril (20%) and solvent C (65%, contains 1% acetic acid, methanol, acetonitril and H2O, 40%, 15% and 45% respectively. After using a combination of irocratic elution and standard addition, retention time of free quercetin in Flos Sophorae Immaturus methanol extract has found to be 8.84 ± 0,05 (min). Relative standard deviation (RSD) of retetion time, peak area and peak height have been less than 1%, this results have indicated that the proposed method has fullfilled the validation parameters such as selectivity/specitifity, precision/repeatability. This study provided useful information for screening activity of quercetin by using different methods.        
Khảo sát đặc điểm của người bệnh đến Phòng Tư vấn “Ngày đầu tiên” Bệnh viện Quân y 354
Trần Thị Phương Lan
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm và nhu cầu tư vấn của người bệnh đến Phòng Tư vấn “Ngày đầu tiên” Bệnh viện Quân y 354. Đối tượng và phương pháp: 1.300 người bệnh được chẩn đoán mắc các bệnh như: Gan mật, tăng huyết áp, đái tháo đường… Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của người bệnh là 56,31 ± 5,96 tuổi, không có sự khác biệt giữa nam và nữ, với p>0,05. Nhóm bệnh gan mật chiếm 38%; đái tháo đường là 32%; tăng huyết áp chiếm 30%. Tỷ lệ người bệnh có BMI từ 25 trở lên là 74%, tỷ lệ người bệnh có chỉ số nguy cơ eo/hông lớn hơn 1 là 51,69%, số phần trăm mỡ thừa so với trọng lượng cơ thể là 70,46%, tỉ lệ thừa cân so với mốc cân chuẩn là 57%. Người bệnh có chỉ số men gan AST tăng chiếm 34,15%, đường máu > 7mmol/L chiếm 60,69%, chỉ số HbA1c > 6,5 - 7,5% là 33,23%, người bệnh có thói quen luyện tập nhiều nhất là 3 ngày/tuần chiếm 36,92%, tuân thủ sử dụng thuốc hàng ngày là 83%, thói quen sử dụng rượu bia của người bệnh chiếm 39,25%, chưa ăn uống điều độ chiếm 75,31%. Người bệnh có nhu cầu được tư vấn tối đa 100% là chế độ ăn, chế độ luyện tập và chế độ theo dõi các chỉ số men gan, đường máu, huyết áp. Kết luận: Bệnh nhân đến phòng tư vấn đa số là người lớn tuổi, nhiều yếu tố nguy cơ, các chỉ số xét nghiệm cao hơn chuẩn, còn có nhiều thói quen ăn uống luyện tập chưa phù hợp. Có nhu cầu tư vấn chuyên sâu về dinh dưỡng, luyện tập và một số bệnh lý cho người cao tuổi.
#Tư vấn #dinh dưỡng #bệnh mạn tính #Bệnh viện Quân y 354
THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH COVID-19 ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC - CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN NĂM 2022
Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm - Tập 19 Số 1+2 - Trang 66-73 - 2023
Nguyễn Thị Hương Lan, Trần Minh Anh, Nguyễn Đăng Hưng, Nguyễn Thị Bảo Liên, Nguyễn Bá Thắng, Nguyễn Thành Tiến, Nguyễn Thị Hiền, Trần Thị Phương Lan
Mục tiêu: Mô tả thực trạng nuôi dưỡng người bệnh COVID-19 điều trị tại Đơn vị điều trị người bệnh COVID-19 nặng và nguy kịch thuộc khoa Hồi sức tích cực-chống độc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 110 người bệnh COVID-19 từ 18 tuổi trở lên được đo cân nặng và theo dõi khẩu phần ăn trong quá trình điều trị. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh đáp ứng >75% nhu cầu khuyến nghị (NCKN) về năng lượng và protein còn thấp (13,6% và 10,9%). Sau 5 ngày điều trị, mức năng lượng của người bệnh đạt 68 – 86,8%, protein đạt 50 – 66,7% so với NCKN. Số bữa ăn trung bình là 3,7 bữa/ngày. Tỷ lệ người bệnh có giảm cân tại thời điểm ra viện là 57,3%, khối lượng giảm trung bình là 1,9 ± 0,3 kg. Kết luận: Sau 5 ngày điều trị, người bệnh COVID-19 được nuôi dưỡng chưa đủ năng lượng và protein theo nhu cầu khuyến nghị và dẫn tới nguy cơ sụt cân sau một thời gian nằm viện điều trị COVID-19.
#COVID-19 #nuôi dưỡng #khẩu phần #bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LASER DIODE SAU PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI MỌC LỆCH NGẦM TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Tạp chí Y - Dược học quân sự - Tập 48 Số 7 - Trang 74-83 - 2023
Lê Thục Trinh, Nguyễn Khang, Trương Uyên Cường, Nguyễn Danh Long, Nguyễn Phương Liên
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sử dụng laser diode công suất thấp sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới (RKHD) mọc lệch, ngầm tại Bệnh viện Quân y 103. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng có đối chứng trên 90 bệnh nhân (BN) được phân bố ngẫu nhiên thành 2 nhóm có chỉ định được nhổ RKHD mọc lệch, ngầm tại Bộ môn - Khoa Răng - Miệng, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y từ tháng 9/2022 - 6/2023. Nhóm 1 không chiếu Laser diode vào huyệt ổ răng sau nhổ răng; nhóm 2 chiếu Laser diode vào huyệt ổ răng sau nhổ răng. Đánh giá các đặc điểm về mức độ đau sau 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ và đau, sưng, khít hàm sau phẫu thuật sau 1 ngày, 2 ngày và 7 ngày sau phẫu thuật ở 2 nhóm BN. Kết quả: Số viên thuốc giảm đau trung bình phải sử dụng ở nhóm BN không chiếu laser là 2,29 ± 1,85 viên trong khi số viên thuốc giảm đau trung bình phải sử dụng ở nhóm BN chiếu laser là 0,49 ± 0,73. Có sự giảm đáng kể (p < 0,05) về mức độ sưng, đau, khít hàm giữa nhóm được chiếu Laser diode công suất thấp so với nhóm chứng tại thời điểm ngày thứ nhất và ngày thứ hai sau phẫu thuật. Kết luận: Sau phẫu thuật nhổ RKHD mọc lệch, ngầm được sử dụng laser công suất thấp có tác dụng làm giảm mức độ sưng, mức độ đau và khít hàm.
#Laser diode răng khôn hàm dưới #Bệnh viện Quân y 103 #Công suất thấp #Độ rộng phổ
Tổng số: 9   
  • 1