Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy và học môn lịch sử kiến trúc phù hợp với chương trình đào tạo K+ ngành kiến trúc:
Tóm tắt
Những nền văn minh với văn hóa và các công trình vĩ đại còn lưu truyền đến ngày nay đều dựa trên nền tảng các truyền thống kiến trúc bản địa mạnh mẽ, gắn chặt với bối cảnh môi trường của từng địa phương. Chính vì thế, môn học Lịch sử kiến trúc (LSKT) có vai trò và vị trí khá quan trọng trong chương trình đào tạo kiến trúc sư (KTS) tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Hiểu biết và nắm vững về LSKT giúp các KTS tương lai có thể tận dụng được các lợi thế về văn hóa, truyền thống, lịch sử và địa hình đa dạng của Việt Nam cho mục tiêu phát triển kinh tế và du lịch lâu dài. Để đạt được mục tiêu này, dạy và học môn LSKT cần có những thay đổi thích hợp về nội dung và phương pháp. Việc tiến hành đổi mới về nội phương pháp dạy và học môn học LSKT trong chương trình đại trà cần thời gian, kinh phí và rất nhiều cố gắng. Vì thế, việc thí điểm đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy và học tập môn LSKT với chương trình đào tạo K+ ngành kiến trúc là cách tiếp cận khả thi hơn cả. Trước mắt có thể thí điểm áp dụng với chương trình K+ và sau đó mở rộng áp dụng cho chương trình đào tạo đại trà ngành kiến trúc của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Abstract
With the view that architecture is the product of society, culture, religions and political forces, great societies and civilization have created great building and architectural works. They have also strengthened local indigenous architecture traditions, by tying the local context and environment of each locale to the building projects of today. Therefore, architectural history is an important part of the architect education programs. A solid understanding of architecture history will help future architects to better use comparative advantages, history and traditional and diverse topography of Vietnam for their design for development, especially tourism development of the country. To achieve this objective, the teaching methodologies of architectural history must be reformed. The reform will take time, money and a lot of efforts. Therefore, updating the content and changing teaching methodologies of the architecture history in the high quality specialized in architecture is necessary. Initially, it can be introduced and tested from the first year and then can be expanded to the general architecture education programs.